Bộ Y tế xóa bỏ cấp tổng cục
Bộ Y tế thay đổi về cơ cấu tổ chức, rút gọn từ 23 đơn vị xuống còn 21 đơn vị và không còn cấp tổng cục.
Theo Nghị định số 95 năm 2022 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ hôm nay (15/11), Bộ Y tế có thay đổi về cơ cấu tổ chức, rút gọn từ 23 đơn vị xuống còn 21 đơn vị và không còn cấp tổng cục. Cụ thể, Nghị định số 95 năm 2022 thay thế Nghị định số 75 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.
Theo Nghị định mới, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Y tế sẽ bỏ đơn vị Tổng cục Dân số, đổi thành Cục Dân số. Đơn vị trực thuộc sẽ không còn Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y dược học, Vụ Truyền thông thi đua và khen thưởng, Cục Công nghệ thông tin. Sẽ có các đơn vị mới được thành lập gồm: Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Trung tâm y tế Quốc gia.
Như vậy, sau khi hoàn tất việc cơ cấu lại tổ chức theo Nghị định 95, Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.
Nghị định quy định, Tổng cục Dân số, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dân số, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Tưa 15/11/2022, thông tin đến phóng viên, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Thi đua và Khen thưởng cũng gửi lời tạm biệt và cảm ơn tới các nhà báo, phóng viên đã đồng hành, chia sẻ những giai đoạn khó khăn, thách thức với đơn vị trong hơn 10 năm qua.
Ông Nguyễn Đình Anh mong muốn, sau khi Vụ Truyền thông kết thúc sứ mệnh, đội ngũ làm báo sẽ tiếp tục đồng hành với ngành y tế vì mục đích chung, hướng đến chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Video đang HOT
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Trong đại dịch COVID-19 thời gian qua, Vụ Truyền thông đã tích cực cử các cán bộ, chuyên viên đồng hành cùng các y, bác sĩ, các nhà báo, phóng viên vào tâm dịch, cung cấp những thông tin, chiến dịch truyền thông nóng hổi, chân thực và hữu ích tới công chúng.
Trước đó, Bộ Nội vụ đã đề nghị không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng và chuyển chức năng, nhiệm vụ thi đua, khen thưởng về Vụ Tổ chức cán bộ, chuyển chức năng, nhiệm vụ về truyền thông về Văn phòng Bộ Y tế để thu gọn đầu mối tổ chức./.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế theo Nghị định 95/2022 như sau:
1.Vụ Bảo hiểm y tế. 2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em. 3. Vụ Tổ chức cán bộ. 4. Vụ Kế hoạch – Tài chính. 5. Vụ Pháp chế. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Văn phòng Bộ. 8. Thanh tra Bộ. 9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo. 10. Cục Y tế dự phòng. 11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS. 12. Cục Quản lý Môi trường y tế. 13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. 14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. 15. Cục Quản lý Dược. 16. Cục An toàn thực phẩm. 17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế. 18. Cục Dân số. 19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế. 20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia. 21. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Tân bộ trưởng Bộ Y tế: Tập trung giải quyết việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
Chia sẻ với báo chí sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ khó khăn của ngành y tế hiện rất nhiều.
Tình trạng khan hiếm thuốc khiến nhiều loại thuốc tăng giá - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chia sẻ với báo chí sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ khó khăn của ngành y tế hiện rất nhiều.
Và bà Đào Hồng Lan rất tin tưởng vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cục, vụ, viện, bệnh viện có chuyên môn rất giỏi và mọi người sẽ giúp bà hoàn thành nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng chữa bệnh
Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan
Bà Lan cho biết ngoài việc bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, bà tập trung cho các nhiệm vụ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân.
Trong đó, bà tập trung chỉ đạo tháo gỡ, vướng mắc của việc thiếu thuốc, trang thiết bị. Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật dược, Luật đấu thầu, Luật giá và các nghị định hướng dẫn để tháo gỡ căn cơ, bài bản, đảm bảo có căn cứ thực hiện cho chặng đường dài tiếp theo.
Hiện bộ cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư thông qua dự án Luật đấu thầu (sửa đổi). Bộ cũng tích cực để làm sao đẩy nhanh việc cấp phép giấy gia hạn lưu hành thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để có căn cứ cho doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương, bệnh viện chủ động tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền của mình.
"Cùng với đẩy nhanh tốc độ mua sắm, đấu thầu tập trung và đàm phán giá thuốc, bộ cũng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về cơ sở để làm sao chủ động, linh hoạt cho địa phương và cơ sở triển khai thực hiện", bà Lan nói.
Cải thiện chế độ tiền lương
Nói về tình trạng cán bộ, nhân viên y tế đồng loạt nghỉ việc, bà Lan cho hay thời gian qua, bộ đang rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất cải thiện chế độ tiền lương đối với đội ngũ nhân viên ngành y tế. Trước mắt sẽ trình nghị định 56 sửa đổi chế độ đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở, dự phòng. Quá trình triển khai nghị quyết 27 về chính sách cải cách tiền lương, bộ cũng sẽ có những đề xuất phù hợp.
"Việc chăm sóc sức khỏe người dân hiện nay đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao, vì vậy chất lượng nhân lực ngành y tế rất quan trọng. Chúng tôi xác định giải pháp việc đào tạo nguồn nhân lực từ đầu vào, cho đến việc bồi dưỡng đội ngũ hiện nay và tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, có giải pháp hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế làm việc.
Một trong những giải pháp căn cơ đó là thực hiện những cơ chế về tài chính y tế đảm bảo hoạt động đầy đủ của hệ thống cơ sở. Tập trung làm những việc này mới giải quyết căn bản các vấn đề của y tế hiện nay", bà Lan nhấn mạnh.
Công tác trong ngành y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) bày tỏ sự thông cảm với những trọng trách, áp lực mà bất kỳ ai nhận nhiệm vụ bộ trưởng Bộ Y tế phải mang. Theo bà Lan, tất cả những yếu kém của ngành y tế hiện nay đã tồn tại nhiều năm, qua nhiều đời bộ trưởng và trách nhiệm không chỉ của riêng ai.
Hiện nay có ý kiến bộ trưởng mới không có chuyên môn sẽ khó giải quyết dứt điểm được những tồn tại trong ngành, đó đúng là một lo ngại. Nhưng dù chuyên môn có giỏi đi chăng nữa mà nếu không có sự vào cuộc, không có chủ trương, định hướng tốt, thực sự coi y tế, an sinh xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng thì cũng khó giải quyết.
"Bao nhiêu đời bộ trưởng trước đây có trình độ chuyên môn cao trong ngành cũng chưa giải quyết được. Đôi khi bộ trưởng không phải chuyên môn trong ngành sẽ dũng cảm quyết định những vấn đề quan trọng, quyết tâm vì người dân, vì sự phát triển của ngành", bà Lan nói.
Do đó, bà Lan mong muốn bộ trưởng mạnh dạn quyết những vấn đề liên quan đến những cái quan trọng nhất, mong muốn lớn nhất của ngành như tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế. Đừng chỉ hài lòng với các báo cáo của các sở y tế, phải lắng nghe sự thật và quyết tâm để giải quyết.
Thực ra, ngành y tế không thiếu những người có trình độ để làm, nhưng làm sao để kết hợp lại và phát huy được. Còn như hiện nay, cứ theo cơ chế cũ, lối mòn, những cơ chế cũ kỹ, lạc hậu cuối cùng người dân là người phải trả giá khi chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng của ngành đi xuống.
* Bác sĩ BÙI ĐỨC NGUYÊN (đang công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội):
Mong tân bộ trưởng giúp tăng lương, giảm giờ làm
Thời gian vừa qua với nhân viên y tế chúng tôi có rất nhiều áp lực về tâm lý, nhất là sau các vụ như Việt Á... Cạnh đó hiện nay thời gian, áp lực làm việc của bác sĩ quá lớn trong khi thu nhập không tương xứng dẫn đến nhiều người chán nản, xin nghỉ ra các bệnh viện tư làm. Nên chúng tôi mong trong thời gian sớm nhất bộ trưởng quan tâm hơn để có thể có cơ chế tăng lương, thu nhập, giảm giờ làm cho anh em bác sĩ, nhân viên y tế các bệnh viện công.
Ngoài ra, hiện nay tình hình an ninh ở nhiều bệnh viện rất phức tạp. Không ít bác sĩ, nhân viên y tế đã bị người nhà bệnh nhân đánh, gây thương tích khiến anh em sợ hãi, ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Do vậy, chúng tôi mong muốn bộ trưởng sớm có biện pháp để bảo vệ an toàn cho các nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ.
Cuối cùng, hiện các bác sĩ mất rất nhiều thời gian và công sức để làm các thủ tục hành chính như xin cấp chứng chỉ hành nghề... Nên rất mong tân bộ trưởng có phương án giảm bớt thủ tục hành chính để các bác sĩ dành thời gian chuyên tâm làm công tác chuyên môn, cứu chữa cho người bệnh và nghiên cứu khoa học.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám...