Bom chùm Mỹ gửi cho Ukraine tác động thế nào đến cuộc chiến?
Chuyên gia Mỹ cho rằng dù bom chùm Mỹ gửi cho Ukraine sẽ hữu ích nhưng có thể không tạo ra sự khác biệt ngay lập tức trên chiến trường.
Các quan chức Mỹ và các nhà phân tích quân sự cho rằng bom chùm mà Mỹ gửi cho Kiev có thể không hữu dụng ngay trong việc giúp ích Ukraine giành lợi thế phản công, theo tờ The New York Times.
Bom chùm hữu ích…
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng cho rằng việc không cung cấp đủ vũ khí cho Ukraine trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng sẽ khiến Ukraine không thể phòng thủ trước Nga.
Theo ông Biden, việc gửi bom chùm cho Kiev là một giải pháp tạm thời giúp Ukraine đứng vững cho đến khi việc sản xuất các loại đạn pháo thông thường được đẩy mạnh sản xuất.
Theo The New York Times, quyết định này của Mỹ giúp quân đội Ukraine có thêm thời gian để thăm dò các điểm yếu của hệ thống phòng thủ của Nga, bắn phá lực lượng pháo binh Nga nào tấn công lực lượng tiến công của Ukraine và chọc thủng các bãi mìn dày đặc, phá xe tăng Nga, các rào cản khác cũng như tiêu diệt quân phòng thủ Nga.
Video đang HOT
Lính Ukraine cầm một quả bom chùm đã bị vô hiệu hóa trong khu trưng bày các mảnh tên lửa do quân Nga sử dụng tại tỉnh Kharkiv hồi tháng 11-2022. Ảnh: REUTERS
Ông Mark F. Cancian – cựu chiến lược gia vũ khí của Nhà Trắng và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Washington D.C (Mỹ), cho rằng đạn chùm sẽ không chỉ giúp Ukraine có đủ đạn để tiếp tục khai hỏa ở cường độ cao mà còn tỏ ra hiệu quả hơn trong việc chống lại các mục tiêu Nga như bộ binh, pháo binh và các đoàn xe quân sự.
…nhưng ảnh hưởng khiêm tốn
Chuyên gia cấp cao Jack Watling của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở ở London (Anh) cho rằng quy mô ảnh hưởng của bom chùm trên chiến trường sẽ rất khiêm tốn, theo The New York Times.
“Nó sẽ làm cho pháo binh Ukraine trở nên nguy hiểm hơn một chút. Tuy nhiên, người ta sẽ cảm nhận được tác động thực sự vào cuối năm khi Ukraine được hỗ trợ thêm nhiều đạn dược, hơn là khi Ukraine nhận được bom chùm vào lúc này” – ông Watling nói.
Ông Rob Lee – cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ và cũng là chuyên gia về quân sự Nga của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở ở TP Philadelphia (Mỹ) nói rằng ông không nghĩ bom chùm sẽ có nhiều tác động trên chiến trường ngay tức khắc.
Tương tự, chuyên gia Mark F. Cancian cho rằng không có một loại vũ khí hay đạn dược nào mang lại chiến thắng. Chiến thắng của Ukraine sẽ là kết quả của quá trình viện trợ vũ khí, đạn dược, huấn luyện lính Ukraine của phương Tây và quyết tâm của người Ukraine.
Tuần trước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin H. Kahl cũng đã thừa nhận rằng không có một loại vũ khí nào là chìa khóa then chốt để tăng cường sức mạnh nhưng bom chùm sẽ cho phép Ukraine “duy trì cuộc chiến pháo binh trong tương lai gần”.
Mỹ buộc phải để trống vị trí lãnh đạo Thủy quân Lục chiến lần đầu tiên sau 164 năm
Một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã ngăn chặn việc bổ nhiệm người kế nhiệm Tướng David Berger giữ chức Tư lệnh lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Quyền Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ Eric Smith. Ảnh: AP
Lần đầu tiên sau 164 năm, vị trí người đứng đầu lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tạm thời bị bỏ trống khi Thượng nghị sỹ bang Alabama Tommy Tuberville từ chối xác nhận việc bổ nhiệm Tướng Eric Smith thay thế cho Tướng David Berger, người chính thức nghỉ hưu từ ngày 10/7.
Vị Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa này cũng phản đối khoảng 250 đề cử quân sự sự khác, trong đó có nhiều vị trí lãnh đạo trong Bộ Tham mưu Liên quân của quân đội Mỹ, với lý do để phản đối chính sách phá thai của Lầu Năm Góc.
Cụ thể, từ hồi tháng 3 đến nay ông Tuberville đã ngăn chặn mọi đề xuất thăng chức trong quân đội vì cho rằng Lầu Năm Góc sử dụng ngân sách chính phủ không đúng mục đích khi đồng ý thanh toán bồi hoàn cho quân nhân tại ngũ chi phí đi lại đến một tiểu bang khác để phá thai
Hiện Tướng Smith vẫn sẽ tiếp tục giữ chức quyền Tư lệnh lực lượng Thủy quân lục chiến cho tới khi đề cử của ông được sự đồng thuận tại Thượng viện. Lần cuối cùng vị trí người đứng đầu lực lượng Thủy quân lục chiến bị bỏ trống là vào năm 1859 khi Tư lệnh Archibald Henderson qua đời mà không có người kế vị ở tuổi 76.
Trong một bài xã luận được đăng trên tờ Washington Post vào tháng trước, Thượng nghị sỹ Tuberville khẳng định việc ông từ chối xác nhận đề cử bổ nhiệm không làm tổn hại đến sự sẵn sàng của quân đội và cũng không có tác động đến "những người thực sự tham chiến" mà "chỉ ảnh hưởng đến những người đứng đầu". Ông cũng khẳng định sẽ giữ nguyên lập trường cho tới khi chính sách phá thai bị từ bỏ, hoặc chính thức được hệ thống hóa thành luật.
Lầu Năm Góc đã chỉ trích hành động của ông Tuberville. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh sự cần thiết phải "chuyển đổi suôn sẻ và kịp thời các lãnh đạo được xác nhận". Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh lập luận rằng cuộc biểu tình của Tuberville đặt ra một "tiền lệ nguy hiểm" có thể tạo ra những "hiệu ứng tiêu cực trong toàn quân".
Trong khi đó, Nhà Trắng cũng cho rằng việc bổ nhiệm bị trì hoãn đặt ra "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia ". Một số đảng vithành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã tìm cách tránh xa các chiến thuật của Tuberville, kể cả lãnh đạo thiểu số Mitch McConnell.
Bị phục kích ở Ukraine, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ mất mạng Theo nhiều nguồn tin, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng tại một thành phố ở miền đông Ukraine, nơi quân đội Ukraine giao tranh ác liệt với các lực lượng Nga trong nhiều tháng. Theo nhiều nguồn tin, Cooper Andrews, một cựu lính thủy quân lục chiến Mỹ, đã thiệt mạng ở Ukraine vào tuần trước. Ảnh: CNN Trang Military ngày...