“Bóng ma” phía sau những bản hợp đồng khống trong vụ Vạn Thịnh Phát
Chiều 5/3, Đại diện VKS nhân dân TP Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại phiên tòa đã công bố cáo trạng trong vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát.
Bản luận tội dài 160 trang của VKS đã chỉ rõ những thủ đoạn mà bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn từ ngân hàng SCB.
Trong số các thủ đoạn mà Trương Mỹ Lan thực hiện, đáng chú ý nhất là việc “phù phép” hàng ngàn “công ty ma”, sau đó thuê hoặc nhờ các cá nhân đứng tên hồ sơ vay, cổ phần, tài sản đảm bảo, ký hợp thức chứng từ rút, nộp tiền để tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB
Việc thành lập các “công ty ma” được Trương Mỹ Lan giao cho Hà Thục Kim, Đặng Phương Hoài Tâm, Trưởng Văn phòng HĐQT của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phụ trách và phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương và Nguyễn Phương Anh (là Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Peninsula). Các bị cáo này có nhiệm vụ: Đặt tên, tìm địa chỉ trụ sở công ty, tìm thuê người đứng tên người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên công ty, chọn ngành nghề kinh doanh…
Các “công ty ma” và cá nhân được thuê, nhờ đứng tên ngày càng nhiều thêm để phục vụ cho mục đích rút tiền từ Ngân hàng SCB của Trương Mỹ Lan. Kết quả điều tra xác định, có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.
Đại diện VKS công bố cáo trạng
Mỗi khi cần rút tiền của Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung (Ngân hàng SCB) phối hợp, câu kết với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê, nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện “công ty ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký. Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn; những người đứng tên tài sản đều xác nhận không phải tài sản của họ.
Toàn cảnh bên trong phòng xét xử
Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan – Tập đoàn VTP được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Video đang HOT
Bị cáo Trương Huệ Vân là một trong nhiều “mắt xích” trong các công ty “ma”, làm hợp đồng khống do Trương Mỹ Lan đạo diễn
Viện KSND tối cao cáo buộc, từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, giải ngân 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức), với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng
Người lái xe vận chuyển 108.000 tỉ trong chiêu 'cắt đứt dòng tiền' của bà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn 108.000 tỉ đồng tiền mặt từ Ngân hàng SCB để tránh bị truy vết dòng tiền và người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt.
Theo Kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thâu tóm, nắm quyền chi phối Ngân hàng SCB.
Người lái xe của bà Trương Mỹ Lan vận chuyển tiền từ ngân hàng về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Cắt đứt dòng tiền chống truy vết
Sau đó, bà Trương Mỹ Lan trả lương cao từ 200-500 triệu đồng cho những người thân tín, đưa họ vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng, chỉ đạo những người này cùng với các nhân sự thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ vay vốn khống, rút ruột Ngân hàng SCB.
CQĐT đã chỉ ra loạt thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan như thành lập hàng nghìn pháp nhân "ma", nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân đứng tên khách hàng vay vốn.
Sử dụng các pháp nhân này lập các phương án vay vốn khống và đưa các tài sản không đủ pháp lý, không đủ điều kiện để thế chấp hoặc được nâng khống giá trị, không đăng ký giao dịch đảm bảo để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngoài ra, các đối tượng còn thông đồng với các đơn vị định giá để hợp thức giá trị tài sản. Tiếp đó, lập ra các thủ tục thẩm định, phê duyệt các khoản vay như một hồ sơ vay vốn thông thường để hợp thức
Đáng chú ý là chiêu cắt đứt dòng tiền của bà Trương Mỹ Lan nhằm hợp thức việc sử dụng tiền cho các mục đích riêng và tránh việc bị các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền để phát hiện sai phạm.
Bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm lãnh đạo Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạo lập rồi giải ngân vào các tài khoản chỉ định, sử dụng pháp nhân "ma", nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân mở tài khoản để chuyển tiền lòng vòng, rồi rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
Lời khai của cựu Phó tổng SCB Trần Thị Mỹ Dung cho thấy khi cần sử dụng tiền, bà Lan sẽ thông báo cho Trương Huệ Vân, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung họp tại tầng 39 Tòa nhà Times Square.
Tại các cuộc họp này, bà Lan sẽ thông báo cần bao nhiêu tiền, sử dụng tài sản gì để thế chấp, thời gian giải ngân để họ cùng thực hiện.
Tài sản đảm bảo luôn không đủ cho số tiền vay nên bà Lan chỉ đạo nâng giá lên để rút tiền tại ngân hàng.
Người lái xe vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng
Khi rút tiền mặt, bà Trương Mỹ Lan báo trước với lãnh đạo ngân hàng rồi chỉ đạo lái xe là ông Bùi Văn Dũng đến chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung cùng là cựu Phó tổng Ngân hàng SCB liên hệ với Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula để yêu cầu cung cấp pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền. Đồng thời chỉ đạo chi nhánh phối hợp với Nguyễn Phương Anh để rút tiền.
Trong khi phía Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phối hợp hoàn thiện các hồ sơ khống thì Bùi Văn Dũng chỉ việc đến nhận tiền và vận chuyển tiền về nhà cho bà Trương Mỹ Lan tại Tòa nhà Sherwood (TP Hồ Chí Minh) hoặc về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, người lái xe này sẽ bàn giao tiền cho các cá nhân đến nhận.
Một số lần, ông Dũng giao tiền cho Trần Thị Hoàng Uyên là trợ lý của bà Lan. Bà Uyên sau đó giao tiền cho những đến nhận song không lưu giữ ghi chép về những người nhận tiền.
CQĐT thu giữ sổ tay ghi chép của ông Dũng. Qua quyển sổ tay này và lời khai của ông Dũng và bà Uyên, trong thời gian từ tháng 2-2019 đến tháng 9-2022, ông Dũng đã vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD cho bà Lan.
Đáng chú ý số tiền rút ra này không chỉ có nguồn vay tín dụng của Ngân hàng SCB mà còn từ nguồn phát hành trái phiếu của nhóm Vạn Thịnh Phát.
Tuy nhiên, kết quả điều tra đến nay chỉ ghi nhận có việc giải ngân, chuyển tiền từ Ngân hàng SCB đến các cá nhân, pháp nhân vay vốn. Từ các cá nhân, pháp nhân vay vốn này, tiền đã được chuyển đến tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân (F1 nhận tiền) khác.
Một số cá nhân liên quan đến hành vi này như ông Dũng, bà Uyên đều đã bị khởi tố bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
CQĐT đã tách vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và rửa tiền để tiếp tục điều tra, xử lý và thu hồi triệt để tài sản để khắc phục hậu quả cho vụ án.
Những khoản tiền "khủng" trong vụ án Vạn Thịnh Phát Đa số các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đều có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học. Họ từng giữ những chức vụ quan trọng trong các tập đoàn, công ty và ngân hàng. Nhiều người có thành tích xuất sắc trong công tác, được nhận huân chương, bằng khen các loại... Trong phiên tòa hôm nay,...