Bóng ma hậu Covid-19
Một tối, Kim Victory thấy mình như bị thiêu sống trên giường. Phút sau, cô được một ai đó cứu mạng, rồi biến thành một bức tượng điêu khắc trên du thuyền.
Tiếp theo, cô lại trở thành vật thí nghiệm ở Nhật Bản. Cuối cùng, cô bị mèo tấn công.
Tất cả hình ảnh này đều là ảo giác lúc mê sảng của người phụ nữ 31 tuổi trong suốt thời gian nằm viện điều trị Covid-19. Đã có đêm, Victory kích động đến mức tự rút ống thở. Lần khác, cô ngã xuống sàn phòng hồi sức tích cực.
“Mọi thứ đều rất thật, và tôi vô cùng hoảng sợ”, cô kể lại.
Kim Victory, một bệnh nhân Covid-19, trải qua hiện tượng mê sảng trong quá trình điều trị. Ảnh: NY Times
Nhiều người mắc Covid-19 báo cáo các trải nghiệm tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn. Tại Trung tâm Y tế UCSF, từ giường bệnh, Ron Temko run rẩy viết tay dòng chữ “AK-47″ lên mảnh giấy được nhân viên y tế đưa cho. Sau đó, ông chỉ vào cổ mình, ý nói nơi đặt súng.
“Ông ấy muốn được chết”, con trai Temko kể lại.
Sau khi khỏi bệnh, người đàn ông 60 tuổi cho biết ông đã hoang tưởng rằng mình bị bắt cóc.
“Tôi gặp ảo giác, nghĩ rằng mọi người có âm mưu đối với mình”, ông nói.
Video đang HOT
Trước đó, khi đặt máy thở lần đầu, bác sĩ cho Temko sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần liều thấp, cố gắng giúp ông tránh khỏi trạng thái mê sảng. Nhưng sau đó, triệu chứng suy hô hấp trở nên nghiêm trọng, huyết áp ông giảm mạnh, bệnh viện phải tăng lượng an thần, chuyển sang dùng một loại thuốc opioid.
“Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu một người bị bệnh nặng, cơ thể không ổn định, cần phải tập trung vào vấn đề lớn nhất, cứu sống người đó trước đã”, bác sĩ gây mê Daniel Burkhardt, người điều trị chính cho ông Temko giải thích.
Sau hai tuần, bệnh viện chỉ định giảm liều an thần, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau đớn, âu lo. Các loại thuốc dùng để chữa Covid-19 cũng khiến tình trạng mê sảng trở nên trầm trọng hơn.
Những buổi thăm khám bắt buộc làm gián đoạn giấc ngủ của Temko. Ông nghỉ ngắn vào ban ngày và thức hoàn toàn buổi đêm, theo Jason Bloomer, y tá tại ICU.
Bệnh nhân thường nhìn thấy các ảo giác đáng sợ như đầu người lộn ngược, cơ thể bị đóng đinh, hoang tưởng có ai đó lấy cắp đồng hồ của mình.
Khi y tá Bloomer hỏi ông có cảm thấy an toàn hay không, ông tuyệt vọng thì thầm qua ống thở: “Giúp tôi với. Tôi không biết mình muốn sống hay chết nữa”.
Temko được chỉ định gặp bác sĩ Lawrence Kaplan, giám đốc tư vấn liên lạc tâm thần học tại Đại học California để phục hồi chức năng. Bà cho biết hội chứng nguy hiểm hơn nhiều người nhầm tưởng, có thể gây suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ron Temko, bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Trung tâm Y tế UCSF. Ảnh: NY Times
Trong khi đó, một số bệnh nhân Covid-19 phát triển ảo giác ngay sau khi vào ICU một thời gian ngắn. Anatolio José Rios, 57 tuổi, được đặt nội khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts khoảng 4 ngày, không dùng loại thuốc an thần liều cao gây mê sảng. Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc, ông thường xuyên tưởng tượng ra những tiếng nổ lớn, vầng sáng xung quanh và thấy mọi người cầu nguyện cho mình.
Nhập viện chỉ 10 ngày, nhưng ông phải dành hai tháng để phục hồi chức năng.
Tình trạng của tất cả những bệnh nhân này được gọi là mê sảng bệnh viện, trước đây chủ yếu xảy ra ở nhóm người già, một số có dấu hiệu đãng trí từ trước. Thông thường, họ được chỉ định phục hồi chức năng sau điều trị.
Tuy nhiên, triệu chứng hoang tưởng và mê sảng biểu hiện ở người mắc Covid-19 mọi lứa tuổi. Báo cáo từ các cơ sở y tế và chuyên gia cho thấy khoảng 65-75% bệnh nhân ICU gặp vấn đề này. Nhiều người bị “mê sảng hiếu động”, tức là gặp ảo giác và kích động, số khác biểu hiện “mê sảng kích thích”, gây ra nhầm lẫn và rối loạn tầm nhìn.
Hiện tượng không chỉ tạo cảm giác sợ hãi và mất phương hướng đơn thuần. Mê sảng có thể để lại hậu quả rất lâu, kéo dài thời gian nằm viện, làm chậm quá trình phục hồi chức năng và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, sang chấn tâm lý.
Các yếu tố gây mê sảng khi điều trị Covid-19 bao gồm thở máy, sử dụng thuốc an thần liều cao và giấc ngủ kém chất lượng. Bên cạnh đó, bệnh nhân chủ yếu nằm bất động, đôi khi được buộc lỏng vào thành giường bệnh để không tự rút ống thở trong giấc ngủ, ít tương tác xã hội bởi gia đình không thể đến thăm.
Bác sĩ Sajan Patel, giáo sư trợ lý, Đại học California, cho biết bản thân virus hoặc phản ứng của cơ thể người với nó cũng có thể dẫn đến triệu chứng về thần kinh, đưa người bệnh vào trạng thái ảo giác và hoang tưởng.
Thuốc ợ nóng được thử nghiệm trị Covid-19
Thuốc giảm chứng trào ngược dạ dày hay ợ nóng famotidine đang được thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện ở New York.
Ảnh minh họa
Thông tin được các quan chức tại New York xác nhận ngày 27/4. Thử nghiệm được thực hiện bởi Viện nghiên cứu y học Feinstein thuộc Northwell Health, nơi điều hành hệ thống 23 bệnh viện ở thành phố New York.
Ít nhất 187 bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Kết quả dự kiến sẽ có trong vài tuần tới. Bác sĩ Kevin Tracey, chủ tịch Viện nghiên cứu y học Feinstein, cho biết ông hy vọng sẽ tuyển được thêm 1.200 người tham gia nghiên cứu.
"Mọi người đang hy vọng vào mọi thứ có thể để chống lại nCoV. Do đó thử nghiệm lâm sàng này là cần thiết. Có nhiều ví dụ trong lịch sử y học, cho thấy một loại thuốc được sản xuất ra cho mục đích này lại có tác dụng với một căn bệnh khác", ông Tracey nói.
Bác sĩ Kevin cũng nhấn mạnh rằng ông không biết famotidine có phát huy tác dụng với bệnh nhân Covid-19 không, nhưng một khi có tiến triển thì việc áp dụng rộng rãi sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên, ông cảnh báo các bệnh nhân không nên đến nhà thuốc và tự ý mua thuốc ợ nóng để uống.
"Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm được tiêm thuốc trị ợ nóng qua tĩnh mạch. Liều lượng cho các bệnh nhân này cao gấp chín lần so với những người bình thường bị ợ nóng", bác sĩ Tracey cho biết.
Một nửa số bệnh nhân tham gia thử nghiệm sẽ được dùng thuốc famotidine, một nửa còn lại sẽ được truyền giả dược. Ngoài ra, các bệnh nhân cũng đang được dùng thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine.
Tuy nhiên, hydroxychloroquine có thể không được khuyến khích sử dụng trong thời gian tới. Tuần trước, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã đưa ra cảnh báo loại thuốc này có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng về tim mạch khi thử nghiệm cho bệnh nhân Covid-19.
Bác sĩ Tracey chia sẻ ông có ý tưởng nghiên cứu famotidine sau khi nói chuyện với một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Người đồng nghiệp này từng làm việc với các bệnh nhân nhiễm nCoV ở Trung Quốc. Ông quan sát thấy rằng những người nghèo bị ợ nóng sống sót lâu hơn những người giàu ợ nóng. Ông phát hiện những người nghèo hơn đang dùng famotidine trong khi những bệnh nhân giàu có có xu hướng dùng một loại thuốc đắt tiền hơn.
Ngoài ra, phòng thí nghiệm Alool có trụ sở tại Florida đã sử dụng một mô hình máy tính để lập danh sách các loại thuốc hiện tại có thể chống lại nCoV và famotidine xuất hiện hàng đầu trong danh sách.
Tracey nói rằng vì về mặt lý thuyết, cấu trúc của famotidine giúp nó có thể ngăn chặn virus nhân lên, giống như cách các chất ức chế protease được sử dụng để điều trị HIV, chống lại virus. Ông cho biết sẽ lập hội đồng độc lập giám sát thử nghiệm và ra quyết định về việc có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc này không.
Tính đến 28/4, thế giới ghi nhận hơn ba triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 210.000 người đã chết, một số nước nới hạn chế khi tình hình đã ổn định hơn. Vùng dịch lớn nhất thế giới Mỹ ghi nhận gần 1 triệu ca nhiễm, trong đó gần 56.000 người tử vong. Cho đến nay, Mỹ đã thực hiện gần 5,6 triệu xét nghiệm, cao nhất thế giới, song giới chuyên gia cho rằng con số này vẫn chưa đủ.
Đông Nam Á ghi nhận 40.766 ca nhiễm nCoV, trong đó 1.445 người chết. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận ca tử vong.
Lê Cầm
Người Kurd ở Syria lập bệnh viện "chuyên" điều trị Covid-19 Với 120 giường của bệnh viện "chuyên" điều trị Covid-19 sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân trong bán kính 10km xung quanh thành phố Hasakeh. Tổ chức Lưỡi liềm Đỏ của người Kurd hôm nay (20/4) cho biết, lực lượng người Kurd ở Syria đã thiết lập một bệnh viện đầu tiên "chuyên" điều trị các trường hợp nhiễm virus SARS CoV-2. Sau...