Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán môn Lịch sử các tỉnh phía Bắc
Hôm nay (9/10), Bộ GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng về giáo dục lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông cho gần 300 giáo viên cốt cán và cán bộ Sở/Phòng GD&ĐT phụ trách môn Lịch sử của các trường 31 tỉnh thành phố phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc đợt tập huấn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của đợt bồi dưỡng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Hiện nay, việc giảng dạy nói chung, môn Lịch sử nói riêng vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức đó trong giải quyết vấn đề thực tiễn.
Dạy học truyền thụ kiến thức là lấy động lực bên ngoài để học tập nên không khuyến khích được sự ham thích, động lực học tập của học sinh. Việc chuyển sang tiếp cận năng lực, giúp học sinh học xong biết dùng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống quanh mình là cần thiết. Thay đổi trong hướng tiếp cận giáo dục, từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là lý do tổ chức đợt tập huấn này.
Nhắc tới vai trò của kiến thức lịch sử trong bối cảnh hiện nay, Thứ trưởng mong muốn, qua 3 buổi tập huấn, từng học viên sẽ nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học, lan tỏa tinh thần, phương pháp dạy và học Lịch sử hiệu quả, tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn học.
Các báo cáo viên, học viên tham gia đợt tập huấn.
Thứ trưởng cũng lưu ý các thầy cô giáo cần khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi học sinh qua môn Lịch sử; cho học sinh thấy đây là một môn học cần thiết, quan trọng trong cuộc sống, từ đó hình thành nhu cầu tự học.
Đợt tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày; các báo cáo viên là chủ biên và thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ biên môn Lịch sử, giáo sư Lịch sử đầu ngành am hiểu chương trình mới.
Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông về giáo dục Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với 2 tài liệu bồi dưỡng đã được xây dựng, đợt tập huấn sẽ tập trung phát triển nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử trong Chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Video đang HOT
Đồng thời, giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; hướng dẫn thực hiện các chương trình môn Lịch sử và Địa lý (cấp tiểu học), Môn Lịch sử và Địa lý (cấp THCS) và môn Lịch sử (cấp THPT) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trước khi tham gia tập huấn, các học viên đã tự học qua hệ thống đào tạo trực tuyến trong 3 ngày.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Đội ngũ giáo viên cần chủ động tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới
Thời gian còn lại không nhiều nếu thầy cô bị động sẽ dẫn đến thụ động và chắc chắn sẽ rất khó khi tiếp cận và thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu thực hiện ở lớp 1 vào năm học 2020-2021 tới đây. Như vậy, thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới không còn nhiều nữa.
Thời điểm này, giáo viên ở cơ sở đã chuẩn bị gì để thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới trong những năm tới đây?
Sự khác nhau giữa chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới với chương trình, sách giáo khoa hiện hành như thế nào là điều mà giáo viên cần phải nắm một cách tường tận để không gặp bỡ ngỡ khi thực hiện.
Chương trình mới sẽ có một số môn học tích hợp (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Thời gian qua, chúng ta đã thấy rằng khi Bộ Giáo dục công bố dự thảo chương trình môn học và cả ngay khi chính thức thông qua chương trình môn học thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, một khi Bộ đã công bố chương trình môn học chính thức thì có lẽ mọi thứ đã trở thành "pháp lệnh" để toàn ngành tổ chức thực hiện. Giờ đây, việc cần nhất là các giáo viên hướng tới mục tiêu làm thế nào để thực hiện tốt và hiệu quả khi đưa vào áp dụng chính thức.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự đồng ý của Quốc hội thì thời điểm mà ngành giáo dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới không còn nhiều thời gian nữa.
Năm học 2020- 2021 sẽ áp dụng ở lớp 1; năm 2021-2022 là áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; năm 2022-2023 là áp dụng ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Việc hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sẽ kết thúc vào năm học 2024- 2015 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, chúng ta thấy thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới không còn nhiều. Nếu mỗi giáo viên không chuẩn bị trang bị cho mình một nền tảng kiến thức cho sự thay đổi này sẽ rất khó khăn, bỡ ngỡ khi Bộ áp dụng lộ trình thay đổi tới đây.
Những điểm mới trong chương trình và sách giáo khoa mới
Khác với những gì mà ngành giáo dục đang áp dụng trong những năm qua ở chương trình hiện hành thì việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa tới đây hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, đối với chương trình giáo dục phổ thông mới thì sách giáo khoa không quan trọng nữa mà "chương trình" mới là điều mà thầy cô giáo phải chú trọng. Nội dung kiến thức phổ thông nằm trong chương trình môn học.Đối với chương trình hiện hành thì giáo viên chỉ cần sách giáo khoa là có thể dạy và kiến thức cơ bản, nội dung kiểm tra, thi cử của học sinh đều nằm trong sách giáo khoa.
Nội dung sách giáo khoa chỉ là một kênh tham khảo cho giáo viên và học sinh phổ thông. Chính vì sự thay đổi này sẽ khiến cho nhiều giáo viên sẽ gặp khó khăn bởi chúng ta đã quá quen với những cuốn sách giáo khoa khi giảng dạy trên lớp.
Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây có rất nhiều thay đổi ở các cấp học. Nhiều môn học mới được hình thành, nhiều môn học được đưa lên, đưa xuống các cấp học.
Chẳng hạn môn Tin học sẽ được giảng dạy ở cấp tiểu học, môn tiếng Anh sẽ được học tự chọn từ lớp 1. Môn Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ được giảng dạy cả ở cấp Trung học phổ thông.
Điều đặc biệt là cấp học Trung học phổ thông sẽ học thành nhiều chủ đề đối với từng môn. Chương trình mới có những môn học bắt buộc, môn học tự chọn. Trong mỗi môn học cũng có những bài học tự chọn và bài học bắt buộc.
Điều đặc biệt là ở cấp Trung học cơ sở sẽ có 2 môn học tích hợp. Từ 5 môn học độc lập hiện nay sẽ gộp thành 2 môn tích hợp. Đối với môn Lịch sử, môn Địa lý hiện hành sẽ là Môn Lịch sử và Địa lý; môn Hóa học, Sinh học, Vật lý sẽ là môn Khoa học tự nhiên.
Theo định hướng của ban soạn thảo chương trình và Bộ Giáo dục thì các môn học mới này sẽ tiến tới là một giáo viên sẽ đảm nhận một môn học. Tuy nhiên, đa phần các giáo viên hiện nay chỉ được đào tạo một phân môn.
Khi giảng dạy môn tích hợp cũng đồng nghĩa sẽ phải giảng dạy môn học từ 2-3 phân môn. Đây thực sự là khó khăn và đây có lẽ cũng là điểm mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên cần trang bị những gì?
Và, thời gian tới đây thì giáo viên tiếp tục được tập huấn, bồi dưỡng nhiều chuyên đề nữa. Việc tập huấn cả trực tiếp và cả tập huấn qua mạng Internet.Để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới thì thời gian qua, ngành giáo dục đã có những chuẩn bị như tập huấn một số chuyên đề cho giáo viên dưới cơ sở.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì việc tập huấn cho giáo viên hiện nay dưới cơ sở chưa thực sự hiệu quả. Chính vì thế, ngoài việc được bồi dưỡng, tập huấn thì giáo viên cần phải chủ động chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức và tâm thế cho việc đổi mới tới đây. Theo chúng tôi thì giáo viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Mỗi giáo viên cần chủ động đọc- tìm hiểu một cách thấu đáo chương trình môn học, nhất là đối với môn học, cấp học của mình đã được Bộ thông qua bởi đó là nội dung cơ bản nhất mà mình sẽ đảm nhận trong giảng dạy.
Thứ hai: Mỗi giáo viên phải luôn xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới và thúc đẩy việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thành công.
Muốn vậy, mỗi giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Làm chủ được kiến thức môn học mà mình sẽ dạy, nhất là đối với 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở.
Thứ ba: Trong mỗi đợt tập huấn tới đây, giáo viên cần chủ động lĩnh hội, học hỏi những cái mới. Những gì chưa thấu đáo cần mạnh dạn trao đổi, chia sẻ. Ngoài ra, cần thường xuyên cập nhật những thông tin, những bài bồi dưỡng trên các website của Bộ, của Sở và các trang chuyên đề của ngành để trang bị kiến thức cho mình.
Có lẽ, thời điểm này, điều giáo viên cần hướng tới là việc tranh thủ cập nhật những thay đổi của ngành. Thời gian còn lại không nhiều nếu thầy cô bị động sẽ dẫn đến thụ động và chắc chắn sẽ rất khó khi tiếp cận và thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới trong thời gian tới đây.
Những khó khăn khi thực hiện chương trình mới chắc chắn sẽ còn rất nhiều và lộ trình áp dụng chương trình mới thì đã cận kề.
Vì thế, sự chủ động của giáo viên từ bây giờ là là rất cần thiết để sau này đỡ vất vả cho bản thân mỗi người thầy và cũng là cách góp phần cho việc đổi mới của ngành giáo dục thành công trong một vài năm tới.
KHÁNH VĂN
Theo giaoduc.net
Hội thi tìm hiểu lịch sử 'Em yêu Tổ quốc Việt Nam' dành cho thiếu nhi Ngày 30/9, Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khởi động Hội thi tìm hiểu lịch sử dành cho thiếu nhi chủ đề "Em yêu Tổ quốc Việt Nam" lần 7 năm 2019. Các đại biểu bấm chuông khai mạc hội thi. Hội thi diễn ra từ 30/9 đến 27/10, với các phần thi cá nhân và tập thể. Phần...