Bón phân NPK Lâm Thao, na ngọt ngon và tăng sản lượng
Cây na còn có tên khác là mãng cầu, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc á nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi… Ở nước ta, na là cây ăn quả được trồng phổ biến khắp cả nước với 2 dòng chính là na dai và na bở. Mỗi loại có mùi vị, màu vỏ riêng và đều thơm ngon.
Đặc tính và yêu cầu ngoại cảnh
Cành quả của na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước). Trên tán cây phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt nhất. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì đậu quả không tốt. Từ khi hoa nở đến khi quả chín trong khoảng 90-100 ngày.
Na ưa khí hậu ấm áp, kém chịu rét song không kén đất. Na có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng mức nước ngầm sâu dưới 1m, tầng đất dày trên 1m. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến đều trồng được na. Nói chung các loại na chịu khô hạn tốt, nhưng kém chịu úng, trừ cây bình bát nổi tiếng chịu ngập nước. Na rất thích hợp các loại đất phát triển trên đá vôi. Na không chịu chua, độ pH thích hợp là 6-7. Nếu trồng trên đất vùng đồi nên chọn loại có độ dốc dưới 150. Bà con nông dân có kinh nghiệm chọn đất sỏi cơm là tốt nhất.
Kỹ thuật trồng na
Thu hoạch na (mãng cầu) tại vựa mãng cầu Ba Nhân – ấp Tân Trung, xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: I.T
Nhân giống:
Gieo hạt: Chọn những quả phẩm chất tốt ở những cây có nhiều quả. Chọn quả ở ngoài tán, quả chính vụ. Trước khi gieo có thể đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào túi chà xát cho thủng vỏ để hạt nhanh nảy mầm. Nhân giống bằng hạt sẽ có nhiều biến dị về các chỉ tiêu kinh tế như: Tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ hạt vỏ và phần ăn được, phẩm chất quả… nên người ta thay thế bằng các phương pháp nhân giống vô tính như: Chiết cành, giâm cành, ghép.
Phương pháp ghép: Ghép mắt và ghép cành đều được. Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó, hay dùng cây bình bát, cây nê… Khi đường kính cây đạt 8-10mm là có thể ghép được. Mắt ghép nên lấy trên các cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, khoảng 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt để ghép.
Thời vụ trồng: Hàng năm trồng 2 vụ: Vụ xuân tháng 2-3, vụ thu tháng 8-9. Ở miền Nam vào đầu mùa mưa (tháng 4-5).
Hố trồng được đào rộng khoảng 0,15m, sâu 0,5m với khoảng cách 2 x 3m, mật độ tương ứng 1.400 – 1.600 cây/ha, trung bình là 1.500 cây/ha. Có thể trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có cây ăn quả lâu năm.
Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây na
Bón phân cho cây na chia ra 3 giai đoạn:
Video đang HOT
Bón lót:
Hố được đào trước khi trồng 2-3 tháng. Phân hữu cơ hoai mục: thường bón 20-30kg/hố, tương ứng 30-45 tấn/ha. Bón 0,3-0,4kg NPK-S*M1 5.10.3-8/hố, tương ứng 500-600kg/ha. Nếu đất chua bón mỗi hố 0,5kg vôi bột, tương ứng 750kg/ha. Tất cả trộn với đất mặt, bỏ vào hố ủ 2-3 tháng mới đặt bầu.
Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (1-3 năm tuổi):
- Trong 1-3 năm đầu, hàng năm bón 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng, thường bón vào tháng 2-3, 5-6, 8-9, 10-11. Nếu trời không mưa cần tưới đủ ẩm. Bón cách gốc 40-50cm theo 4 hốc đối xứng (đông-tây-nam-bắc) hoặc theo hình chiếu tán nếu cây đã lớn.
Sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt đều bằng nhau như sau:
Đối với cây na 1 tuổi bón 0,3kg/cây/đợt hay 1,2kg/cây/năm (tương đương 450kg/ha/đợt và 1.800kg/ha/năm).
Đối với cây na 2-3 tuổi bón 0,6kg/cây/đợt hay 2,4kg/cây/năm (tương đương 900kg/ha/đợt và 3.600kg/ha/năm).
Năm thứ 2 có thể kết hợp bón phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S*M1 12.5.10-14 cuối năm, liều lượng khoảng 20kg phân chuồng/cây tương đương 30 tấn/ha.
Bón phân thời kỳ kinh doanh:
Trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm thường bón 3 đợt:
Trước ra hoa, vào tháng 2-3.
Khi đã có quả non để nuôi cành, nuôi quả vào tháng 6-7.
Sau khi thu quả kết hợp với vun gốc vào tháng 9-10.
Sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt bằng nhau như sau:
Đối với cây na 4-5 tuổi bón 1,5kg/cây/đợt hay 4,5kg/cây/năm (tương đương 2.250kg/ha/đợt và 6.750kg/ha/năm).
Đối với cây na 6-7 tuổi bón 2,0kg/cây/đợt hay 6,0kg/cây/năm (tương đương 3.000kg/ha/đợt và 9.000kg/ha/năm).
Đối với cây na trên 8 tuổi bón 2,5kg/cây/đợt hay 7,5kg/cây/năm (tương đương 3.750kg/ha/đợt và 11.250kg/ha/năm).
Cứ cách 2 năm bón 1 lần phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S*M1 12.5.10-14 sau khi thu quả, liều lượng 20-30kg/cây (tương đương 30-45 tấn/ha). Phân bón được bón theo hình chiếu tán, đào 4 hốc đối xứng nam-bắc, đông-tây hay cuốc rãnh hình vành khăn, bỏ phân vào hố hoặc rãnh, lấp kín, tủ gốc bằng cỏ khô, lá khô để tạo ẩm.
Thu hoạch
Thu làm nhiều đợt khi quả đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh, hái quả kèm theo 1 đoạn cuống đem về dấm trong vài ba ngày quả mềm là ăn được. Mùa na chín từ tháng 6 – 9, ở miền Nam thu hoạch sớm hơn miền Bắc.
Chúc bà con nông dân trồng na thu được năng suất và chất lượng quả cao.
Theo Danviet
Hướng dẫn bón phân NPK Văn Điển cho cây đậu tương đông
Với điều kiện của vụ đông năm nay, có thể kết thúc gieo hạt tới 10.10 dương lịch (DL) với các giống ngắn ngày như DT99, DDT12, DT2010, đậu tương rau... (70-80 ngày).
Vào vụ đông (tháng 10-12 DL), tại các tỉnh phía Bắc, nhiệt độ xuống thấp hơn, trung bình lần lượt từ 28 - 25 - 21 độ C, xuất hiện ngày lạnh ban đêm tới 15 - 11 -8 độ C.
Nhu cầu thời tiết và dinh dưỡng
Tuy nhiên, lượng bức xạ (ngày nắng) vẫn dồi dào. Trong điều kiện như vậy, cây đậu tương vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Mặc dù vậy, hệ thống nốt sần tự tổng hợp chất đạm của cây hoạt động kém, để cây đậu tương sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng rét, sâu bệnh tốt cần có tới 16 nguyên tố thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển triển. Trong đó, có 4 nguyên tố carbon (C), hydro (H), oxy (O) và nitơ (N) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H20, O2, N2 tự do trong không khí và đất, những nguyên tố cần thiết khác phải bổ sung qua phân bón là là các chất đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, Si, S), vi lượng (Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn, Co và Cl...).
Các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8-8,5 nên khi bón sẽ là nguồn dụ trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây đậu lạc. Q.V
Phân chuyên dụng cho đậu tương: Nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của cây, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) các chất trung lượng như caxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... chuyên dùng cho cây đậu, đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8-8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dụ trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây đậu lạc. Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác.
Thành phần phân bón: Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng như Mn, B, Zn, Cu, Co... bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.
Nguyên liệu lân để sản xuất phân NPK Văn Điển là lân nung chảy Văn Điển. Đây là phân tan chậm (không tan trong nước, tan trong dịch do rễ cây tiết ra), giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.
Phân chuyên cho cây đậu được sản xuất chuyên cho bón lót có công thức 4%N: 12P205: 7K20: 2S: 8MgO : 16CaO : 15SiO2: 2S và các vi lượng như B, Mo, Cu, Co, Fe, Mn, Zn...
Kỹ thuật bón phân, chăm sóc cây
Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.
Lượng bón: Dùng 20kg/sào Bắc Bộ phân đa yếu tố chuyên dụng đậu lạc NPK 4.12.7 (560 kg/ha).
Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào Bắc Bộ: Dùng 15kg phân đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 (420kg/ha), rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.
Bón thúc lần 2: Khi đậu có 5 - 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại rải đều trên ruộng.
Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:
- Lượng bón (1ha): Dùng 560 kg phân đa yếu tố Văn Điển chuyên đậu tương (4:12:7) hoặc NPK (5:10:3 vê viên). Bắc Bộ có thể bón cho 1 sào lượng từ 15 - 20 kg đa yếu tố (NPK).
Chú ý: Bà con khi đã dùng quy trình này thì không cần bón thêm loại phân nào khác.
Theo Danviet
Bón phân NPK Văn Điển đúng cách, khoai tây lớn nhanh như thổi Khoai tây được bón NPK Văn Điển sinh trưởng, phát triển khỏe, thân mập, lá dày xanh, sáng, ngọn nở, độ bền của thân lá kéo dài đến khi thu hoạch đặc biệt rất ít nhiễm bệnh héo xanh, mốc sương, nở cổ rễ, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật năng suất chất lượng vượt trội hơn các loại phân bón thông...