Bốn ‘ông lớn’ smartphone Trung Quốc chuẩn bị gì cho tương lai
Huawei bắt đầu xây dựng hệ điều hành và cửa hàng ứng dụng riêng để thoát khỏi Google, trong khi Oppo, Vivo, Xiaomi hướng đến các nền tảng phục vụ IoT.
Huawei và Xiaomi
Trong số bốn công ty smartphone Trung Quốc, Huawei đang chịu nhiều thiệt hại nhất trước các lệnh cấm từ chính phủ Mỹ. Công ty buộc phải định hướng lại nhiều mục tiêu, trong đó có việc xây dựng nền tảng riêng mang tên HarmonyOS, dịch vụ Huawei Mobile Services (HMS) cùng cửa hàng ứng dụng AppGallery.
Huawei tập trung cho HarmonyOS để tránh sự phụ thuộc từ nước ngoài. Ảnh: GizChina .
Xiaomi tập trung vào doanh số bán hàng tại Trung Quốc và các thị trường trọng điểm khác, như Ấn Độ và Đông Nam Á. Công ty đã vươn lên đứng thứ ba thị trường smartphone toàn cầu. Tuy nhiên, Xiaomi cũng đã nghĩ tính đến một tương lai như Huawei. Hãng bắt đầu đổ các khoản tiền lớn vào nghiên cứu phát triển và công nghệ để thực hiện những thay đổi chưa từng có ở lĩnh vực phần mềm, như tung ra một hệ điều hành mới.
Khả năng kết nối và tích hợp nhiều tính năng trong một sản phẩm đã trở thành xu thế trong lĩnh vực công nghệ thời gian qua. Những gì mọi người nhìn thấy trước mắt là hệ sinh thái Internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, Huawei và Xiaomi đã tiến một bước xa hơn khi nghĩ tới hệ điều hành hỗ trợ cho nền tảng này. Hiện tại, nền tảng IoT của Huawei có hơn 220 triệu kết nối, còn Xiaomi có hơn 271 triệu kết nối.
Huawei bắt đầu công đoạn tự chủ công nghệ trên smartphone từ nhiều năm nay. Công ty đã lần lượt giới thiệu HarmonyOS, HMS, giao diện EMUI và công nghệ mạng HiLink tại Hội nghị dành cho nhà phát triển của mình. Hãng cũng đạt được những tiến bộ nhanh chóng về hệ sinh thái trong năm qua. Richard Yu, Giám đốc bộ phận di động của Huawei, thông báo tại Hội nghị dành cho nhà phát triển hồi tháng 9 rằng HarmonyOS 2.0 là nền tảng mã nguồn mở và phiên bản beta cho smartphone sẽ có mặt cuối năm nay. Ông cũng hứa hẹn rằng hệ điều hành mới với đầy đủ tính năng sẽ chạy trên smartphone vào năm sau. Riêng các mẫu được trang bị MIUI 11 trở lên sẽ được nâng cấp HarmonyOS trong tương lai gần. Cũng theo ông Yu, so với năm 2019, lượng nhà phát triển đăng ký HMS trên toàn cầu đã tăng 98%, đạt 1,8 triệu người. Đây là con số hết sức khả quan bởi HMS hiện khá non trẻ nếu so sánh với các nền tảng dịch vụ khác.
Dù vậy, việc không nắm các công nghệ cốt lõi khiến Huawei lo ngại. Wang Chenglu, Chủ tịch Bộ phận Phần mềm Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, nhắc nhở rằng nhiều công ty công nghệ cao ở Trung Quốc đã lọt vào top 500 thế giới nhưng vẫn gặp nguy hiểm vì hầu hết trong số đó đang không có “gốc rễ” trong ngành ứng dụng di động.
Video đang HOT
Huawei có trải nghiệm tồi tệ nhất thời gian qua vì “không có gốc rễ”. Hãng bị chính quyền Tổng thống Donald Trump cấm vận do dùng các công nghệ cốt lõi của Mỹ, khiến nhiều mảng kinh doanh đứng trước nguy cơ bị “khai tử”. Vì vậy, hãng đang rất coi trọng việc xây dựng hệ sinh thái nội bộ. “HarmonyOS đang có vị trí chiến lược, là nền tảng của toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh tiêu dùng của Huawei. Do đó, công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa để tiến tới tự chủ”, một chuyên gia nhận xét.
Khác với không khí đầy bi quan và khó đoán của Huawei, Hội nghị các nhà phát triển của Xiaomi năm nay được đánh giá như “một cuộc diễu hành quân sự lớn”. Công ty đã phô diễn nhiều thành tựu công nghệ mới nhất của mình, từ smartphone, IoT, tới sự đầu tư lớn của hãng vào nghiên cứu và phát triển.
Tại sự kiện của mình, các giám đốc điều hành của Xiaomi liên tục nhấn mạnh sự trở lại của công ty ở vị trí thứ ba thế giới trên thị trường smartphone trong quý III, cũng như những tiến bộ công nghệ đạt được trong lĩnh vực camera và sạc. CEO Lei Jun nói: “Những gì mà Xiaomi đạt ngày hôm nay là nhờ vào sự kiên định về công nghệ, cũng như sự chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của hãng qua từng năm”.
Zeng Xuezhong, người đứng đầu mảng smartphone của hãng này, cho biết bốn trong 10 sản phẩm của Xiaomi nằm trong danh sách điện thoại bán chạy nhất thế giới. Hiện thị phần smartphone của hãng cũng đã lọt vào top 5 tại 50 quốc gia và khu vực.
Xiaomi tự xây dựng nền tảng riêng có tên Vela để chuẩn bị cho tương lai.
Dựa trên các tiêu chuẩn về HarmonyOS của Huawei, Xiaomi đã phát triển một nền tảng IoT riêng, gọi là Vela – hệ điều hành dựa trên mã nguồn mở NuttX. Điểm khác biệt của Vela so với HarmonyOS là nền tảng của Xiaomi chủ yếu cho thiết bị IoT, như smartwatch, smartband, loa thông minh… còn hệ điều hành của Huawei có phạm vi ứng dụng rộng hơn.
Ngoài ra, Xiaomi cũng đang bắt đầu triển khai Mi Miaoxiang – nền tảng chuyển đổi liền mạch giữa smartphone và Smart TV. Mi Miaoxiang được dự đoán là công cụ giúp nhà phát triển không phải phụ thuộc vào một hệ điều hành duy nhất.
Oppo và Vivo
Tại Hội nghị các nhà phát triển 2020, Oppo cho biết ColorOS 11 mới ra mắt tập trung vào sự sáng tạo và cá nhân hóa cũng như ưu tiên trải nghiệm liền mạch. Chẳng hạn, ColorOS 11 đồng bộ thông tin trên smartphone với Oppo Watch. Khi đó, smartwatch này có thể dùng để trả lời cuộc gọi, gửi/nhận thông tin… ngay trên màn hình nhỏ thay vì phải dùng đến điện thoại.
Trong khi đó, OriginOS – nền tảng dựa trên Android – của Vivo chủ yếu nâng cấp giao diện người dùng. Tại sự kiện cho nhà phát triển của Vivo diễn ra cách đây ít ngày với chủ đề “Mọi thứ là nguyên bản”, công ty dường như muốn đưa mọi thứ lại từ đầu, trong đó có việc xây dựng một hệ sinh thái lấy smartphone làm khởi điểm.
OriginOS được Vivo xây dựng với nhiều tính năng cho cả smartphone lẫn các thiết bị khác trong hệ sinh thái.
OriginOS có giao diện được kế thừa từ FuntouchOS, với tiêu chí ưu tiên thiết kế, sự mượt mà và tiện lợi. Nền tảng này ưu tiên các widget, sắp xếp chúng theo một bố cục giống như lưới. Bên trong, tiện ích con tự cập nhật thông báo – được gọi là “cảnh báo nano”, có thể đồng bộ và tương tác trực tiếp trên máy tính để bàn.
Vivo cũng chú trọng tới cổng dịch vụ IoT trên OriginOS. Giờ đây, các tính năng nhà thông minh trên nền tảng của Vivo đã trở nên trực quan và dễ tiếp cận hơn. Công ty cũng tối ưu hóa cho OriginOS, chẳng hạn biến smartphone thành chìa khóa xe hơi hoặc màn hình để điều khiển xe hơi thông qua kết nối Bluetooth.
Với sự phát triển của 5G, IoT sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kết nối mọi thứ. Do đó, cả Oppo lẫn Vivo thời gian qua đều coi trọng việc xây dựng hệ sinh thái IoT. Oppo đã phát hành hàng loạt sản phẩm để xây dựng hệ sinh thái IoT của mình, gồm smartwatch, tai nghe True Wireless, smart TV… Vivo thì tuyên bố rằng hệ sinh thái của mình cũng gồm 40 thương hiệu, hơn 60 danh mục và hơn 1.800 mẫu sản phẩm. Ngoài ra, hãng cũng vừa cho ra mắt Jovi InCar – một hệ thống cho phép chia sẻ các tính năng giữa xe hơi và smartphone.
Trong một tuyên bố mới đây, người sáng lập Oppo – Mingyong Chen – nói: “Trong thời đại mới, sẽ không có công ty smartphone thuần túy”. Trong khi Shi Yujian, Phó chủ tịch cấp cao của Vivo, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của smartphone đối với hệ sinh thái IoT. “Trong 3 đến 5 năm tới, smartphone vẫn là thiết bị cốt lõi và không thể thay thế trong thế giới kỹ thuật số”, Yujian dự đoán.
Hậu chia tay Huawei, Honor sẽ phải đối mặt với những thách thức khôn lường sau khi về tay chủ mới
Sau khi tách khỏi Huawei, Honor sẽ trở thành một thương hiệu độc lập. Tuy nhiên, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc có thể phải đối mặt với những thách thức mới khi phải cạnh tranh với cả công ty mẹ cũ.
Theo một nguồn tin, việc Honor trở thành một thực thể độc lập và dưới quyền điều hành của của công ty khác sẽ đem tới một số mặt tích cực. Đầu tiên từ việc chuỗi cung ứng của hãng tại Đài Loan được hưởng lợi bằng cách lách lệnh cấm thương mại của Mỹ. Nhờ đó, Honor sẽ có đủ cơ hội và năng lực để cạnh tranh với các đối thủ khác như Oppo, Vivo, Xiaomi,...
Cũng theo DigiTimes , quyết định tiếp tục duy trì kinh doanh tập trung cho mảng smartphone cao cấp và bán bớt mảng kinh doanh chuyên về smartphone giá rẻ, cấu hình tốt Honor có nhiều nét tương đồng với các quyết định của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác như Xiaomi tách Redmi và Oppo tách Realme khỏi công ty mẹ.
Mặc dù vậy, mặt tiêu cực của động thái trên là mối quan hệ giữa Honor và Huawei có thể không còn suôn sẻ như trước đây.
Hơn nữa, chính phủ Mỹ cũng sẽ theo dõi chặt mối liên hệ giữa Honor và Huawei, bởi hiện tại nhiều nhân sự cấp cao của Honor đều là các quan chức Huawei. Thậm chí hoạt động phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất của Honor hiện vẫn dựa vào công ty mẹ cũ.
Nhưng đây sẽ là tin tốt cho người tiêu dùng khi thương hiệu Honor độc lập có thể tung ra các mẫu smartphone có cấu hình và giá bán hấp dẫn.
Nếu không chịu tác động của lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, các sản phẩm smartphone của Honor có thể dễ dàng cài đặt các dịch vụ của Google, nhờ đó tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn so với smartphone Huawei hiện nay.
Những gì Realme và Redmi đã làm được thì Honor hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu được cởi trói. Mặc dù vậy, giới công nghệ đang chờ đợi xem màn thể hiện của Honor trong thời gian tới sẽ như thế nào và liệu nó có thành công như các thương hiệu con độc lập khác hiện nay hay không.
Huawei đã sẵn sàng cho "tương lai ảm đạm" trên thị trường smartphone Từng đặt ra tham vọng thống trị trên thị trường smartphone, hiện tại Huawei đang phải đối mặt với một "tương lai ảm đạm" và nhiều khả năng sẽ phải cắt giảm mạnh sản lượng trên thị trường di động. Năm 2019, Huawei đặt ra mục tiêu trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới về mặt doanh số và hãng công nghệ...