Bốn động lực chính cho sự phát triển của ngành CNTT
Công ty Gartner đã sử dụng thuật ngữ nexus – mối liên hệ để để chỉ các động lực cho sự phát triển của ngành CNTT trong tương lai gồm Mobility (di động), Cloud (đám mây), Big Data (dữ liệu lớn) và Social ( xã hội).
Điều này được ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, đề cập đến trong buổi thảo luận về sự liên kết giữa công nghệ và khoa học tại Đại học Sư phạm Hà Nội tuần này.
Ông Phương đã nhìn lại tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin bắt đầu từ năm 1985 đến nay từ thiết bị PC (máy tính bàn), server (máy chủ) đến máy tính cá nhân, điện thoại di động và xu hướng thế giới đang tiến đến các công nghệ thông minh, như công nghệ di động), điện toán đám mây…Lượng thông tin đang và sẽ ngày càng bùng nổ và cần được xử lý, bao gồm cả những nguồn dữ liệu đến từ các thiết bị thông minh như máy bay thông minh, ôtô thông minh, tivi thông minh, tủ lạnh thông minh…
Trong số đó, di động là công nghệ có mức độ tăng trưởng nhanh nhất. “Ước tính trong khoảng 2 năm vừa qua, số lượng dữ liệu do mobile tạo ra bằng tất cả dữ liệu do con người tạo ra tính đến trước năm 2003″, Giám đốc Công nghệ FPT nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT.
Công nghệ thế giới đang dịch chuyển và tại Việt Nam, sự dịch chuyển đó cũng diễn ra nhưng ở mức độ vừa phải hơn. đặt ra bài toán tìm kiếm nhân sự đủ trình độ để nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới trên. Một trong những ưu tiên hàng đầu là kết hợp giữa giới khoa học và giới công nghiệp (doanh nghiệp) tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự kết hợp này hiện còn yếu và tương đối manh mún, nên chưa tạo ra sức mạnh đủ lớn.
Hiện FPT đang theo đuổi hai mô hình hợp tác với giới khoa học là cộng tác với tổ chức và cộng tác với từng nhà khoa học. Ông Phương cho biết thêm rằng FPT có nhiều dự án, ý tưởng muốn nhận được sự tham gia của giới khoa học, viện nghiên cứu, đặc biệt là những ý tưởng liên quan tới các công nghệ “hot” hiện nay như di động, đám mây và dữ liệu lớn.
“FPT đã có Viện Nghiên cứu FPT, tuy nhiên chúng tôi sẽ không làm những việc mà biết chắc các trường đại học, viện nghiên cứu còn làm tốt hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy việc mua các phát minh, sáng chế của nhà khoa học. Nói cách khác, trong khái niệm nghiên cứu (R – research) và phát triển (D – development), FPT tập trung làm phần D, còn phần R để cho lực lượng nghiên cứu”, ông Phương nói.
Ở chiều ngược lại, một số nhà khoa học tham gia buổi thảo luận đã đề xuất ý tưởng FPT nên tổ chức nhiều hoạt động trao đổi về xu hướng công nghệ mới giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học, qua đó tạo mối quan hệ gắn kết giữa giới khoa học và giới công nghiệp. Những hoạt động này có thể được tổ chức thường niên theo tháng.
Theo VNE
Thị trường máy tính cá nhân suy giảm 6 tháng liên tiếp
Doanh số thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu giảm quý thứ 6 liên tiếp vào quý 3 vừa qua. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm không mạnh như dự báo.
Trang PC World dẫn báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu Gartner cho biết, doanh số PC toàn cầu quý 3 giảm 8,6% so với cùng kì năm ngoái, còn 80,3 triệu chiếc. Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu IDC cho hay, mức suy giảm doanh số thị trường PC toàn cầu trong quý vừa qua là 7,6%, còn 81,6 triệu chiếc. Trước đó, IDC dự báo mức giảm là 9,5%.
Thông thường, quý 3 hàng năm chứng kiến sự khởi sắc cho thị trường máy tính cá nhân vì đây là thời điểm mà học sinh, sinh viên và các nhà giáo dục sắm thiết bị mới cho mùa tựu trường. Tuy nhiên, từ năm ngoái tới nay, xu hướng này đã bị đảo ngược. Nguyên nhân ở đây có thể là do sinh viên chuyển sang dùng máy tính bảng (tablet) nhiều hơn, hoặc đơn giản là tiếp tục sử dụng máy tính cũ.
"Xu hướng dịch chuyển của người tiêu dùng từ PC sang máy tính bảng để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về nội dung tiếp tục khiến doanh số PC suy giảm cả ở các thị trường đã bão hòa và mới nổi", nhà phân tích Mikako Kitagawa thuộc hãng Gartner đánh giá. "Máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android không đắt đỏ ngày càng phổ biến đã thu hút những người tiêu dùng mua máy tính lần đầu ở các thị trường mới nổi và những người có nhu cầu thay thế thiết bị ở các thị trường đã bão hòa".
Nhà phân tích Rajani Singh của hãng nghiên cứu IDC thì nhấn mạnh việc thị trường máy tính cá nhân Mỹ đi ngang trong quý 3, với mức tăng trưởng 0%, nhờ doanh số sản phẩm Chromebook và những thiết bị PC siêu mỏng.
"Cho dù vì lí do kinh tế khó khăn hay vì "kén cá chọn canh" trong các khoản đầu tư vào công nghệ, khách hàng tiếp tục cân nhắc các lựa chọn và trì hoãn thay thế PC", nhà phân tích Loren Loverde của IDC nói thêm. "Chúng tôi dự báo doanh số thị trường PC toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm trong năm 2014".
Số liệu của cả Gartner và IDC đều cho thấy, Lenovo đã vượt qua đối thủ Hewlett-Packard (HP) quý thứ hai liên tiếp về doanh số. Trong đó, doanh số của Lenovo trong quý 3 tăng 2,8%, đạt mức 14,1 triệu chiếc. HP và Dell đạt mức tăng trưởng doanh số tương ứng lần lượt là 1,5% và 1%. Trong khi đó, doanh số của Acer giảm 22,6%, doanh số của Asus giảm 22,5%. Tuy nhiên, Gartner nhấn mạnh, hiện cả Acer và Asus đều đã dịch chuyển trọng tâm sang thị trường máy tính bảng.
Theo số liệu của Gartner, Lenovo hiện chiếm 17,6% thị trường PC toàn cầu, theo sau là HP với 17,1%. Dell, Acer và Asus lần lượt chiếm các mức thị phần là 11,6%, 8,3% và 6,1%. Số liệu của IDC cũng không có nhiều khác biệt so với những con số mà Gartner đưa ra.
Theo VnEconomy
Yahoo Mail đổi giao diện để thu hút người dùng Gmail Giao diện dịch vụ miễn phí này của Yahoo đã được thiết kế lại hoàn toàn mới nhằm tập trung vào người dùng di động nhiều hơn và cũng để cạnh tranh với Gmail của đối thủ Google. Hồi tháng 12 năm ngoái, Yahoo đã từng làm mới giao diện dịch vụ Mail miễn phí của họ dành cho các phiên bản web,...