Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đại học Công nghiệp luôn là đơn vị đi đầu khối trường thuộc Bộ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã khẳng định như vậy tại buổi lễ Khai giảng năm học mới 2019-2020 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI), diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 8/9/2019.
Là một trong những trường đại học có truyền thống và lâu năm nhất của Việt Nam với 121 năm xây dựng và phát triển, hiện HaUI có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Hà Nam được đầu tư hiện đại với diện tích 50 ha, quy mô đào tạo gần 32 nghìn HSSV, đào tạo 6 cấp trình độ: 03 chuyên ngành Tiến sĩ; 09 chuyên ngành thạc sĩ; 32 chuyên ngành đại học; 15 ngành cao đẳng và các chương trình hợp tác với Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều chương trình đào tạo không chính quy, ngắn hạn, liên kết…đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Kỳ thi tuyển sinh năm học 2019-2020, có 103.119 lượt nguyệt vọng của trên 63.000 thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo của HaUI, thuộc top trường cao nhất của cả nước. Tại ngày hội chào đón tân sinh viên năm học 2019-2020, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có gần 10.000 tân sinh viên hệ đại học chính quy và cao đẳng.
Nói về những kết quả trong công tác đào tạo, NGND.PGS Trần Đức Quý – Hiệu trưởng nhà trường cho biết “Năm học 2018 – 2019 cùng với nỗ lực, quyết tâm của cả tập thể, ĐHCNHN đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng, tiếp tục giữ vững vị thế của trường hàng đầu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Số lượng sinh viên đăng ký vào học tại trường năm 2019 là 103.119 nguyện vọng, thuộc tốp trường cao nhất cả nước, đã có gần 9.000 tân học viên, sinh viên nhập học trong kỳ tuyển sinh năm 2019. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 6 tháng đến 1 năm đạt trên 95%, một số ngành đạt trên 98%. Nhà trường có mối quan hệ hợp tác với trên 2000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, mỗi năm đưa trên 2000 sinh viên làm việc ở nước ngoài”.
Năm qua, cán bộ, giảng viên của Trường đã công bố 802 bài báo và công trình khoa học (KH) trong đó 126 bài báo quốc tế (97 bài thuộc danh mục ISI, Scopus) 66 đề tài KH các cấp (09 cấp Nhà nước, 22 cấp Bộ, tỉnh;35 cấp trường), 129 sáng cải tiến cấp trường, 185 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được nghiệm thu. Công trình khoa học “thiết lập hệ thống đại học điện tử theo mô hình quản trị quy trình nghiệp vụ” của trường đã đạt giải Nhì lĩnh vực Công nghệ thông tin điện tử viễn thông, giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2018.
Đặc biệt, trong năm học vừa qua, công tác đào tạo của nhà trường tiếp tục được đổi mới và phát triển. Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang áp dụng mô hình đào tạo theo phương thức tiếp cận CDIO, đem lại cho đội ngũ giảng viên của nhà trường phương pháp giảng dạy chủ động, tích cực giúp người học phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo trong học tập. Tiếp nối những thành tựu này, nhà trường tiếp tục triển khai mô hình đào tạo theo cách tiếp cận giáo dục 4.0 trên nền tảng CDIO.
Phát biểu tại Lễ Khai giảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh “HaUI là trường trọng điểm của Bộ Công Thương, luôn là trường dẫn đầu về tuyển sinh, đào tạo, là trường phát triển nhanh, bền vững cả về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, là một cơ sở đào tạo uy tín, được người học và xã hội tin tưởng, lựa chọn. Đặc biệt mô hình đại học điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của Trường và chuyển giao ứng dụng ở nhiều trường đại học, cao đẳng đã khẳng định được năng lực của đội ngũ, cán bộ, giảng viên trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh đánh trống khai giảng năm học 2019-2020
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gióng hồi trống khai giảng năm học 2019-2020, năm học thứ 121 của Đại học Công nghiệp Hà Nội với kỳ vọng và tin tưởng vào những phát triển vượt bậc của nhà trường trong tương lai.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng dành tặng suất học bổng 20 triệu đồng cho thủ khoa có điểm xét tuyển vào trường cao nhất, có hoàn cảnh khó khăn đó là em Nguyễn Đình Sinh – Thủ khoa Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2019 với tổng số điểm 26,25.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao học bổng cho thủ khoa tân sinh viên Nguyễn Đình Sinh
Trong lộ trình trở thành trường đại học đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng hàng đầu của Việt Nam cũng như những mục tiêu của nhà trường trong năm học mới, nhà trường xác định phải tiếp tục hoàn thiện mô hình Đại học điện tử, hướng tới quản trị đại học 4.0; thiết kế chương trình phù hợp, đổi mới đào tạo theo tiếp cận CDIO; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Chủ động tích cực hội nhập quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học…
NGND.PGS Trần Đức Quý trao học bổng cho 7 tân sinh viên thủ khoa
Cũng tại buổi lễ, Nhà trường đã trao 07 suất học bổng toàn phần, bằng 100% học phí trong suốt 4 năm học cho các tân sinh viên thủ khoa và cấp 100% học phí năm đầu tiên cho 13 là các á khoa, sinh viên tuyển thẳng tương đương với số tiền lên đến 720 triệu đồng. Trong Lễ khai giảng, nhà trường cũng đã đón nhận nhiều nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước dành cho sinh viên của Trường.
Thu Hường – Bùi Hùng
Theo congthuong.vn
Lạm thu hết "cửa" nếu tiền xã hội hóa công khai, minh bạch
Sau Lễ khai giảng năm học mới đầy vui tươi phấn khởi của học sinh là đến nỗi lo tiền trường của các bậc phụ huynh. Trong đó, xã hội hóa là khoản thu nếu đúng chất tự nguyện sẽ rất thiết thực, tuy nhiên khoản thu này rất dễ bị biến tướng thành khoản "lạm thu" vào đầu năm học.
Đầu năm học, nhiều phụ huynh ám ảnh với khoản thu xã hội hóa. Ảnh minh họa.
Khoản thu "bổ trợ" cho giáo dục
Đầu năm học, khi nhắc đến tiền trường, không ít phụ huynh lại tỏ ra ngao ngán vì nhiều khoản thu, đặc biệt là các khoản tiền quỹ, tiền xã hội hóa với nhiều "chiêu thức" khác nhau kêu gọi phụ huynh đóng góp. Dù đây là khoản tiền trường còn gây nhiều tranh cãi, thậm chí không ít Hiệu trưởng đã bị kỷ luật, thậm chí vướng vào lao lý chỉ vì "vẽ vời" ra nhiều khoản đóng góp với số tiền lớn để "bổ đầu" phụ huynh. Không chỉ phụ huynh đau đầu, mà các cấp quản lý ngành Giáo dục, địa phương cũng tìm mọi cách để xử lý dứt điểm, nhưng việc này cũng khá nan giải.
Về khoản thu xã hội hóa, bản thân ngành Giáo dục cũng như các địa phương cũng thừa nhận rằng trong khi ngân sách còn hạn hẹp, việc kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động này nhiều nơi đã có được cơ sở vật chất tốt hơn, phục vụ việc dạy và học của nhà trường... Tuy nhiên, để hạn chế việc lạm thu dưới danh nghĩa xã hội hóa, Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều quy định về tài trợ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nghiêm cấm Ban Phụ huynh các trường thu tiền dưới hình thức "bổ đầu", quỹ Ban Phụ huynh không được dùng trong các mục đích nhất định.
Cũng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, việc tài trợ trong lĩnh vực giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chỉ ra mặt tích cực của xã hội hóa trong giáo dục, PGS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: "Hiện nay, do đầu tư ngân sách của chúng ta còn hạn hẹp nên có chủ trương xã hội hóa trong việc huy động các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, có thể để xảy ra tình trạng lạm thu. Để ngăn chặn lạm thu, cần thông tin tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu rất rõ về nội dung xã hội hóa theo quy định của Bộ GD&ĐT, đồng thời nêu cao vai trò tham gia, giám sát trong công việc xã hội hóa. Xã hội hóa cần đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch sẽ không còn lạm thu".
Xã hội hóa cần thiết thực và đúng cách
Theo ghi nhận, hiện tại phần lớn các trường trên địa bàn Hà Nội chưa thông báo các khoản tiền đóng góp đầu năm học và chờ đến buổi họp phụ huynh đầu năm. Tuy nhiên, tại một số nơi, nhiều phụ huynh cũng đã được Ban Phụ huynh gợi ý, lấy ý kiến từ sớm để đóng góp một số khoản phục vụ cho lớp học như: Điều hòa, máy chiếu, quạt mát, trang trí lớp học... Không ít phụ huynh ngại đi họp đầu năm bởi vì cả buổi họp phụ huynh chủ đề chính là hoạt động đóng góp, tranh luận về các khoản thu, chi trong năm học trước. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đồng tình với xã hội hóa đúng cách nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập tốt hơn.
Khá ủng hộ hoạt động của Ban Phụ huynh lâm thời của con gái đang học lớp 6 tại Trường THCS công lập tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), chị Nguyễn Mỹ Hạnh (đường Giải Phóng, Hà Nội) cho biết: "Con đã tựu trường được giữa tháng 8 và đã bước vào học chính luôn khi nhập học, ban phụ huynh lâm thời của lớp cũng đã khảo sát lớp học nêu phương án lắp đặt điều hòa cho lớp học của các con, vì lớp học tầng cao, khá nóng bức... Các phụ huynh lấy ý kiến, biểu quyết nhất trí toàn bộ rồi mới thực hiện. Mọi việc cũng rất minh bạch và có xin phép nhà trường, nên tôi nghĩ tiền xã hội hóa mục đích là tốt, quan trọng là cách làm, nếu làm đúng, hợp lý sẽ được ủng hộ".
Nhắc đến chuyện thu tiền trường đầu năm, một giáo viên ở Hà Nội (không tiện nêu tên) tâm sự: "Đầu năm, giáo viên rất vất vả để giải thích các khoản đóng góp tiền trường đối với từng phụ huynh, mọi hoạt động đều lấy ý kiến phụ huynh trước khi tiến hành... Và cũng rất ngại đứng ra thu tiền trường. Đối với các khoản thu Ban Phụ huynh, hay hoạt động mua sắm của Ban Phụ huynh, giáo viên không tham gia cũng như đứng ra thu khoản đóng góp gì từ Ban phụ huynh. Các khoản mua sắm như điều hòa, máy chiếu phần lớn do phụ huynh khảo sát lớp học tự họp và đề xuất nhà trường cho lắp. Giáo viên hay nhà trường không gợi ý, đứng ra lắp đặt và thu tiền".
Để các khoản thu tiền trường đầu năm học không còn nỗi sợ của các bậc phụ huynh, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học, Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: "Hiện nay, cũng đã có nhiều quy định về công tác quản lý thu chi tiền trường, việc xảy ra lạm thu nằm ở chính các trường không làm đúng các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Hoạt động xã hội hóa giáo dục chưa đúng mức, bị biến tướng và một số nơi thu những khoản không cần thiết, thu theo kiểu ép buộc. Cần phải minh bạch hóa, công khai các khoản thu tiền trường trước khi thu, đồng thời nêu cao vai trò giám sát cộng đồng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu".
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019 - 2020. Theo đó, Bộ đề nghị triển khai tổ chức nghiên cứu và triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng các quy định hiện hành; không để xảy ra tình trạng "lạm thu"; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học.
Theo giadinh.net
Tặng 40 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo ở Huế Dịp khai giảng năm học mới, các em học sinh nghèo vượt khó tại trường THPT Nam Đông và Trường THPT Hương Giang (H.Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) được trao 40 chiếc xe đạp cùng nhiều phần quà khác. Tặng xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó tại trường THPT Nam Đông và Trường THPT Hương Giang - Ảnh:...