Bồi đắp lòng tự hào qua cuộc thi tìm hiểu tên trường
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Sở GD-ĐT vừa ban hành thể lệ cuộc thi thuyết trình: ‘ Lịch sử tên trường em’.
Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, GV, HS trong toàn tỉnh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử mà các ngôi trường được mang tên. Từ đó bồi đắp lòng tự hào, tình yêu với nhà trường, quê hương, đất nước; giúp HS yêu thích môn Lịch sử hơn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT…
Đối tượng dự thi là tất cả các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh. Nội dung thi là viết bài thuyết trình về địa danh, sự kiện, nhân vật lịch sử mà trường được đặt tên và thể hiện bài dự thi tại vòng loại và vòng thi Chung kết dưới hình thức thuyết trình hoặc sân khấu hóa.
Tại vòng loại, mỗi trường thành lập 1 đội tham gia cuộc thi; thành viên của đội phải là cán bộ, GV, HS của nhà trường. Sau đó, mỗi đơn vị cấp huyện lựa chọn 1 trường (1 đội) có tiết mục xuất sắc nhất tham dự vòng Chung kết cấp tỉnh.
Video đang HOT
Những công lao to lớn của Thái sư Lưu Cơ đối với lịch sử dân tộc
Hướng tới kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013 - 2023),sáng 15/5, tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ".
Theo TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, 18 báo cáo khoa học gửi tới Hội thảo đã làm rõ ý nghĩa lịch sử gắn với sự kiện thống nhất đất nước, tạo lập nhà nước độc lập đầu tiên sau nhiều trăm năm đô hộ của ngoại bang, là quốc gia Đại Cồ Việt. Sự nghiệp đó của Đinh Tiên Hoàng Đế không thể tách rời những cận thần quan trọng trong "nhóm trẻ trâu Cờ Lau" mãi lưu truyền trong dân gian, mà Lưu Cơ là một nhân vật đứng đầu.
Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ thờ ở đình Đại Từ, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.
Theo "Phả ký tông từ họ Lưu" của dòng họ Lưu, viết vào đời vua Lý Anh Tông năm 1138 (hiện lưu trữ tại đền Vạn Ngang, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) và Ngọc phả còn lưu tại đền, đình thờ tự ngài Lưu Cơ, Thái sư Lưu Cơ sinh ngày mùng 3 tháng Giêng năm Canh Tý (940) tại trang Tri Hối (nay là thôn Tuy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông vốn thuộc dòng họ Lưu "Yên Định xứ Hoan Châu", tức vùng đất Yên Định, nay thuộc xã Thịnh Lộc và xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Các chuyên gia, đại biểu dự Hội thảo đã tập trung đánh giá, thảo luận, khẳng định công trạng to lớn của Thái sư Lưu Cơ, một danh nhân lịch sử, có nhiều công lao với dân tộc trải qua 3 triều đại: Nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.
Thứ nhất, theo nghiên cứu của GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Thái sư Lưu Cơ có công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ đầu tiên của nước ta từ thế kỷ X.
Tướng quân Lưu Cơ được Đinh Bộ Lĩnh cử quản lĩnh 3.000 binh mã đóng quân tại trang Đại Từ, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Vũ Ninh (nay là thôn Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Dân làng Đại Từ đã ủng hộ, theo tướng quân Lưu Cơ bình định sứ quân Lý Lãng Công (Lý Khuê), cát cứ tại huyện Siêu Loại, nay là Thuận Thành, Bắc Ninh. Sau này, Ngài đã ban đất quan điền cho dân làng Đại Từ. Lý lịch di tích cấp tỉnh đình Đại Từ và đình phả đã bổ sung cho chính sử về chiến công này.
Các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về lịch sử cổ trung đại Việt Nam đang làm sáng tỏ những đóng góp của Thái sư Lưu Cơ với đất nước.
Thứ hai, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái sư Lưu Cơ là vị quan đầu triều trông coi hình án, được đánh giá cao trong vai trò Phó Vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh xưng đế vẫn giữ tên "Đô hộ phủ" của thành Đại La; vì vậy, khi Lưu Cơ được giao làm Đô hộ phủ, nhiều người dễ nghĩ đó vẫn là An Nam Đô hộ phủ thời Bắc thuộc, cho nên khi nghĩ đến Lưu Cơ dễ liên tưởng đến ý "Bắc thuộc"... Thực tế thành Đại La - Đô hộ phủ đã vắng chủ từ khi Ngô Quyền đánh bại Kiều Công Tiễn năm 937 đến khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi chọn kinh đô ở Hoa Lư năm 968.
Thứ ba, cũng theo nghiên cứu "Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ, người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn" của TS Nguyễn Việt, trong quá trình cai quản thành Đại La, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã cho xây dựng lại, cải tạo thành Đại La từ một tòa thành Bắc thuộc trở thành một tòa thành của Đại Cồ Việt trù phú, vững mạnh đủ điều kiện tiên quyết cho Lý Công Uẩn thực hiện quyết định lịch sử dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Thành Đại La vốn có hướng trục chính, dinh thự và công sở hướng về phương Bắc. Phủ Thái sư Lưu Cơ không thể dùng nguyên thành Đại La cũ của Cao Biền, mà phải quay tất cả về hướng Nam, tức là chầu về kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt. Những sửa sang cải tạo này vẫn được lưu giữ trong tầng văn hóa của Hoàng thành Thăng Long, nhờ khảo cổ đã phát hiện khá nhiều gạch ngói thời Hoa Lư, như gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân".
Có thể nói, Thái sư Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ là nhân vật lịch sử lớn có công dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh, liên tục phục vụ đất nước 50 năm qua ba triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý.
Nhan sắc 10 diễn viên đóng nhân vật lịch sử giống "như hai giọt nước": Mê mệt mỹ nữ đóng "bông hồng yểu mệnh" Hollywood đẹp tuyệt trần! Thật là khâm phục những bộ phim Hollywood này đã tái tạo lại nhan sắc, vẻ ngoài của những nhân vật lịch sử quá chuẩn xác. Những bộ phim dựa trên các nhân vật có thật trong lịch sử đều khiến khán giả quan tâm tới lựa chọn diễn viên. Có nhiều tác phẩm khiến người xem phải trầm trồ vì mức độ...