Bội chi ngân sách 115.180 tỷ đồng trong 8 tháng
Bộ Tài chính cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 618.140 tỷ đồng, bằng 67,8% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Bội chi ngân sách 7 năm gần đây (ảnh nguồn Internet)
Trong đó, thu nội địa ước đạt 459.450 tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Nhờ có điều chỉnh chính sách thu đối với một số tài nguyên khoáng sản và thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhiều khoản thu nội địa tiến độ đạt khá (trên 70% dự toán), có khoản đã hoàn thành dự toán năm, như: thuế bảo vệ môi trường đạt 110,2%, thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 103%,…; các khoản thu về nhà, đất đạt 97,8% dự toán; lệ phí trước bạ đạt xấp xỉ 90% dự toán…
Chi ngân sách nhà nước 8 tháng là 733,3 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 110.900 tỷ đồng, bằng 56,9% dự toán, tăng 7% cùng kỳ năm 2014.
Riêng về thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đến hết tháng 8 vốn giải ngân cho các dự án ước đạt 107.700 tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán, xấp xỉ mức thực hiện cùng kỳ năm 2014. Chi trả nợ và viện trợ đạt 104.550 tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2014, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết…
Như vậy, bội chi ngân sách nhà nước lũy kế 8 tháng khoảng 115.180 tỷ đồng, xấp xỉ 51% dự toán năm.
Video đang HOT
Theo Duy Hữu
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khống chế giới hạn vay của địa phương trên số thu đạt được
Thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư xây dựng cơ bản như hiện nay, Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định khống chế mức giới hạn vay của ngân sách địa phương tính trên số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai giải thích những điểm mới của luật Ngân sách nhà nước.
Đây là một trong những điểm mới của Luật Ngân sách nhà nước, vừa được công bố tại buổi họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước sáng 17/7. Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Ngân sách Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, luật đã quy định rõ toàn bộ lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Còn đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do Nhà nước đầu tu và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thì nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ. Đối với phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật có liên quan.
Luật mới cũng quy định bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Luật Ngân sách 2015 đã bổ sung những nội dung để bảo đảm quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về ngân sách nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bà Mai cho biết.
Liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách, theo nữ thứ trưởng, Luật đã quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước và phân cấp rõ dơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng.
Lần sửa đổi này, luật cũng đã phân định cụ thể, rõ ràng đối với các khoản thu hồi vốn của nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế, thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu, thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Về nâng cao hiệu quả ngân sách - vấn đề luôn được đặt ra tại nghị trường - bà Mai cho biết luật đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc lập, quyết định khi xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách hằng năm. Quy định mới khác là quản lý ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và lộ trình thực hiện do Chính phủ quy định cụ thể.
Nguyên tắc về chi ngân sách nhà nước cũng đã được bổ sung và làm rõ hơn tại luật mới. Theo đó, các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
Với luật mới, theo thứ trưởng Mai, tính minh bạch, công khai cũng sẽ được nâng cao cùng với quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình thực hiện dự toán ngân sách kèm báo cáo thuyết minh. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, các thủ tục ngân sách nhà nước cũng phải được công khai và ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của cộng đồng.
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp tính bội chi ngân sách đã dược quy định bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương, trong đó chi trả nợ của ngân sách nhà nước chỉ bao gồm chi trả nợ lãi, còn trả nợ gốc được chi trả từ nguồn vay mới.
Trường hợp có bội thu ngân sách, tăng thu thực hiện so với dự toán, nguồn kết dư ngân sách được dành ưu tiên để chi trả nợ, cả gốc và lãi, bà Mai cho biết.
Mở rộng kiểm toán đến các cơ quan quản lý sử dụng nợ công Bên cạnh những đơn vị được kiểm toán như luật hiện hành, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công, Phó tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết tại cuộc họp báo công bố Luật Kiểm toán Nhà nước, sáng 17/7. Vẫn ở phạm vi, đối tượng kiểm toán, ông Ngoạn còn cho biết luật đã bổ sung doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Còn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống thì khi cần thiết, Tổng kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp. Điểm mới khác là luật đã quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Theo đó, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Đồng thời, báo cáo kiểm toán cũng là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và là căn cứ để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại. Luật mới cũng đã sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước từ 7 năm thành 5 năm cho phù hợp với các chức danh khác trong bộ máy nhà nước. Ông Vũ Văn Họa cũng cho biết, thời hạn của một cuộc kiểm toán, theo quy định tại luật là không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày. Còn đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thường cần thời gian kiểm toán dài thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Không cắt thưởng vượt thu ngân sách của địa phương Chiều 8/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 37, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Ngân sách nhà nước sửa đổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không cắt phần thưởng 30% số vượt thu của địa phương nhưng phải chặt chẽ với vấn đề bội chi ngân sách. Không phải lần đầu tiên được trình...