Bốn lý do không thể can thiệp quân sự vào Syria
Bài viết của tác giả Dominique Moisi đăng trên nhật báo Les Echos ngày 14/9 nêu rõ 4 lý do không thể can thiệp quân sự vào Syria:
Một cuộc không kích do liên quân tiến hành vào vị trí của lực lượng IS. (Nguồn: Vietnam )
Một là, để hiểu được tấn bi kịch Syria, theo nhà phân tích Stefan Zweig, trước hết cần hiểu về “sự lẫn lộn tình cảm” giữa chính trị – chiến lược – ngoại giao – văn hóa. Điều này được cho là bắt đầu từ quan niệm về vị thế của chính quyền do Tổng thống Bashar Al-Assad đứng đầu hiện nay tại Syria, trong đó ông Assad “không phải là một phần của giải pháp, mà đúng hơn là một phần của vấn đề”.
Tình trạng hàng ngàn người dân Syria ồ ạt rời bỏ đất nước ra đi không chỉ để trốn chạy nguy cơ bị lực lượng khủng bố cực đoan IS tàn sát, mà còn cả vì nỗi lo sợ bom đạn không có mắt từ chính các vụ không kích… nhầm mục tiêu vào dân thường.
Đa số người dân Syria hiện đang rất hoang mang và nghi ngờ phải chăng “IS – Assad cùng một chiến tuyến”? Bởi cả hai phía đều có những hành động không khác gì khủng bố, chỉ càng đẩy đất nước này chìm sâu vào khủng hoảng bạo lực, khiến người dân không còn dám hy vọng có thể dựa vào bên này để chống lại và cùng làm suy yếu bên kia nữa.
Hai là sự nhầm lẫn khái niệm tiếp theo cũng xuất phát từ sự “lẫn lộn” đã nêu trên. Can thiệp quân sự vào Syria không giải quyết được vấn đề người tị nạn vì những người đã rời bỏ quê hương ra đi chắc chắn không có ý định trở về. Và nếu như các cuộc không kích hiện tại chỉ có thể giúp chặn đà tiến bước của IS, thì giải pháp can thiệp bộ binh là điều chưa nên tính tới.
Video đang HOT
Những quốc gia đang hô hào cho chiến lược này nhằm biện minh cho hành động từ chối mở cửa biên giới, theo Les Echos, thật ra chỉ đang “dối gạt” dư luận và cũng là tự “dối gạt” chính mình. Bởi lẽ Mỹ chắc chắn sẽ không đưa quân vào Syria, do đó giải pháp can thiệp quân sự trên bộ tại Syria sẽ không thể xảy ra.
Đối với Anh và Pháp, hai cường quốc quân sự của châu Âu được coi là “có truyền thống can thiệp”, chắc chắn cũng sẽ không đi xa hơn ngoài động thái điều động máy bay không người lái không kích các mục tiêu “có chọn lọc”. Nguyên do được cho là bởi hai nước này vừa không thật sự muốn tham chiến, vừa thiếu phương tiện thực thi.
Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo ở Nam Âu, xem ra Ankara đang phải lo đối phó với sự nổi dậy của người Kurd trong nước hơn là lo chuyện bên ngoài.
Ba là sự nhầm lẫn về ngoại giao. Các cuộc đàm phán ngắn và trung hạn sẽ không đạt mục tiêu tìm ra bất kỳ giải pháp nào tháo ngòi nổ xung đột, bởi rõ ràng Nga và Iran đang theo đuổi những mục tiêu riêng rất khác so với những mục tiêu của châu Âu nói chung.
Bốn là sự “lẫn lộn” về nền tảng văn hóa. IS được nhiều người cho là nảy sinh từ sự kết hợp giữa một phần của thế giới Hồi giáo – Ả Rập “cảm thấy bị sỉ nhục”, với những sĩ quan dòng Sunni vốn là lực lượng hạt nhân nòng cốt trong quân đội Iraq thời ông Saddam Hussein. Những người này bị sa thải bởi sự bất cẩn, thiếu hiểu biết văn hóa Trung Đông của người Mỹ (theo đánh giá của nhiều nhà phân tích).
Từ đó, tác giả Dominique Moisi kết luận: Châu Âu không thể đáp trả IS bằng can thiệp quân sự, mà ngược lại cần tỏ rõ quan điểm nhất quán về vấn đề người tị nạn Syria.
Cụ thể về quân sự, cần tăng cường không kích tiêu diệt IS trên cả lãnh thổ Syria và Iraq. Về khía cạnh nhân đạo, cần gửi thêm người và phương tiện tới hỗ trợ cho những người dân đang phải tạm tá túc tại các khu trại tị nạn đang mọc lên ngày càng nhiều dọc biên giới Syria và Iraq. Cuối cùng là cần có chính sách tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và hội nhập người tị nạn ngay trên chính lãnh thổ của các quốc gia châu Âu.
Quý Cao (theoLes Echos)
Theo Dantri
NATO tiết lộ đáp án giải bài toán khủng hoảng nhập cư
Trong chuyến thăm tới Cộng hòa Séc, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 9/9 đã thảo luận với giới chức cấp cao nước này về phương án giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư mà châu Âu đang phải đối mặt.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg (ảnh: SVT)
Phát biểu tại họp báo sau hội đàm tại Thủ đô Praha, Tổng thư ký Stoltenberg cho rằng NATO có những biện pháp riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.
"NATO sẽ giải quyết gốc rễ cuộc khủng hoảng nhập cư. Chúng ta cần hành động ngay tại châu Âu, song chúng ta cũng cần giải quyết các vấn đề ở những quốc gia, nơi người nhập cư rời đi", ông Stoltenberg nêu rõ.
Ông Stoltenberg cũng cho biết thêm NATO từng có kinh nghiệm xử lý các vấn đề về nhập cư với Afghanistan, Jordan và Iraq.
"Chúng tôi luôn cố gắng giúp các nước nâng cao năng lực để có thể ổn định tình hình tại các quốc gia có người di cư. Về dài hạn, đó là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng nhập cư", Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Theo ông Stoltenberg, mục tiêu của NATO là cố gắng ổn định tình hình tại chính khu vực Trung Đông và Bắc Phi mà không cần triển khai quân đội. NATO sẽ tư vấn và giúp đỡ các quốc gia tại khu vực trên.
Tổng thư ký Stoltenberg cũng bày tỏ lo ngại trước thông tin mới nói Nga "can thiệp quân sự" vào Syria, đồng thời khẳng định NATO ủng hộ tất cả các giải pháp nhằm tìm ra một thỏa thuận chính trị thay vì giải pháp quân sự tại điểm nóng chiến sự Trung Đông này.
Ngọc Anh
Theo Dantri/RadioCzech
Putin thừa nhận quân đội Nga giúp Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận Moscow tham gia sâu vào nội chiến Syria khi cho rằng nước này đang hỗ trợ hậu cần, huấn luyện quân đội Syria. Tổng thống Nga Vlaidmir Putin. Ảnh: RIANovosti Bình luận về bài báo cho rằng lính đánh giá Nga đã được triển khai tại Syria, Putin cho rằng việc thảo luận...