Bỏ xếp loại, hình thức đào tạo trên văn bằng đại học: Khó kiểm soát chất lượng

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT dự kiến trên bằng tốt nghiệp ĐH sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này sẽ khiến khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Bỏ xếp loại, hình thức đào tạo trên văn bằng đại học: Khó kiểm soát chất lượng - Hình 1

Mỗi tấm bằng ĐH đều có một “câu chuyện” riêng của nó. ẢNH: NGHIÊM HUÊ

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp cho rằng, việc thay đổi phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn “đầu ra” ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức,… Nguyên nhân do quá trình đào tạo và khâu đánh giá khác nhau.

“Nếu thực sự chúng ta muốn coi hai loại bằng cấp (chính quy và không chính quy) này tương đương thì phải siết chặt các công đoạn, các quy trình từ khâu tuyển sinh, khâu đào tạo và đến khâu đánh giá” – GS. Trần Văn Chứ nói.

PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội đồng tình với thay đổi này nhưng điều kiện kèm theo là phần đánh giá của các loại hình đào tạo phải như nhau.

“Nhưng tôi e rằng như thế rất khó. Hiện tại, nếu lấy thang đo của đào tạo chính quy áp sang hệ vừa học vừa làm chắc chắn tỷ lệ tốt nghiệp sẽ rất thấp” – PGS Trần Văn Tớp nói.

Theo ông, nếu không ghi hình thức đào tạo lên văn bằng thì phải có phụ lục kèm theo. Trên đó phải có các thông tin kết quả học tập, chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, người nhận tấm bằng có khả năng đào tạo tiếp tục ra sao.

Mặt khác, PGS Trần Văn Tớp cũng khẳng định nếu không ghi xếp loại học lực lên văn bằng, nguy cơ mất động lực phấn đấu của người học là điều có thể xảy ra. Đồng ý với quan điểm này, GS Trần Văn Chứ cho hay nếu không ghi hạng bằng (xuất sắc, giỏi,…) rất dễ kéo theo sự cào bằng giữa người học, điều này có thể vô tình làm giảm động lực phấn đấu của người học.

Video đang HOT

Lấy gì đo giá trị tấm bằng?

Đứng dưới góc độ nhà tuyển dụng, bà Trần Thị Thu Hương, Trưởng phòng Hành chính nhân sự, Cty TNHH Shihen Việt Nam, cho biết khi tuyển dụng, bà quan tâm xem ứng viên của mình tốt nghiệp trường ĐH nào, loại hình đào tạo, chuyên ngành gì. Theo bà Hương hệ chính quy, công tác đào tạo quy chuẩn, nghiêm túc hơn rất nhiều so với đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng, văn bằng 2… Việc mua điểm, học hộ ở hệ chính quy cũng hạn chế hơn.

“Năng lực thi đầu vào, thái độ, kinh nghiệm, tầm của mỗi ứng viên ở mỗi hệ đào tạo khác nhau. Nhà tuyển dụng sẽ có cách đánh giá, giao việc khác nhau. Ví dụ, chọn một ứng viên làm hạt giống để đào tạo từ không thành chủ chốt, nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên tốt nghiệp hệ chính quy vì các ứng viên này có đầu vào cao hơn, đào tạo nghiêm túc hơn” – bà Hương nói.

GS Trần Văn Chứ cho hay, hệ đào tạo nào không quan trọng với các Cty tư nhân, Cty có vốn đầu tư nước ngoài bởi họ cần nhân sự đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm. Nhưng với các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cán bộ lại khác.

“Bây giờ, khi các loại văn bằng ĐH có giá trị như nhau chắc sẽ có nhiều người đủ chuẩn để tuyển dụng và bổ nhiệm chức vụ nhằm đảm nhận nhiều công việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Dù vẫn biết, khi mọi cơ sở pháp lý đã có hiệu lực thì các văn bằng này có giá trị như nhau nhưng có lẽ khoảng cách về trình độ của các loại hình đào tạo này vẫn còn xa nhau nhiều lắm” – GS Chứ cho hay.

Để giá trị của bằng tốt nghiệp đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau như quy định của Luật, GS Chứ cho rằng, điều quan trọng là các trường ĐH phải có trách nhiệm hơn, không đào tạo dàn trải; không nên tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự chọn lọc.

“Với thực tế ở Việt Nam hiện nay và 5 năm tới vẫn còn nhiều trường đại học tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo này có chất lượng tương đương” – GS Chứ nhấn mạnh.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng, việc bỏ những thông tin như xếp loại, loại hình đào tạo trên bằng tốt nghiệp của sinh viên là cần thiết song thời điểm này chưa phù hợp, cần phải có lộ trình. “Nguyên do là tình hình kinh tế- xã hội, văn hóa, ý thức của Việt Nam ta chưa phát triển so với các nước đang thực hiện hình thức này nên có khả năng sẽ tạo kẽ hỡ để người học lợi dụng, lách luật”, ông Dũng nói.

TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý phát triển Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam, nền giáo dục còn cần thêm nhiều thời gian và sự quyết tâm để theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì thông tin xếp loại trên bằng cấp cũng cần thiết, đó là tín hiệu quan trọng cho sự lựa chọn của nhà tuyển dụng, và cũng là sự ghi nhận quan trọng nhằm khuyến khích những người có nhiều cố gắng trong học tập và đạt loại tốt nghiệp cao.

Theo Tiền phong

Văn bằng Đại học: Nếu không còn phân loại...

Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý về Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (GDĐH), bao gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự.

Theo dự thảo, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ đồng nhất, không còn phân loại khá hay giỏi, chính quy hay tại chức.

Văn bằng Đại học: Nếu không còn phân loại... - Hình 1

Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ĐH có cơ hội ngang nhau trong tuyển dụng lao động.

Điều này cũng phù hợp với Luật GDĐH sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 1/7/2019, theo quy định các loại hình đào tạo ĐH có giá trị như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều băn khoăn, lo lắng, thậm chí là hoài nghi về độ "vênh" trong chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra ở các loại hình đào tạo khác nhau.

Theo như quy định hiện hành thì văn bằng ĐH có ghi xếp loại tốt nghiệp: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá hoặc Trung bình; Hình thức đào tạo ghi: "Chính quy" hoặc "Vừa làm vừa học", "Học từ xa", "Tự học có hướng dẫn". Đối với ngành kỹ thuật ghi "Bằng kỹ sư"; ngành kiến trúc ghi "Bằng kiến trúc sư"; ngành Y ghi "Bằng Bác sĩ" hoặc "Bằng cử nhân"; ngành Báo chí ghi "Bằng Cử nhân".... Còn theo tinh thần dự thảo Thông tư mới sẽ không còn các quy định trên.

Băn khoăn chất lượng đào tạo

Lâu nay, có một sự thật là hình thức đào tạo chính quy vẫn chiếm ưu thế hơn nhiều so với đào tạo không chính quy, kể cả chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo. Ngay cả người học cũng bày tỏ băn khoăn rằng, một khi vàng thau lẫn lộn như nhau thì chất lượng giáo dục sẽ ra sao?

Ngay sau khi Luật GDĐH được thông qua (ngày19/11/2018), theo các chuyên gia việc đánh giá bằng ĐH chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là bước tiến, nhưng xã hội chưa thể công nhận ngay, do chất lượng đào tạo không đồng đều. TS Lê Viết Khuyến- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GDĐT) cho rằng: Việc chỉ có một loại văn bằng, không phân biệt chính quy hay tại chức, là quy định phổ biến trên thế giới. Ông đánh giá điểm sửa đổi này phù hợp và có thể khuyến khích xã hội học tập. Vì thế, Luật GDĐH thừa nhận sự tương đương giữa các loại hình giáo dục khác nhau, không có sự phân biệt giữa chính quy và không chính quy, có thể xem là bước tiến về tư duy. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra mới là mấu chốt, chứ không phải phân biệt giá trị văn bằng hay hình thức đào tạo. Ông cũng phân tích rằng, thừa nhận bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là cái đích xã hội mong muốn hàng chục năm nay, nhưng còn vướng trong quá trình triển khai. Nhiều trường rút bớt chương trình, hạ chuẩn đánh giá với hệ đào tạo không chính quy.

Vẫn theo ông Khuyến, với tình hình hiện tại, học riêng, thi cử riêng, đánh giá riêng, tất nhiên xã hội chưa thể công nhận hai văn bằng tương đương. "Đích để đi tới là để đảm bảo làm sao cho người học có trình độ ĐH được xã hội đánh giá bình đẳng với hệ chính quy chứ không chỉ là chuyện ghi hay không ghi hình thức đào tạo lên tấm văn bằng tốt nghiệp. Muốn vậy, khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý phải tăng cường chứ không thể chỉ trông chờ vào sự tự giác của các trường"- ông Khuyến nhấn mạnh.

TS Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cũng cho rằng: Quy định bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là chính sách tiến bộ, tuy nhiên, xã hội vẫn nghi ngại giá trị văn bằng của hình thức đào tạo không chính quy. Bằng tại chức, liên thông, đào tạo từ xa chưa được xem trọng do thái độ người học, khâu kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Vì thế, Luật GDĐH đã thông qua rồi nhưng thực tế còn nhiều thách thức.

Liệu có sát thực tế?

Dù thế nào, câu chuyện đồng nhất văn bằng GDĐH đang mở ra những kỳ vọng mới về việc nâng cao chất lượng giáo dục ở hệ đào tạo này. Chỉ biết rằng thị trường lao động sẽ quyết định tất cả. Những cơ sở đào tạo không tuân thủ những quy định của Luật, chỉ thấy lợi nhuận trước mắt mà dễ dãi trong việc tuyển sinh, đào tạo, thì đầu ra của hệ ngoài chính quy sẽ bị trả giá bằng chính uy tín của đơn vị đào tạo đó.

Và mặc dù Bộ GDĐT khẳng định sẽ đẩy mạnh kiểm định chương trình đào tạo, nhưng nhiều ý kiến cho rằng: Ngay cả chuẩn đầu ra của các chương trình chính quy cũng chưa thực sự đảm bảo chất lượng thì việc cấp bằng cho hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết... như bằng chính quy vào thời điểm này là chưa hợp lý. Không phải ngẫu nhiên mà lâu nay xã hội vẫn phân biệt chất lượng các loại hình đào tạo khác chính quy. Thậm chí cách đây vài năm, một số địa phương từng có những văn bản (gây tranh cãi) về việc không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ ĐH tại chức vào làm do chất lượng đào tạo tại chức được đánh giá là đáng "báo động".

Vi Cầm

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặngVụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
21:21:33 04/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tốVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
21:24:58 04/05/2025
"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ
21:46:50 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
19:25:07 04/05/2025
Sao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làmSao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làm
19:55:39 04/05/2025
Người mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biếtNgười mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biết
17:59:21 04/05/2025
Dương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không raDương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không ra
18:20:28 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho conTạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
21:55:31 04/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê

Hậu trường phim

23:44:37 04/05/2025
Từ một cô gái nghèo tay trắng đến minh tinh hàng đầu, nữ diễn viên này đang xây dựng một hành trình không giống ai.
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Sao việt

23:39:11 04/05/2025
Cuộc sống hiện tại sau khi đã giải nghệ, Việt Trinh cho biết, cô chỉ ở nhà chăm vườn, trồng hoa, cây ăn trái, trồng những giống mới, giống cũ ngày xưa.
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Tv show

23:05:05 04/05/2025
Cho thấy sự tiến bộ trong tập 7 Đánh thức đam mê , Đang Đang được Ngọc Sơn khen ngợi về giọng hát, đồng thời khuyên cô cần trau dồi nhiều hơn khi làm nghề.
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Netizen

23:04:34 04/05/2025
Hoàng đế ở các triều đại phong kiến Trung Quốc được xem sự tồn tại tối cao trong thiên hạ, thế nhưng những ai từng đến thăm Cố cung, có lẽ sẽ phát hiện, phòng ngủ của Hoàng đế thường không rộng quá 10 mét vuông.
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Sao thể thao

23:02:43 04/05/2025
Trent Alexander-Arnold nhiều khả năng sẽ gia nhập Real Madrid ngay trước khi FIFA Club World Cup 2025 khởi tranh, với mức phí chuyển nhượng chưa đến 1 triệu bảng.
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

Sao châu á

23:02:13 04/05/2025
Theo The Japan News hôm 3.5, Ryoko Hirosue sẽ tạm gác các hoạt động trong ngành giải trí để tập trung điều trị sức khỏe tâm thần.
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

Nhạc việt

22:36:44 04/05/2025
Tuấn Ngọc, Trung Quân Idol và Nguyên Thảo đều sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, có giọng hát mang theo âm hưởng đặc trưng của phố núi, tạo nên phong cách biểu diễn riêng biệt.
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Pháp luật

22:24:01 04/05/2025
Chiều 4/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa triệt phá thành công hai tụ điểm đánh bạc quy mô lớn dưới hình thức đá gà, lắc tài xỉu, bắt 34 đối tượng và thu giữ gần 200 triệu đồng.
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Thế giới

22:22:03 04/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn tại Cơ quan tình báo trung ương (CIA) và nhiều đơn vị tình báo khác.
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương

"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương

Nhạc quốc tế

21:44:03 04/05/2025
Từng được mệnh danh là nữ hoàng gợi cảm hay nữ hoàng solo nhưng lần comeback này bất ngờ xịt ngỏm , chìm nghỉm giữa dòng chảy âm nhạc.
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay

Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay

Sao âu mỹ

21:21:28 04/05/2025
Việc Leonardo DiCaprio tiếp tục hẹn hò với bạn gái người mẫu Vittoria Ceretti, dù cô 26 tuổi khiến công chúng không khỏi tò mò.