Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: Nâng tầm cá nhân nhà giáo
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT giao cho Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Công tác này đang được triển khai thực hiện nghiêm túc với nhiều điểm mới.
Một lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán ở Hà Nội.
Cơ hội nâng tầm giáo dục
Là một trong những cán bộ quản lý cốt cán tham gia tập huấn, bồi dưỡng lần này, cô Võ Thị Tú Nhi – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hà (Hàm Yên, Bình Thuận) chia sẻ: “Tôi lĩnh hội được nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới; đặc biệt là kỹ năng quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường từ khóa tập huấn, bồi dưỡng lần này.
Đây là cơ hội để chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó triển khai tốt đến đội ngũ giáo viên của mình, nhất là đội ngũ giáo viên lớp 1 sẽ bắt đầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trong năm học tới”.
Cô Tú Nhi cho biết: Trước khi đến với buổi tập huấn trực tiếp, tôi đã tự bồi dưỡng bằng việc đọc, nghiên cứu tài liệu trên hệ thống online. Đây là hình thức bồi dưỡng không mới, nhưng là điểm khác biệt so với lần tập huấn trước và đặc biệt là đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của học viên”.
Nhiệm vụ và sức ép đối với toàn ngành Giáo dục là rất lớn. Nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhận thức sâu sắc về nâng cao chất lượng, nâng tầm giáo dục và nâng tầm bản thân mỗi thầy, cô. Các thầy cô được lựa chọn đi tập huấn, bồi dưỡng lần này đều là những cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán của các địa phương. Các thầy cô sẽ là những hạt nhân để quay trở về bồi dưỡng, truyền lửa đến các thầy, cô giáo khác.
GS Phạm Quang Trung
Theo GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, chúng ta đã khởi động chương trình bồi dưỡng 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trên toàn quốc. Theo kế hoạch, trong tháng 12, 4.000 cán bộ, quản lý được lựa chọn từ 63 tỉnh, thành được tập huấn, bồi dưỡng trước khi chúng ta triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
GS Phạm Quang Trung cho biết, đợt tập huấn, bồi dưỡng lần này được tổ chức rất công phu. Quá trình tổ chức được chuẩn bị gần 2 năm và gần 1 năm xây dựng tài liệu. Tài liệu tập huấn được các chuyên gia cao cấp, “khó tính” chuyên về giáo dục, quản lý giáo dục của Ngân hàng Thế giới cùng với đội ngũ chuyên gia uy tín của Học viện Quản lý Giáo dục và các trường sư phạm xây dựng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Lan tỏa tinh thần đổi mới
Tại các buổi tập huấn, bồi dưỡng, ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã giới thiệu về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như việc triển khai thực hiện chương trình tại các trường phổ thông và thực hiện một số phương pháp “chuyển tiếp” nhằm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Vũ Đình Chuẩn nhấn mạnh: Chương trình chỉ có thể thực hiện được khi xuống đến Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; rồi đến các trường phổ thông và đến với từng lớp học. Các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chính là những người quan trọng triển khai chương trình đến các lớp học, đến với giáo viên và học sinh. Các thầy cô tham gia tập huấn đợt này là những cốt cán để sau này bồi dưỡng, lan tỏa đến các đồng nghiệp khác.
Đây là một trong những khóa tập huấn để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời là khóa tập huấn chính thức đầu tiên cho cán bộ quản lý giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Được biết, ngoài khóa tập huấn này, theo kế hoạch trong các năm tiếp theo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiểu học sẽ được tập huấn các nội dung khác như: Quản trị nhân sự; quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh; xây dựng văn hóa nhà trường; quản trị chất lượng giáo dục; xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường tiểu học.
Khóa tập huấn, bồi dưỡng 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đề cập đến những vấn đề cốt lõi, quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình giáo dục tiểu học nói riêng. Qua đó nhằm định hướng nhận thức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếp theo của Bộ GD&ĐT.
Theo GD&TD
Mỗi trường một bộ sách, thật tuyệt vời!
Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà.
Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2020. Trong đó, Luật có quy định giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trước thời điểm luật giáo dục có hiệu lực, việc chọn bộ sách nào để dạy lớp 1 khi áp dụng chương trình mới, không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; việc chọn sách giáo khoa mới được thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Theo quy định của Nghị quyết 88 "cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn Sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh".
Dư luận rất băn khoăn "cơ sở giáo dục" ở đây là mỗi trường Tiểu học có quyền chọn một bộ sách sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường đó.
Như vậy có thể trong một Phòng giáo dục sẽ có các trường sử dụng sách giáo khoa khác nhau.
Chọn bộ sách nào để dạy, để học, có còn quan trọng? (Ảnh minh họa: VTV)
Việc "phong phú, đa dạng" các bộ sách trên cùng một địa phương phạm vi hẹp như vậy có nên không?
Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà.
Tại sao lại tuyệt vời?
Thứ nhất: Giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường học đã dựa vào năng lực "cảm nhận, cảm thụ" của mình về phương pháp tiếp cận kiến thức, kĩ năng mà bộ sách truyền tải phù hợp với mình; với điều kiện kinh tế xã hội của mình; việc dạy và học chắc chắn sẽ thuận tiện hơn khi "bị ai đó" ấn vào tay mình phải dạy, học theo sách này.
Thứ hai: Phù hợp với quy luật tiến hóa của xã hội; bộ sách nào tốt thì sẽ được nhiều người sử dụng, tồn tại; bộ sách nào không phù hợp, ít người sử dụng bị đào thải.
Vì khả năng "sinh tồn" của bộ sách, buộc các nhà biên soạn sách phải cập nhật, thay đổi, bổ sung hàng năm cho sách của mình theo kịp thời đại; tránh được "sự chây ì" kiến thức của nhà xuất bản.
Giúp làm lợi cho ngân sách, không cần đầu tư vào biên soạn sách giáo khoa; chỉ cần chương trình tốt, sách giáo khoa đã có "xã hội" lo.
Thứ ba: Thể hiện sự dân chủ xã hội trong giáo dục. Dân chủ ngay từ chọn sách dạy, chọn sách học.
Thứ tư: Tăng trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh, cộng đồng trong giáo dục đào tạo.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh không có quyền đổ lỗi; giáo dục mọi người phải có tính chịu trách nhiệm trước hành vi, lựa chọn của chính mình.
Thứ năm: Xóa bỏ lợi ích nhóm; Đập tan cơ chế xin cho, chạy chọt trong phát hành sách giáo khoa.
Sách giáo khoa nào cũng phải bám theo sợi chỉ đỏ, trục chính của giáo dục là Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành; chỉ khác nhau ở phương pháp, phương án tiếp cận tri thức mà thôi.
Vì thế, mỗi trường dạy một bộ sách giáo khoa khác nhau, không ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội; chỉ đem lại lợi ích cho giáo dục mà thôi.
Hãy để "cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn Sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh"; có như thế mới mong rằng, chúng ta sẽ có những bộ sách giáo khoa tốt.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Chọn lựa sách giáo khoa, những việc cần làm Ngay bây giờ, tất cả thầy cô giáo ở trường tiểu học trên cả nước phải tiếp cận được các bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thẩm định, phê duyệt. Ngày 1/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo...