Bốn thảo dược giúp tăng đề kháng khi thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu…
Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi cảm mạo thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể, bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất độc môi trường. Để sở hữu sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể cần được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đặc biệt, thảo dược và gia vị là những nguyên liệu giúp tăng sức đề kháng mà dân gian ta đã sử dụng và lưu truyền hàng chục thế kỷ qua. Dưới đây là các loại thảo dược và gia vị tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên lưu trữ trong căn bếp của gia đình.
Gừng (Zingiber officinale) là gia vị quen thuộc, cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần chính của gừng là gingerol và shogaol, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Suốt nhiều thế kỷ qua, gừng là liệu pháp làm ấm cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, đau đầu, buồn nôn và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Tiêu thụ gừng mỗi ngày với liều lượng phù hợp có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mạn tính, đồng thời hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các cơn cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên tận dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày như: thêm vài lát gừng vào các món luộc hoặc ướp thịt, cá với gừng. Ngoài ra, một tách trà gừng tươi, hãm trong 10 phút, có hiệu quả giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.
Nghệ
Video đang HOT
Nghệ (Curcuma longa) có màu sắc vàng tươi và đã được sử dụng lâu đời để chữa trị tình trạng viêm nhiễm, vấn đề về da, xương khớp và hô hấp… Thành phần chủ yếu của nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, curcumin được sử dụng để giảm đau, viêm xương khớp với hiệu quả tương đương thuốc kháng viêm không steroid – NSAID (như ibuprofen, diclofenac, celecoxib…) mà không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng curcumin từ nghệ có khả năng kích hoạt các tế bào T và tế bào B, tăng cường đáp ứng kháng thể của cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung curcumin từ nghệ giúp tạo bức tường thành vững chắc ngăn các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.
Cơ thể hấp thụ tốt các dược chất từ nghệ khi kết hợp cùng chất béo. Vì thế, bạn có thể kết hợp nghệ với cá, trứng, bơ, dầu thực vật (dầu olive, dầu dừa) để chế biến các món ăn hàng ngày như cà ri, súp, cá, thịt nướng. Đặc biệt, nghệ kết hợp cùng sữa và tiêu đen giúp tăng cường khả dụng của curcumin, tạo ra một thức uống vừa thơm ngon vừa tăng khả năng hấp thụ hết các dược chất từ nghệ.
Bạc hà
Bạc hà (Mentha arvensis) là thảo dược có mùi thơm đặc trưng, nổi tiếng với khả năng làm mát, được sử dụng phổ biến ở cả dạng tươi và khô với nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hô hấp, tiêu hóa và tinh thần. Bạc hà chứa thành phần chính là flavonoids với các đặc tính chống viêm, chống virus, chống oxy hóa. Ngoài ra, bạc hà giàu các thành phần như phốt pho, canxi, vitamin A, D, E và C, giúp bảo vệ các tế bào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Nghiên cứu đã chứng minh thành phần menthol trong bạc hà là liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, giúp thông thoáng đường hô hấp trên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạc hà là thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả, giúp phòng ngừa và làm nhanh lành bệnh. Trong một tách trà bạc hà mạnh (3 – 5g bạc hà khô) có thể khiến bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng. Xông tinh dầu bạc hà cũng giúp thông thoáng đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạc hà còn là gia vị, rau nêm có thể kết hợp đa dạng với nhiều món ăn, thức uống khác nhau.
Quế
Quế (Cinnamomum) là gia vị làm ấm nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị nổi bật. Thành phần chính của quế gồm cinnamaldehyde, các chất chống oxy hóa polyphenol mạnh với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Suốt nhiều thế kỷ qua, quế là nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn, món tráng miệng với hiệu quả bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp. Đặc biệt, quế chứa dược tính chống oxy hóa cao hơn cả bạc hà và gừng. Vì thế, quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh cảm mạo.
Bột quế có thể kết hợp hài hòa với các món ăn đa dạng, lẫn thức uống như món nướng, salad, súp, cà phê hoặc sữa. Thanh quế hầm với táo hoặc lê sẽ tạo ra món súp làm ấm cơ thể thơm ngon hoặc bạn có thể pha một tách trà hoa cùng thanh quế để hỗ trợ hệ tiêu hóa sau bữa ăn.
Bên cạnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm và sử dụng thảo dược, gia vị hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bạn cần có chế độ vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý. Rửa sạch tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng… đồng thời, thường xuyên rèn luyện thể thao và đảm bảo ngủ đủ. Giấc ngủ chất lượng sẽ hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả và nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể./.
Cẩn trọng bệnh lý viêm phổi thuỳ ở trẻ em
Thời tiết thay đổi, chuyển lạnh khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi thùy. Bệnh này, nếu không điều trị đúng cách, có thể có những biến chứng nặng...
Ngày 15/12, BS.CKI. Lê Kim Uyên, Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, viêm phổi thùy là tình trạng tổn thương viêm một hay nhiều thùy phổi. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng...
Ảnh chụo X-Quang của một bệnh nhi viêm phổi thùy biến chứng suy hô hấp.
Ban đầu trẻ có thể sốt, lạnh run, đau tức ngực, ho khan, có thể khó thở. Vài ngày sau đó, các triệu chứng bệnh rầm rộ hơn như sốt cao liên tục 39 - 40 độ C, mệt mỏi, quấy khóc, cảm giác chán ăn, đau ngực và khó thở nặng hơn, ho nhiều, đờm đặc nước tiểu ít và sẫm màu.
Trong giai đoạn này, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể có những biến chứng nặng như suy hô hấp, áp xe phổi, viêm phổi hoại tử, xẹp phổi, tràn mủ màng phổi và có thể gây nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm màng não, nhiễm trùng huyết...
Trẻ bị viêm phổi thùy cần được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Ở những trẻ khỏe mạnh, không có bệnh nền kèm theo thì điều trị sớm và đúng phương pháp bệnh có thể giảm và khỏi sau 7 đến 10 ngày.
Đơn cử như bệnh nhi N. N. D (7tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) sốt liên tục 7 ngày kèm ho. Bệnh nhi được người nhà đưa đến phòng khám tư nhưng không giảm, sau đó được chuyển vào bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng sốt 38,5 độ C (đã uống thuốc hạ sốt trước đó 2 giờ), ho đàm, ho nhiều từng cơn, đau ngực, thở mệt.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhi N. N. D
Sau khi thăm khám và làm các cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phổi thùy biến chứng suy hô hấp. Bệnh nhi được ra viện sau hơn 1 tuần điều trị với thở oxy, kháng sinh, điều trị triệu chứng và dinh dưỡng.
Để phòng ngừa bệnh, BS.CKI. Lê Kim Uyên khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên giữ ấm cơ thể trẻ trong mùa lạnh, thời điểm giao mùa, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, vệ sinh tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, trẻ cần được tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccine phòng viêm phổi như cúm, phế cầu,..Đồng thời, phải điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng để ngăn bệnh tiến triển đến vùng hô hấp dưới.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do thay đổi thời tiết Thời tiết chuyển lạnh gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Vì vậy, nếu không biết cách điều trị và dự phòng bệnh thì nguy cơ nhập viện là rất lớn. Tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn Hà Nội, số lượng người cao tuổi, có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp nhập viện...