Bồi dưỡng về GD Lịch sử trong chương trình GDPT cho giáo viên cốt cán phía Nam
Từ ngày 15/10 đến ngày 17/10, tại TP.HCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức đợt bồi dưỡng về giáo dục Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cho lãnh đạo Sở, Phòng phụ trách chuyên môn môn Lịch sử, giáo viên cốt cán các trường thuộc các tỉnh, thành phía Nam.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc đợt tập huấn.
Phát biểu khai mạc đợt bồi dưỡng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ, hiện nay, việc dạy học các môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng vẫn nặng về truyền thụ kiến thức là chính, ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề thực tiễn. Vì vậy, chưa tạo động lực thực sự từ bên trong để học sinh chủ động tìm đến môn học, yêu thích môn học.
Khi chuyển sang dạy học theo tiếp cận năng lực sẽ giúp học sinh hình thành động lực học tập từ bên trong, chủ động tìm đến môn học, lĩnh hội được kiến thức, dùng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Việc thay đổi trong hướng tiếp cận giáo dục, từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực là lý do để tổ chức các đợt tập huấn kĩ càng cho giáo viên.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tin tưởng qua đợt tập huấn, giáo viên, cán bộ quản lí sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về dạy học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông
Thứ trưởng hy vọng, qua đợt bồi dưỡng, các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đại diện cho các đơn vị sẽ có nhận thức sâu sắc về chương trình giáo dục phổ thông, về chương trình tổng thể môn học Lịch sử cũng như việc đổi phương pháp dạy học, đánh giá, kiểm tra; Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, lan tỏa tình yêu môn học với học sinh.
Video đang HOT
Trước mắt, giáo viên sẽ tận dụng những kiến thức đã tiếp cận, chủ động áp dụng vào việc dạy học chương trình hiện hành, làm bước đệm quan trọng khi chuyển sang chương trình mới.
Đợt bồi dưỡng có sự tham gia của các báo cáo viên là thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ biên môn Lịch sử, giáo sư Lịch sử đầu ngành
Thứ trưởng chia sẻ thêm, nếu nói việc dạy lịch sử chính là kể câu chuyện đã qua kết nối đến câu chuyện hiện tại, thầy cô sẽ kể lại câu chuyện ấy làm sao phải thật hấp dẫn cho học sinh. Vì vậy, vai trò của thầy cô trong dạy học bộ môn này là vô cùng quan trọng, làm sao để học sinh chủ động tìm đến môn học, lĩnh hội kiến thức, hiểu lịch sử, biết vận dụng bài học của lịch sử vào thực tiễn, khơi gợi niềm tự hào dân tộc, thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước…
Giáo viên cốt cán, chuyên viên môn Lịch sử của các Sở, Phòng ở các địa phương phía Nam tham dự đợt bồi dưỡng
Thứ trưởng đề nghị, sau đợt tập huấn, các giáo viên cốt cán, chuyên viên bộ môn ở các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ tài liệu, trở thành những báo cáo viên cho các đơn vị tại địa phương để lan tỏa nhận thức mới về chương trình môn học cũng như tầm quan trọng của bộ môn.
Trong đợt tập huấn, các nhà giáo sẽ được lắng nghe chia sẻ, trao đổi cùng các báo cáo viên là thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ biên môn Lịch sử, giáo sư Lịch sử đầu ngành am hiểu chương trình mới.
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán môn Lịch sử các tỉnh phía Bắc
Hôm nay (9/10), Bộ GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng về giáo dục lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông cho gần 300 giáo viên cốt cán và cán bộ Sở/Phòng GD&ĐT phụ trách môn Lịch sử của các trường 31 tỉnh thành phố phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc đợt tập huấn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của đợt bồi dưỡng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Hiện nay, việc giảng dạy nói chung, môn Lịch sử nói riêng vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức đó trong giải quyết vấn đề thực tiễn.
Dạy học truyền thụ kiến thức là lấy động lực bên ngoài để học tập nên không khuyến khích được sự ham thích, động lực học tập của học sinh. Việc chuyển sang tiếp cận năng lực, giúp học sinh học xong biết dùng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống quanh mình là cần thiết. Thay đổi trong hướng tiếp cận giáo dục, từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là lý do tổ chức đợt tập huấn này.
Nhắc tới vai trò của kiến thức lịch sử trong bối cảnh hiện nay, Thứ trưởng mong muốn, qua 3 buổi tập huấn, từng học viên sẽ nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học, lan tỏa tinh thần, phương pháp dạy và học Lịch sử hiệu quả, tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn học.
Các báo cáo viên, học viên tham gia đợt tập huấn.
Thứ trưởng cũng lưu ý các thầy cô giáo cần khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi học sinh qua môn Lịch sử; cho học sinh thấy đây là một môn học cần thiết, quan trọng trong cuộc sống, từ đó hình thành nhu cầu tự học.
Đợt tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày; các báo cáo viên là chủ biên và thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ biên môn Lịch sử, giáo sư Lịch sử đầu ngành am hiểu chương trình mới.
Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông về giáo dục Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với 2 tài liệu bồi dưỡng đã được xây dựng, đợt tập huấn sẽ tập trung phát triển nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử trong Chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Đồng thời, giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; hướng dẫn thực hiện các chương trình môn Lịch sử và Địa lý (cấp tiểu học), Môn Lịch sử và Địa lý (cấp THCS) và môn Lịch sử (cấp THPT) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trước khi tham gia tập huấn, các học viên đã tự học qua hệ thống đào tạo trực tuyến trong 3 ngày.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Hội thi tìm hiểu lịch sử 'Em yêu Tổ quốc Việt Nam' dành cho thiếu nhi Ngày 30/9, Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khởi động Hội thi tìm hiểu lịch sử dành cho thiếu nhi chủ đề "Em yêu Tổ quốc Việt Nam" lần 7 năm 2019. Các đại biểu bấm chuông khai mạc hội thi. Hội thi diễn ra từ 30/9 đến 27/10, với các phần thi cá nhân và tập thể. Phần...