Bốn ca tử vong do bệnh tay chân miệng
Trong hai tuần đầu tháng 5, thành phố liên tiếp có hai trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng, đưa số ca tử vong kể từ đầu năm lên 4 trường hợp. Với gần 2.700 ca nhập viện, bệnh tay chân miệng đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Sốt cao liên tục, xuất hiện ban đỏ ở tay chân, bé trai H.C.P. (2 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 10) được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 8/5. Tại đây, cháu được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng (TCM) bác sĩ đã cố gắng can thiệp nhưng sau một ngày nhập viện bệnh của bé chuyển nặng dẫn tới tử vong.
Trước đó, ngày 1/5 tại bệnh viện Nhi Đồng 1, bé trai T.T.P. (2 tuổi, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) cũng đã tử vong do mắc TCM. Được biết trước khi nhập viện bé đã khởi bệnh ngày 29/4 với triệu chứng sốt cao và run chân tay. Sau khi được chuyển đến bệnh viện bệnh nhi nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong cùng ngày.
Bệnh TCM tại TPHCM đã tăng gâp đôi so với cùng kỳ năm 2011
Sau hai ca tử vong liên tiếp nay, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã tiến hành điều tra dịch tễ xung quanh khu vực sống của hai bệnh nhi thì phát hiện thêm 4 trường hợp nhiễm bệnh khác đang điều trị ngoại trú tại xã An Phú, huyện Bình Chánh, gần nhà bệnh nhi T.T.P. Cùng với bốn trường hợp trên, một bé khác tại khu vực này mắc TCM đã được chuyển đến điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Theo thống kê của Sở Y tế thành phố trong tuần 18 năm 2012 số ca mắc TCM trên địa bàn phải nhập viện lên tới 165 trẻ. Tổng số ca mắc bệnh tính từ đầu năm đến nay là 2.680 ca, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2011. Trước tình hình bệnh TCM tiếp tục diễn biến phức tạp, Sở Y tế khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng các biện pháp rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần tại nơi bé sinh sống vui chơi. Trường hợp bé sốt cao, xuất hiện ban đỏ ở chân tay miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Vân Sơn
Video đang HOT
Theo Dân trí
iểm mặt virut gây bệnh nguy hiểm ở trẻ
Do trẻ em chưa thích nghi với thời tiết quá nóng bức, dẫn đến kém ăn, kém ngủ, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Mặt khác do các gia đình cho trẻ nằm gần quạt hoặc dùng máy lạnh ở nhiệt độ thấp nên trẻ càng dễ bị nhiễm khuẩn.
Hơn nữa mùa hè, thức ăn rất nhanh bị ôi thiu, trẻ ăn phải rất dễ mắc các bệnh đường ruột. Đặc biệt trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm não, màng não, tay - chân - miệng... do virut đường ruột có tên là Coxsackie gây ra.
Loại virut đường ruột gây nhiều bệnh ở trẻ em
Virus Coxsackie là một Enterovirus ở đường tiêu hóa, có khả năng gây nhiều loại bệnh cho trẻ em. Đặc điểm của virut này là sinh sản nhanh trong đường tiêu hoá, không bị tiêu diệt bởi môi trường acid, kể cả acid dịch dạ dày. Trẻ em bị nhiễm virut Coxsackie phổ biến nhất vào mùa hè. Virut thường gây ra một số bệnh hay hội chứng: viêm màng não vô khuẩn bệnh cúm mùa hè bệnh tay - chân - miệng đái tháo đường viêm màng ngoài tim...
Khoa học y học đã xác định được hai nhóm virut A và B cùng với trên 50 týp huyết thanh đã được xác định. Các loại virut loại này gây ra nhiều bệnh và hội chứng phức tạp như sau:
Tổn thương tay - chân - miệng do virut Coxsackie gây ra.
Viêm màng não và viêm não
Bệnh nhi viêm màng não vô khuẩn điển hình có các dấu hiệu: sốt đột ngột kèm ớn lạnh, trẻ lớn có thể kêu lạnh run, nhức đầu, sợ ánh sáng và đau khi vận động mắt. Nhiều trẻ bệnh có biểu hiện buồn nôn và nôn thực sự. Trẻ trong trạng thái lơ mơ, cổ cứng. Kết quả xét nghiệm có tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy nhưng không có biến đổi các thành phần sinh hoá.
Nghiên cứu cho thấy có thể gặp một thể bệnh: sốt dịu đi vài ngày, sau đó sốt lại kèm theo những dấu hiệu viêm màng não. Virut Coxsackie nhóm A gây viêm não khu trú và viêm tủy cắt ngang. Virut nhóm B gây viêm não lan toả.
Bệnh tay - chân - miệng
Virut gây bệnh lây lan rất nhanh qua đường miệng: bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh trong các trường hợp: trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ.
Bệnh đặc trưng bằng viêm miệng, tổn thương các ban có bọng nước ở bàn tay, bàn chân. Một trẻ bị nhiễm virut, sau thời gian ủ bệnh từ 4-6 ngày, trẻ bị sốt, chán ăn và uể oải, đau họng và nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, sau đó là ở mu tay, hoặc lòng bàn tay. Mụn nước dạng bóng rộp và nhanh chóng loét. Một nghiên cứu cho biết có khoảng 30% bệnh nhân bị tổn thương ở vòm miệng, lưỡi gà hay hạch hạnh nhân. Các triệu chứng sẽ giảm trong 1 tuần. Nhưng có đến 90% trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tay - chân - miệng tử vong do bị phù phổi hay xuất huyết phổi.
Bệnh cảm cúm mùa hè
Nếu ngày hôm nay con bạn bị nhiễm virut thì sau thời kỳ ủ bệnh từ 3-6 ngày, trẻ bị sốt đột ngột kèm uể oải, nhức đầu. Bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho. Có trẻ bị nôn. Bệnh thường diễn biến trong 1 tuần sẽ thuyên giảm hầu hết các triệu chứng.
Virut còn gây các bệnh khác như: viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh, đái tháo đường phụ thuộc insulin, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết, viêm họng mụn nước...
Triệu chứng xét nghiệm: phân lập được virut từ nước súc họng hoặc phân được cấy truyền vào chuột.
Cấu trúc virut Coxsackie B3.
Chú ý trong điều trị và phòng bệnh
Điều trị các bệnh do virut Coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ thể trạng trong các trường hợp viêm màng não, viêm não, bệnh tay - chân - miệng, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường... Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu cho loại virut Coxsackie, vì vậy để phòng bệnh thì biện pháp vệ sinh chặt chẽ là quan trọng nhất có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Vì là virut đường ruột nên việc thực hiện ăn chín uống sôi là biện pháp tốt nhất để chống lây nhiễm bệnh.
BS tư vấn chỉ nên bật quạt và máy lạnh vừa mát để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh. (Ảnh minh họa)
Các biện pháp có tác dụng khác là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã cho trẻ nhỏ. Mọi người thực hiện thường xuyên rửa tay, đeo găng tay trong sinh hoạt và chăm sóc người bệnh. Đối với nhà ở, công trình phụ... phải được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Người lớn và trẻ em phải tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ. Nhắc nhở mọi người, nhất là trẻ em che miệng khi ho và hắt hơi. Chỉ nên bật quạt và máy lạnh vừa mát để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh.
Theo ThS.Nguyễn Thế Minh (Sức khỏe đời sống)
TPHCM: Khó ngăn dịch vì... dân nhập cư đông (?!) Tại nhiều quận, huyện của TPHCM, lãnh đạo các trung tâm y tế dự phòng than rằng số dân ở trọ quá nhiều và hầu hết ở không cố định nên việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh gặp khó khăn. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM Từ đầu năm đến...