Bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ như thế nào cho hiệu quả?
Các chương trình về Toán tư duy được thiết kế bài giảng khoa học, sinh động, phù hợp với năng lực sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ.
Giai đoạn trẻ từ 3 – 11 tuổi là thời điểm trẻ trải qua sự thay đổi lớn về cách thức tiếp cận và học tập những kiến thức mới với các bài học trên lớp. Trẻ cần phát triển năng lực tư duy để gia tăng khả năng tiếp nhận, mở rộng kiến thức, đồng thời phát triển hết tiềm năng của mình ở các bậc học cao hơn.
Bồi dưỡng trẻ qua Toán tư duy
Hiện nhiều trung tâm dạy năng lực, kỹ năng tư duy đã ra đời với các tên gọi khác nhau như: dạy Toán tư duy, toán logic, toán trí tuệ, dạy Toán bằng tiếng Anh hay phát triển tư duy thông qua dạy học môn Toán… Môn Toán không chỉ giúp trang bị kiến thức về toán học, mà còn là công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác một cách khoa học.
Đại diện CMS Edu cho biết, hầu hết các chương trình về Toán tư duy được thiết kế theo hướng sinh động, thông qua các câu chuyện và tình huống thực tế để lồng ghép kiến thức Toán học. Với các phương pháp giảng dạy được cải tiến, cùng sự hỗ trợ của hệ thống học cụ, học liệu hiện đại, tạo nên cách tiếp cận mới cho học sinh với môn học này.
Giáo dục năng lực tư duy cho trẻ không đơn thuần chỉ là dạy Toán
Video đang HOT
Đại diện CMS Edu đánh giá, nhiều trung tâm giảng dạy về nhận biết các con số và các thao tác tính toán cơ bản. Không ít học sinh tuy còn rất nhỏ tuổi đã có khả năng tính nhẩm nhanh và chính xác chỉ sau một thời gian ngắn theo học. Điều này khiến các bậc phụ huynh vui mừng trước sự tiến bộ của con so với các bạn bè cùng trang lứa.
Tuy nhiên, theo đại diện CMS Edu, do mục tiêu hướng vào dạy kiến thức Toán học hoặc Toán tư duy, nên hiệu quả mang lại chủ yếu mới dừng ở việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm quen, nhận biết các con số và tính toán cơ bản.
Chọn nơi học phù hợp năng lực của con
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, để rèn luyện cho trẻ phát triển được năng lực tư duy toàn diện cần phải xác định được năng lực tư duy của trẻ đang ở mức nào, cần thay đổi ra sao trước khi quyết định lựa chọn trung tâm cho con. Bởi không ít trường hợp phụ huynh cho con đi học theo xu thế mà chưa quan tâm tới năng lực thực sự của con. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức, mà còn ảnh hưởng tới cả cảm xúc của trẻ.
Ở các nước phát triển trên thế giới như Hàn Quốc, các cuộc thi và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực tư duy được tổ chức thường xuyên và bài bản bởi các tổ chức chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, nhằm đánh giá năng lực tư duy toàn diện của học sinh tiểu học, cuộc thi “CMS Championship” lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 21/12/2019, bởi CMS Edu ở Hà Nội.
“CMS Championship” – cuộc thi đánh giá năng lực tư duy học sinh
Đại diện CMS Edu cho biết, ở CMS Edu, các chương trình đào tạo về năng lực tư duy được thiết kế và hướng tích hợp kiến thức toàn diện. Theo đó, không chỉ dạy Toán, chương trình còn tập trung tích hợp nội dung giáo dục về giao tiếp thông qua các hoạt động như: tương tác, kể chuyện, làm việc nhóm… Đồng thời, CMS Edu còn khuyến khích khả năng quan sát, mức độ tập trung cũng như các kỹ năng tư duy phản biện của trẻ.
Theo cách này, CMS Edu được biết đến là một trong những thương hiệu có chương trình đào tạo bài bản và chuyên sâu về phát triển tư duy toàn diện dành cho trẻ. Đặc biệt, chương trình được thiết kế hệ thống, nỗ lực cho trẻ phát triển năng lực tư duy một cách toàn diện và có lộ trình theo từng cấp độ: từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Hội thảo “Khơi gợi tư duy cho trẻ – Bí quyết dành tặng ba mẹ” đã cung cấp cho phụ huynh những phương pháp dạy con hiệu quả để nâng cao năng lực tư duy
TS Toán học. Phạm Anh Minh – Cố vấn chuyên môn của CMS Edu cho rằng, phương pháp giảng dạy năng lực tư duy cho trẻ nên được bắt đầu bằng một câu chuyện cụ thể gây hứng thú. Đồng thời, lồng ghép các khái niệm toán học và truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Giáo viên cũng nên đưa ra những câu hỏi và hoạt động dẫn dắt để khuyến khích học sinh tư duy chủ động, đưa ra giả thuyết và tự mình khám phá kiến thức Toán học.
Nhà giáo giỏi sẽ là tài sản vô giá của giáo dục nghề nghiệp
"Chúng ta sẽ hoàn thiện chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích nhà giáo yên tâm gắn bó với nghề. Thu hút được người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cao trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp" - PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương cho biết.
Ngày 17/11, tại hội thảo "Xây dựng và phát triển đội ngũ Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025", PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhất là sự dịch chuyển lao động buộc các giáo viên dạy nghề không chỉ đạt chuẩn về chuyên môn mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
"Chuyển đổi số đặt ra cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp không chỉ là công nghệ mà còn về tư duy thiết kế bài giảng, về các điều kiện để thích ứng với liên thông trong đào tạo" - PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, hiện cả nước có 86.910 nhà giáo đang giảng dạy ở 2.957 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 51% nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành. Có những nhà giáo dạy lý thuyết nhưng hạn chế về kỹ năng nghề và ngược lại nhiều giáo viên dạy thực hành tốt lại hạn chế kiến thức về chuyên môn.
PGS.TS Cao Văn Sâm, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, chất lượng đội ngũ nhà giáo có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, thậm chí mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo. Do vậy, để nâng tầm nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần phải giải quyết ba vấn đề: Đào tạo bồi dưỡng, sử dụng - đãi ngộ và tôn vinh tạo vị thế cho nhà giáo.
"Chính sách, đãi ngộ nhà giáo dù đã được cải thiện nhưng trong lĩnh vực nghề nghiệp mức thu nhập còn hạn chế và trở thành rào cản để họ tâm huyết phục vụ nghề. Chúng ta không chỉ cải thiện thu nhập mà cần phải thường xuyên tuyên dương giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở các cấp để tạo vị thế cho nhà giáo" - PGS.TS Cao Văn Sâm nêu ý kiến.
Không chỉ vậy, ông Sâm cũng đề nghị cần hoàn thiện tiêu chí, quy trình xét Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với những tính chất đặc thù của nghề nghiệp.
Để nâng tầm nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, 100% nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và Asean, 70% giáo viên dạy các trường nghề được nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực hội nhập quốc tế...
Đặc biệt, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó sẽ có cơ chế đãi ngộ thu hút đội ngũ kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân, người có kỹ năng cao đã làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Bởi như khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, những nhà giáo giỏi sẽ là tài sản vô giá của hệ thống Giáo dục nghề nghiệp./.
Đỗ Quang Minh và bộ sưu tập Huy chương Vàng Toán học Sở hữu hàng chục huy chương vàng môn Toán, Đỗ Quang Minh (học lớp 10 Toán 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) có bí quyết là tự học và không đặt áp lực thành tích cho bản thân. Cậu rất "nghiện" bóng đá và là đại biểu cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX năm 2020. 3 tuổi biết...