‘Bốn mùa – Một cuộc đời’ – Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
“Bốn mùa – Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp về cuốn tự truyện của mình.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo sinh năm 1937 tại Hải Phòng, trong một gia đình trí thức giàu truyền thống hiếu học. Hai người anh trai của ông là nhà vật lý thiên văn học Nguyễn Quang Riệu và nhà giải phẫu nhân trắc học Nguyễn Quang Quyền.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo đi du học tại Pháp từ năm 16 tuổi, theo bước người anh trai cả của mình với mong muốn mang tri thức về đóng góp dựng xây đất nước. Khi đặt chân tới nước Pháp, chàng trai trẻ Nguyễn Quý Đạo theo học Trường Centrale Paris, một cơ sở đào tạo kỹ sư hàng đầu của Pháp, đồng thời theo học tại Đại học Sorbonne. Năm 1967, ông tốt nghiệp Tiến sĩ hóa học ở Đại học Paris và tiếp tục hành trình nghiên cứu khoa học với nhiều thành tựu rực rỡ. Ông là tác giả và đồng tác giả của 300 công trình nghiên cứu và 3 bằng sáng chế đã được quốc tế công nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến máy quang phổ Raman được ứng dụng trong ngành kim hoàn, giúp thẩm định kim cương, đá quý. Giáo sư Nguyễn Quý Đạo từng là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Giám đốc phòng thí nghiệm hóa lý của Đại học Centrale Paris và Giám đốc văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại Việt Nam. Ông cũng là Tổng biên tập tạp chí Analusis, một tạp chí quốc tế chuyên ngành phân tích hóa học của Pháp nổi tiếng toàn cầu.
Giáo sư Đặng Vũ Minh, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người viết lời giới thiệu cuốn sách, cho biết Giáo sư Nguyễn Quý Đạo đã dành thời gian viết cuốn hồi ký “Bốn mùa – Một cuộc đời” kể lại tường tận về gia đình, thời thơ ấu ở Việt Nam là nơi chôn rau cắt rốn của mình, cho đến khi nghỉ hưu ở Pháp. Cuốn hồi ký cũng ghi lại những sự kiện lịch sử Việt Nam từ những năm 1940 cho đến nay.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, trong bối cảnh bị bao vây cấm vận, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, Giáo sư Nguyễn Quý Đạo là một trong những nhà khoa học đầu tiên ở nước ngoài đã trở về Việt Nam, để góp sức xây dựng đất nước. Sau chuyến đi đó, ông đã gắn bó đời mình với việc phát triển mối quan hệ hợp tác Pháp – Việt trên lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong suốt mấy chục năm qua, Giáo sư Nguyễn Quý Đạo đã thực hiện rất nhiều công trình, dự án khoa học ở Việt Nam, đặc biệt phải kể đến là việc tham gia xây dựng Trung tâm Dịch vụ phân tích và thử nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất và thực hiện Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao, tổ chức các hội thảo Pháp – Việt về nghiên cứu và quản lý khoa học, cũng như trực tiếp tham gia nhiều hoạt động khác nhằm góp phần đào tạo cán bộ khoa học cho Việt Nam. Do những đóng góp xuất sắc cho việc phát triển quan hệ hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Pháp, Giáo sư Nguyễn Quý Đạo đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huy chương Hữu nghị.
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Paris trong buổi ra mắt cuốn sách mới đây, ông Pierre Braunstein, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, người viết lời mở đầu cho cuốn sách, cho biết ông quen Giáo sư Nguyễn Quý Đạo từ năm 1966 và cảm thấy rất vinh dự khi được mời viết lời tựa cho cuốn sách. Ông Pierre Braunstein xúc động khi kể về hành trình học tập và nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo và cho rằng “lao động đã giúp cho ông Nguyễn Quý Đạo trở thành người có ích cho xã hội và ông ấy cũng muốn truyền tải thông điệp này tới tất cả mọi người về tinh thần lao động không ngừng nghỉ của mình”.
Ông Pierre Braunstein viết trong lời mở đầu cuốn sách: “Thành tựu khoa học của anh là kết quả của tài năng, sự kiên trì, thành quả to lớn và vô cùng xứng đáng (…) Anh đặc biệt ủng hộ hợp tác giữa hai nước, cùng nhiều bạn bè của anh chuyển giao kinh nghiệm cho rất nhiều thế hệ học trò. Nhiều hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Pháp sẽ không thể có được nếu không có niềm tin mãnh liệt và tính cách kiên định của anh…”.
Trong cuốn sách, người đọc sẽ tìm thấy một khía cạnh của lịch sử về mối quan hệ không mấy suôn sẻ giữa hai nước khi xảy ra cuộc chiến tranh. Sau đó, sự hòa giải đã giúp hai quốc gia, hai dân tộc có thể xích lại gần nhau và ngày càng tốt đẹp hơn.
Ông Pierre Braunstein chia sẻ cảm xúc về cuốn sách: “Câu chuyện được kể với văn phong giản dị, phong phú, chính xác và đầy tính gợi tả cùng sự hài hước đáng giá, càng làm nổi bật nội dung tinh tế, là một minh chứng xuất sắc và hấp dẫn, được viết ra từ trí nhớ hoàn hảo về vô số kỷ niệm và giai thoại cực kỳ sống động. Anh Đạo chia sẻ với bạn đọc những cuộc phiêu lưu của mình qua mối gắn kết gia đình, bạn hữu, với nhân cách đôn hậu trong suốt cuộc đời, trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng tư của anh”. Ông viết trong lời mở đầu cuốn sách: “Cuốn sách này dẫn dắt những bạn đọc “có tuổi” nhớ lại thời thơ ấu và niên thiếu, ghi dấu quãng thời gian mà các bạn trẻ ngày nay không thể hình dung được, vì biết bao nhiêu biến đổi chỉ trong một vài thập niên liên tiếp. Kể chuyện gia đình qua nhiều thời đại, anh Đạo như người “lái đò”, nối quá khứ vào hiện tại, nối kết nền văn hóa này tới nền văn hóa khác, bằng sự phóng khoáng và khoan dung đáng trọng”.
Theo Tiến sĩ Lê Quốc Cường, một trí thức trẻ Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp, mỗi người đều có một con đường và định hướng nghiên cứu riêng của mình, nhưng cuốn sách “Bốn mùa – Một đời người” của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo như một nguồn động viên khích lệ cho các thế hệ thanh niên, sinh viên và nghiên cứu sinh trẻ của Việt Nam trên con đường học tập và công tác, đóng góp những nghiên cứu khoa học của mình vào sự phát triển của đất nước, cũng như thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, chị Trần Hà My, Giám đốc Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU) tại Pháp cho biết, trong nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Quý Đạo là người đã có những đóng góp lớn trong việc thúc đẩy hợp tác giáo dục và nghiên cứu, đưa hàng trăm y, bác sĩ từ trong nước sang Pháp để học tập. Đặc biệt, chương trình hợp tác giáo dục đào tạo kỹ sư chất lượng cao giữa các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Xây dựng Hà Nội, với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của Pháp không thể không nhắc tới công sức của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo.
Chị My chia sẻ, cuốn sách “Bốn mùa – Một đời người” không chỉ mang tính chất của một cuốn hồi ký cá nhân kể về hành trình của một trí thức Việt Nam có nhiều đóng góp và thành công trên đất Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mà còn là một nhịp cầu nối giữa các thế hệ nhà khoa học Việt Nam tại Pháp.
Cuốn sách “Bốn mùa – Một đời người” thực sự trở thành một nguồn cảm hứng và động lực cho các thế hệ trẻ thanh niên, học sinh sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc tại Pháp về một tấm gương sáng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng phát triển đất nước.
Pháp tuyên bố rút binh sĩ khỏi Niger
Tổng thống Emmanuel Macron cho biết quân đội Pháp sẽ rời khỏi quốc gia châu Phi này trong những tháng sắp tới.
Binh sĩ Pháp tại căn cứ không quân số 101 ở Niamey, Niger, năm 2014. Ảnh: AFP
Ngày 24/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ đưa quân đội và các nhà ngoại giao rời khỏi Niger sau khi xảy ra cuộc đảo chính tại quốc gia Tây Phi này. Theo đó, khoảng 1.500 binh sĩ sẽ rời Niger vào cuối năm nay.
"Pháp đã quyết định rút đại sứ về nước. Trong những giờ tới, đại sứ và một số nhà ngoại giao sẽ quay về Pháp", ông Macron phát biểu với đài truyền hình France 2.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này cho biết Pháp đã chấm dứt hợp tác quân sự với chính quyền Niger. Các binh sĩ sẽ về nước trong những tháng tới.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị phế truất trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 7 vừa qua. Nhân cơ hội công chúng bất mãn đối với hoạt động của Pháp trong khu vực, những người cầm đầu đảo chính ngay lập tức đình chỉ thỏa thuận hợp tác quân sự với chính phủ Pháp và yêu cầu quân đội Pháp rời khỏi đất nước.
Chính quyền quân sự Niger sau đó đã yêu cầu Đại sứ Pháp Sylvain Itte phải rời đi, thu hồi quyền miễn trừ ngoại giao của ông. Tuần trước, Tổng thống Macron tuyên bố rằng quân đội Niger đang giữ ông Itte "làm con tin" bằng cách chặn đường giao thực phẩm đến Đại sứ quán Pháp.
Khoảng 1.500 binh sĩ Pháp đang đồn trú tại Niger, sau khi Paris đình chỉ các hoạt động quân sự ở Mali và Burkina Faso vì đảo chính quân sự trước đó. Căn cứ của Pháp ở Niger là một trong những căn cứ lớn nhất ở vùng Sahel và khi việc rút quân hoàn tất, sẽ chỉ còn vài chục binh sĩ Pháp ở lại Chad.
Khi sức ảnh hưởng của Pháp tại khu vực bị suy yếu, Niger, Mali và Burkina Faso đã tuyên bố thành lập một liên minh quân sự vào tuần trước. Mali và Burkina Faso đều đưa ra cam kết không chính thức về việc ủng hộ Niger trong trường hợp khối Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự, cũng như ký kết hiệp ước quốc phòng chính thức hóa thỏa thuận này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mali Abdoulaye Diop nói với Reuters rằng Liên minh các quốc gia Sahel cũng sẽ hợp tác để chống khủng bố và bảo vệ biên giới chung.
Mặc dù chấp nhận yêu cầu đưa nhân viên ngoại giao và binh sĩ về nước, ông Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng Pháp tiếp tục công nhận Tổng thống Bazoum là "Tổng thống có thẩm quyền hợp pháp duy nhất" của Niger.
Tai nạn khủng khiếp trong môn chơi mạo hiểm bay bằng bộ áo cánh Một người chơi môn thể thao mạo hiểm bay trong bộ áo cánh (wingsuit flying) tại Pháp đã bị cánh máy bay đâm vào ngay sau khi nhảy ra từ máy bay. Wingsuit flying là môn thể thao mạo hiểm và người chơi mặc bộ trang phục có cánh sẽ bay lượn trên trời sau khi nhảy ra từ máy bay. Trong chuyến...