Bốn điều cha mẹ nên chuẩn bị khi để con ở nhà một mình
Trẻ nên được học một số kỹ năng cơ bản, thiết yếu bao gồm sơ cứu, phòng cháy chữa cháy, gọi số điện thoại khẩn cấp…
Dù muốn hay không vẫn có lúc cha mẹ phải để con ở nhà một mình. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bạn nên chuẩn bị những điều cơ bản để trẻ không bị bất ngờ, lo lắng.
1. Đánh giá sự trưởng thành của con
Tuổi tác và sự trưởng thành ở trẻ thường không đi cùng nhau. Một đứa trẻ nhỏ tuổi hoàn toàn có thể ở nhà một mình nếu chín chắn và tự lập. Trước khi để con ở nhà một mình, bạn hãy quan sát hành động, tác phong của con để cân nhắc xem liệu chúng đã đủ khả năng hay chưa.
Bạn có thể đánh giá tình hình của con thông qua một số câu hỏi như: Liệu con có thể tự chăm sóc bản thân lẫn tinh thần hay chưa? Con bạn có tuân thủ các quy tắc, tự đưa ra quyết định và phản ứng kịp thời trước tình huống bất ngờ hay không? Nếu để con ở nhà một mình, liệu chúng có cảm thấy lo lắng, sợ hãi?
Đừng quên kiểm tra môi trường xung quanh nơi ở của bạn, xem xét khu phố nhà bạn có an toàn không, hoặc có người kịp thời giúp đỡ trẻ trong trường hợp khẩn cấp hay không. Cân nhắc kỹ mọi điều trước khi để trẻ ở nhà một mình sẽ giảm thiểu tối đa tình huống không may xảy ra.
2. Dạy trẻ cách gọi số khẩn cấp
Trước khi để con ở nhà một mình, bạn hãy yêu cầu con học thuộc số điện thoại cần thiết bao gồm số của bố mẹ, người thân, số điện thoại khẩn cấp hoặc số của những người có thể ngay lập tức có mặt giúp đỡ khi cần. Nếu nhà bạn có điện thoại cố định, hãy để nó trong tầm với của trẻ và dạy chúng cách sử dụng. Bạn có thể cho con sử dụng điện thoại riêng, nhưng chỉ nên có tính năng hạn chế, tránh việc cả ngày trẻ chăm chú vào điện thoại.
Phụ huynh có thể dán số điện thoại này trên tủ lạnh hoặc những nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy, phòng trừ trường hợp chúng luống cuống. Tuy nhiên, trước đó vẫn cần đảm bảo trẻ có thể nhớ được các số điện thoại để không bị phụ thuộc.
Ảnh: Lifehacker
3. Chuẩn bị sẵn kỹ năng cần thiết
Để ở nhà một mình, trẻ nên được học một số kỹ năng cơ bản, thiết yếu bao gồm sơ cứu, chăm sóc trẻ sơ sinh nếu nhà có em nhỏ, phòng cháy chữa cháy… Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp; hướng dẫn trẻ khi nào cần áp dụng kế hoạch dự phòng và hành động thế nào.
Video đang HOT
Một điều quan trọng trẻ cần biết là địa chỉ nhà, nơi làm việc của bố mẹ, cách thức liên lạc với bố mẹ nếu không sử dụng được điện thoại và địa chỉ của một số người lớn đáng tin cậy khác. Hãy thường xuyên kiểm tra các kỹ năng này với con bạn để chúng luôn trong tâm lý sẵn sàng hành động.
Hãy đặt ra những nguyên tắc cứng rắn về việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử, trả lời người lạ hoặc rời khỏi nhà.
4. Bắt đầu chậm rãi
Cha mẹ nên dành thời gian hướng dẫn con từng chút một để đảm bảo việc ở nhà một mình là kết quả cuối cùng sau nhiều lần tập luyện. Ban đầu hãy để trẻ ở nhà trong thời gian ngắn và bạn ở gần nhà để quan sát. Hãy thường xuyên gọi điện về nhà để trẻ cảm thấy yên tâm.
Khi trở về nhà, bạn hãy quan tâm, hỏi han trẻ cảm thấy thế nào hoặc có vấn đề gì bất thường. Điều quan trọng là để trẻ được thoải mái và tự tin vào khả năng của bản thân.
Tú Anh
Theo Lifehacker/VNE
Dạy trẻ kỹ năng đi thang máy an toàn: Những điều nên và không nên
Cho con đi thang máy 1 mình không đơn giản như cha mẹ nghĩ, có những kĩ năng cần thiết mà cha mẹ nhất định phải dạy con.
Dạy cho con những kỹ năng cơ bản khi đi thang máy là điều vô cùng cần thiết khi hiện nay nhiều gia đình có con nhỏ đang sống ở chung cư hoặc những khi trẻ đi học, đi ra ngoài một mình và buộc lòng phải sử dụng thang máy. Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ nên lưu ý và dạy con những kỹ năng cần thiết sau:
Không nên:
Không nên xô đẩy, chen lấn, dàn hàng ngang trước cửa thang máy.
Nên:
Nên xếp hàng chờ vào thang máy ở bên tay trái, khi thang máy đến thì lần lượt đi vào, không chen lấn xô đẩy.
Không nên:
Thang máy quá đông nhưng vẫn cứ chen vào.
Nên:
Trẻ nên đợi chuyến thang máy mới có ít người hơn hoặc không có ai để đi.
Không nên:
Cha mẹ nên dạy con khi thang máy vừa đến không nên ngay lập tức chạy vào mà không quan sát.
Nên:
Mà hãy đợi mọi người lần lượt ra hết rồi thì mới đi vào.
Không nên:
Không nên dùng tay để giữ cửa thang máy vì rất dễ bị thương.
Nên:
Hãy dạy bé bấm nút chờ thang máy.
Không nên:
Khi thang máy đột nhiên mất điện và không hoạt động, tuyệt đối không được dùng tay để mở cửa thang máy ra. Trẻ có thể sẽ bị thương hoặc tệ hơn là tay sẽ bị mắc kẹt trong cửa thang máy. Thêm nữa cũng không được với lên phía trên thang máy, vì đó là khu vực có nhiều thiết bị điện, trẻ sẽ dễ dàng bị điện giật, rất nguy hiểm.
Nên:
Lúc này các bé hãy bấm nút khẩn cấp trên thang máy, nếu không có ai phản hồi, hãy gọi điện ngay cho bố mẹ để có được sự trợ giúp.
Trên đây là một số những kỹ năng quan trọng cha mẹ nên dạy cho trẻ khi đi thang máy, tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại rất cần thiết để trẻ bảo vệ bản thân an toàn hơn.
Theo Helino
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Bài toán khó Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã và đang tiếp nhận trẻ khuyết tật (TKT) học hòa nhập. Tuy nhiên, thực trạng số trẻ khuyết tật ngày càng tăng cao trong khi việc giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn đã tạo áp lực không...