Bốn bài học cho TP.HCM sau 3 tháng chống dịch
Chuyên gia cho biết trải qua 3 tháng chống dịch, TP.HCM có 4 bài học cần rút kinh nghiệm để tiếp tục ứng phó với dịch bệnh. TP đang lên kế hoạch dài hơi để sống chung với dịch.
Chia sẻ tại chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 4/9, ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết ở góc nhìn cá nhân, ông nhận thấy TP.HCM có nhiều bài học về phòng, chống dịch bệnh trong thời gian qua cần rút kinh nghiệm.
Mặc dù xuất phát từ cơ quan tham mưu, tư vấn cho thành phố, ông chia sẻ quan điểm này dưới góc độ cá nhân sau khi nhận được câu hỏi của người dân liên quan đến việc địa phương lên kế hoạch sống chung với dịch.
4 bài học từ TP.HCM
Theo ông An, bài học đầu tiên không chỉ TP.HCM mà các địa phương khác trên cả nước cần rút ra là không được chủ quan. Giai đoạn đầu, Việt Nam chỉ ghi nhận 3.000-4000 ca nhiễm trong khi tình hình dịch ở các nước khác phức tạp hơn nhiều. Nhưng sau đó, trải qua một số đợt nghỉ lễ, người dân lại có tâm lý chủ quan nên đã tụ tập đông người, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan.
Ngoài ra, chủng mới Delta lây nhanh gấp nhiều lần so với các biến chủng khác. Do đó, người dân cần hiểu rằng phải luôn cảnh giác thì mới phòng ngừa được dịch bệnh.
Thứ hai, chuyên gia cho biết khi số ca nhiễm tăng cao, hệ thống y tế quá tải, điều khiến chính quyền và người dân TP.HCM rất đau xót là tỷ lệ tử vong cũng tăng cao. Trong khi tỷ lệ tử vong của nhiều nước trên thế giới là 2,1% thì tỷ lệ này ở TP.HCM là 4,2%, cao gấp đôi.
Trong khi đó, lúc đầu, việc phân tầng điều trị bị rối nên việc chuyển bệnh nhân đến các cơ sở điều trị gặp nhiều bất cập. Đây là bài học cần phải nhìn ra để TP tìm được cách giảm tỷ lệ tử vong. Hiện, tỷ lệ này còn cao, do đó ngành y tế cần phải nỗ lực hơn nữa.
Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 4/9 có chủ đề phục hồi kinh tế ở TP.HCM và hỗ trợ người dân quận 8. Ảnh: HCM.
Thứ ba, ông An cho rằng khi dịch bệnh tăng nhanh, TP áp dụng các giải pháp giãn cách kéo dài và nhiều đợt gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Những mô hình sản xuất trong đợt dịch vì thế cũng không phát huy được hiệu quả, làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
“Bài học ở đây là phải tính toán cho hợp lý. Tuy nhiên, khi phải đảm bảo cả sinh mạng và sinh kế của người dân, đây là bài toán không đơn giản cho TP”, ông An nói.
Bài học thứ 4, theo chuyên gia là cần rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Với một sự cố lớn như dịch bệnh, các địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục giúp người dân nhận hỗ trợ một cách nhanh chóng. Nhưng đến nay, nhiều người dân vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của TP khi có nơi xét duyệt chi trả chưa linh hoạt, còn máy móc trong thủ tục.
“Đó là một số bài học chính chúng ta cần nhìn thấy để rút kinh nghiệm cho tương lai, cũng là cho thấy chính quyền chưa làm tốt trong thời gian qua”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM nói.
Đề xuất giảm thủ tục đi đường cho shipper
Tại chương trình, một người dân gửi câu hỏi về việc làm thế nào để TP.HCM tận dụng được tiềm lực về công nghệ, giảm thủ tục, giấy tờ gây khó khăn cho người đi đường, đặc biệt là lực lượng shipper.
Trả lời, ông An cho biết chính ông cũng bức xúc vì người dân phải dùng quá nhiều app, khai báo quá nhiều thủ tục. Ông lo ngại việc shipper phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ để trình báo sẽ làm chậm việc cung ứng hàng hóa đến người dân. Shipper là lực lượng quan trọng trong chuỗi cung ứng nên cần được tạo điều kiện khi lưu thông.
“Địa phương cần quản lý nhưng thủ tục phải đơn giản và việc lưu thông không bị ngăn cách bởi quận, huyện. Chỉ có như vậy, hàng hóa và nhu yếu phẩm mới nhanh chóng đến được với người dân”, ông An nói và cho biết sẽ kiến nghị để TP có một app duy nhất nhằm quản lý tất cả thông tin về tiêm vaccine, xét nghiệm, lộ trình di chuyển… để cơ quan quản lý nhận diện.
Chuyên gia cho biết shipper ở TP.HCM cần được ưu tiên giảm thủ tục, giấy tờ lưu thông vì đây là lực lượng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Chí Hùng.
Nói về kế hoạch để TP.HCM sống chung với dịch, ông An cho biết dịch bệnh đã lây lan với tốc độ nhanh và thâm nhập sâu vào cộng đồng nên để đưa về trạng thái không có dịch là gần như không thể. Tuy nhiên, đây cũng là chuyển hướng rất quan trọng để TP xây dựng kế hoạch thời gian tới.
Theo đó, kế hoạch sống chung với dịch sẽ thay đổi cả một hệ thống xã hội, nhất là thay đổi cơ chế vận hành hệ thống y tế, phòng dịch, điều trị để đảm bảo không gây quá tải. Ngoài ra, để sống chung với dịch, cả phương thức vận hành xã hội và ý thức người dân cũng cần thay đổi.
Đáng lưu ý, chuyên gia cho biết hệ thống kinh tế cũng phải thay đổi để đưa ra mô hình sản xuất an toàn. Doanh nghiệp vận hành cần đảm bảo các điều kiện về thông khí, quy tắc dịch tễ, xét nghiệm để không lây nhiễm trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
“TP đang xây dựng kế hoạch triển khai. Đây là kịch bản, chiến lược dài hơi chứ không phải ngắn hạn, để người dân hiểu là sau này, chúng ta cơ bản phải sống chung với Covid-19 với những cách thức như vậy”, ông An nói.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine trong kế hoạch sống chung với dịch. Khi toàn bộ người dân được tiếp cận với vaccine, TP mới tiến đến được miễn dịch cộng đồng.
Tại chương trình, một người dân tên Lê An (quận 8, TP.HCM) bật khóc khi chia sẻ với lãnh đạo UBND quận 8 về việc bố của chị đã mất tại nhà vì Covid-19 do không được cán bộ y tế can thiệp kịp thời.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó chủ tịch UBND quận 8, đã gửi lời chia buồn với chị An và cho biết sẽ chấn chỉnh lại hoạt động của đội ngũ y tế phường, do thời gian này ngành y tế phải tiếp nhận và xử lý nhiều trường hợp nên gây ra tình trạng quá tải.
Về các trường hợp ở quận 8 chưa nhận được hỗ trợ trong khi là lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bà Hoa khẳng định trong ngày 5/9, bà sẽ yêu cầu các phường liên quan rà soát, liên hệ trực tiếp với người dân để hỗ trợ kịp thời.
Bất ngờ đối mặt cá sấu, người đàn ông Sài Gòn leo lên cây gọi... ứng cứu
Vừa đẩy xuồng xuống kênh, con cá sấu nặng hơn 80kg bất ngờ xuất hiện làm anh Tuấn Anh hốt hoảng leo ngay lên cây tràm cao hơn 4m để lẩn trốn và gọi điện cho người thân đến ứng cứu.
Cá sấu "khủng" nhảy lên xuồng của người đánh cá ở Sài Gòn
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh về việc bắt được cá sấu nặng hàng chục kilogam khiến người dân hoang mang, lo sợ. Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Leo lên cây tràm trốn cá sấu
Ngày 27/4, anh Huỳnh Trung Trực (34 tuổi, quê Cà Mau) vẫn còn bàng hoàng khi kể lại giây phút vây bắt con cá sấu nặng hơn 80kg nhảy lên xuồng của người quen.
Con cá sấu nhảy lên xuồng của anh Tuấn Anh.
Gần 3 tuần giáp mặt với loại động vật ăn thịt, anh Trực cảm thấy ớn lạnh mỗi khi chèo xuồng đi bắt cá tại các con kênh trên địa bàn huyện Bình Chánh. Anh Trực cùng nhiều người khác hành nghề bắt cá phải đổi địa điểm vì sợ cá sấu tấn công.
Anh Trực cho biết, sáng ngày 8/4, anh Tuấn Anh (bạn anh Trực) chèo xuồng một mình đi bắt cá ở nhánh kênh 5, đoạn gần nghĩa trang An Hạ (ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh). Trong lúc đẩy xuồng qua một nhánh kênh khác, một con cá sấu bất ngờ nhảy lên làm chiếc xuồng chao đảo, còn anh Tuấn Anh hoảng hốt tìm cách thoát thân.
"Chú Tuấn Anh sợ quá leo ngay lên cây tràm cao hơn 4m để trốn, rồi gọi điện cho tôi và người anh tên Tòng chạy vào hỗ trợ. Có thể con cá sấu đánh hơi được số cá trên xuồng nên nhảy lên kiếm ăn", anh Trực kể lại.
Theo lời kể của anh Trực, lúc anh cùng anh Tòng có mặt thì con cá sấu đã nằm "cố thủ" trên chiếc xuồng. Vài phút lấy lại bình tĩnh, anh Tuấn Anh mới dám trèo xuống đất.
Sau đó, anh Trực đuổi con cá sấu xuống kênh rồi cùng hai người còn lại chích điện cho bất tỉnh và đưa về nhà trọ. Con cá sấu này đã được bán cho một người dân ở một tỉnh miền Tây để nuôi với giá 2 triệu đồng.
Con cá sấu xuất hiện tại vườn nhà anh Thanh.
Chiều ngày 19/4, anh Dương Văn Thanh (41 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đi ra thăm ao cá sau nhà ở ấp 4 (xã Phạm Văn Hai) thì phát hiện con cá sấu ẩn mình gần bụi trúc rình 4 con dê đang gặm cỏ và đàn vịt xiêm lội tung tăng trong chuồng.
Lúc đầu, anh Thanh nghĩ là con kỳ đà nhưng sau khi quan sát kỹ thì xác định được là cá sấu nên hoảng hốt chạy vào nhà lấy dụng cụ khống chế con cá sấu. Khi anh Thanh quay trở lại vườn, con cá sấu phát hiện hơi người liền bơi xuống ao ẩn nấp.
Anh Thanh bên bộ da con cá sấu dài hơn 2m được phơi khô.
"Con cá sấu lặn hơn 1 giờ dưới nước mới chịu ngoi lên. Tôi và người bạn chích điện hơn 5 phút mới đưa được nó lên bờ. Con cá sấu này nặng hơn 80kg, dài hơn 2m. Nó nằm thừ lừ trên bờ khiến tôi sợ gần chết vì ở đây chưa bao giờ có cá sấu", anh Thanh kể lại.
Sau đó, anh Thanh mổ thịt con cá sấu chia cho hàng xóm, còn anh lấy bộ da, đầu mang cá sấu phơi khô để làm kỷ niệm.
Người dân lo sợ và kiểm lâm vào cuộc
Sống 18 năm tại vị trí anh Trực bắt được con cá sấu, cô Nguyễn Thị Hồng Liên (53 tuổi) cho biết, đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh cá sấu vào gần nhà dân để tìm kiếm thức ăn. "Từ khi phát hiện cá sấu, người dân trong xóm ai cũng cảnh giác mỗi khi đến gần các kênh, rạch", cô Liên lo lắng.
Khu vực con cá sấu xuất hiện trong lúc anh Tuấn Anh bắt cá.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Tuyết (56 tuổi) cũng lo sợ cho cháu của mình khi con cá sấu nặng hàng chục kilogam bò vào vườn của nhà anh Thanh. "Mấy đứa nhỏ đi học thì không sao nhưng ở nhà thì phải canh chừng tụi nó để đề phòng chuyện không may", cô Tuyết cho hay.
Qua ghi nhận tại các khu vực xuất hiện cá sấu có hệ thống kênh, rạch chằng chịt và có rừng tràm xen kẽ xung quanh. Theo phản ánh của người dân, tình trạng trên xảy ra chủ yếu trong tháng 4/2021.
Nhiều lần bị cá sấu bò vào vườn ăn gà, vịt. Chú Nguyễn Tấn Sơn (61 tuổi, ngụ ấp 4) đã rào chắn chuồng nuôi kỹ càng nhưng vẫn bị hao hụt gia cầm. "Gà, vịt bị cá sấu bò vào ăn là chuyện bình thường rồi. Người dân chúng tôi phải tự bảo vệ tài sản thôi", chú Sơn nói.
Con cá sấu xuất hiện tại vườn anh Thanh có hàm răng sắc nhọn.
Liên quan đến vụ việc, đại diện UBND xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) cho biết, đã tiếp nhận thông tin cá sấu xuất hiện ở địa bàn ấp 4 nhưng chưa xác định được số lượng và nguồn gốc.
"Người dân khi phát hiện cá sấu cần thông báo cơ quan chính quyền gần nhất", đại diện UBND xã Phạm Văn Hai khuyến cáo.
Trước sự phản ánh của người dân, cán bộ của Chi cục Kiểm lâm TPHCM phối hợp với UBND xã Phạm Văn Hai xuống các khu vực xuất hiện cá sấu để thu thập thông tin, lên phương án xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Từ ngày 27/4, TPHCM xử phạt người không đeo khẩu trang nơi đông người Ngày 26/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu từ ngày 27/4, người dân không đeo khẩu trang nơi tập trung đông người sẽ bị xử phạt. Lãnh đạo UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị và nhân dân thực hiện nghiêm "nguyên tắc 5K". Thành phố thực...