Bom chùm được sử dụng tràn lan ở Syria
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan Domingo de Mistura hôm nay bày tỏ lo ngại về thực trạng dùng bom chùm ở trong giao tranh ở Syria.
Ở thành phố Zabadani, một lượng lớn bom thùng, súng cối hạng nặng đang được sử dụng bừa bãi trong các đợt giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Một lượng lớn bom thùng, súng cối được sử dụng tràn lan ở thành phố Zabadani. (ảnh: BBC)
Đặc phái viên Mistura kêu gọi tất cả các bên xung đột duy trì nguyên tắc bảo vệ dân thường, đồng thời hối thúc chính phủ Syria ngăn chặn việc sử dụng các loại vũ khí bừa bãi tại các thành phố nước này.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Vanina Maestracci nói:”Trong tuyên bố của mình, đặc phái viên Mistura đã trích dẫn những nguồn tin địa phương đáng tin cậy cho thấy, một lượng lớn bom chùm đang được thả xuống các khu dân cư ở thành phố Zabadani, phía Bắc thủ đô Damascus. Trong khi đó, có các bằng chứng cho thấy nhóm Army Conquets đã trả đũa lực lượng chính phủ bằng việc bắn rốc két và súng cối hạng nặng liên tiếp tại các ngôi làng gần Ilid, Alphua và Kefraya, nơi một lượng lớn dân thường đang bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh”.
Đặc phái viên Mistura đang có một loạt chuyến công du tham vấn các nước trong khu vực nhằm tìm cách chấm dứt tình trạng bạo lực ngày một leo thang ở Syria. Hôm qua, tại cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Amir-Abdollahian ở Tehran, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố, Tehran tiếp tục ủng hộ cải cách ở Syria song phản đối bất kỳ “ý tưởng” nào gây phức tạp thêm tình hình tại nước này. Và rằng, bất cứ sự thay đổi nào đều phải được tiến hành bởi người dân Syria. Đặc phái viên Mistura một lần nữa nhấn mạnh sẽ là vô ích và phản tác dụng nếu các bên chọn giải quyết khủng hoảng Syria bằng giải pháp quân sự.
Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng lên tiếng báo động về tình hình nhân đạo tiếp tục xấu đi tại nhiều vùng dân cư, đặc biệt ở thành phố Aleppo. Nguồn cung cấp nước bị cắt từ một tháng qua, ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người dân và làm bùng phát các căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.
Trong khi đó, các nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc không thể tiếp cận được do các cuộc giao tranh diễn ra ác liệt. Kể từ khi bùng phát năm 2011, đến nay xung đột ở Syria đã làm hơn 230.000 người thiệt mạng, đẩy 12 triệu người vào cảnh bần cùng và cần được cứu trợ khẩn cấp./.
Mai Liên
Theo_VOV
8.000 người nhiễm HIV tại miền đông Ukraine gặp nguy
Khoảng 8.000 người nhiễm HIV tại miền đông Ukraine đang thiếu dịch vụ y tế và mọi nguồn cung cấp sẽ cạn vào tháng 8 tới, AFP dẫn cảnh báo từ đặc phái viên về vấn đề HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc.
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine đang khiến nguồn cung y tế cho người nhiễm HIV tại đây bị cắt - Ảnh: AFP
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về AIDS ở Đông Âu và Trung Á, ông Michel Kazatchkine kêu gọi các nước phải can thiệp càng sớm càng tốt, nếu không hàng ngàn bệnh nhân HIV/AIDS tại miền đông Ukraine sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm vì thiếu dịch vụ y tế.
Phát biểu trước thềm hội nghị các chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Hiệp hội AIDS quốc tế khai mạc hôm 19.7, ông Kazatchkine cho biết 8.000 bệnh nhân đã "mắc kẹt" trong cuộc giao tranh giữa chính phủ Ukraine và các tay súng ly khai thân Nga. Họ đang thiếu thuốc kháng vi rút cũng như các phương tiện điều trị do mọi nguồn cung cấp bị chặn, theo AFP ngày 20.7.
Mặc cho thỏa thuận ngừng bắn được ký kết hồi tháng 2, giao tranh vẫn diễn ra tại miền đông Ukraine. Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc Nga đã gửi quân và vũ khí đến đây để hỗ trợ lực lượng ly khai chống chính phủ Ukraine. Trong khi đó, Nga luôn bác bỏ mọi cáo buộc.
Hai tỉnh Luhansk và Donetsk từng là nơi ở của 25% số người nhiễm HIV tại Ukraine, nhưng hàng ngàn người đã chạy trốn, theo ông Kazatchkine. Trong số 8.000 người tại miền đông Ukraine nhiễm HIV, khoảng 1.000 người là con nghiện cần được điều trị bằng liệu pháp thay thế opioid. Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã chấp nhận chi trả cho việc chữa trị những người này, tuy nhiên Ukraine không cho phép vận chuyển các loại thuốc đến miền đông với lý do việc chuyên chở cần xe vũ trang hộ tống. Trong khi đó, Nga đã cấm sử dụng loại thuốc này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 Hệ thống tương tác không đối không Legion Pod được sử dụng để xác định mục tiêu trong môi trường không có sóng radar đã được thử nghiệm thành công trên máy bay chiến đấu F-16, nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin nói trong một bài phát biểu. "Legion Pod gần đây hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, tự hiệu...