Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm Cam Ranh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Đại tướng Sergei Shoigu đã lên đường tới Đông Nam Á thực hiện chuyến thăm chính thức Myanmar và Việt Nam. Tại Việt Nam ông dự kiến sẽ thị sát cơ sở hải quân tại Vịnh Cam Ranh.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass dẫn nguồn từ Cục thông tin báo chí Bộ quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã rời Nga vào ngày 2/3.
Tại Myanmar trong các ngày từ 2-4/3, ông Shoigu sẽ gặp gỡ Phó Tổng thống Myanmar và hội đàm với tướng Min Augung Hlaynom, chỉ hủy trưởng Các lực lượng vũ trang Myanmar.
Theo Cục thông tin của Bộ quốc phòng Nga, dự kiến các cuộc họp và đàm phán sẽ thảo luận về tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hiện trạng và triển vọng hợp tác quân sự kỹ thuật giữa hai nước.
Trong hai ngày 4-5/5, Đại tướng Sergei Shoigu sẽ thăm Việt Nam. Dự kiến Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh.
“Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về diện rộng các vấn đề an ninh khu vực, thảo luận phương hướng phát triển hợp tác song phương trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự. Phái đoàn quân đội Nga cũng sẽ thăm quan cơ sở hải quân tại Vịnh Cam Ranh,” thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Theo dantri
Video đang HOT
Bắc Kinh lại 'lên giọng' với Tokyo
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/8 khẳng định lực lượng quân đội nước này hoàn toàn "tự tin, có đủ khả năng và không bao giờ dao động lập trường" trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.
Các chuyên gia nhận định, tuyên bố của Bắc Kinh được đưa ra còn nhằm cảnh báo việc Mỹ và Nhật Bản đang "cấu kết" làm gia tăng căng thẳng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như làm suy giảm niềm tin tưởng lẫn nhau giữa 3 nước Mỹ - Nhật - Trung trong việc giải quyết các tranh chấp.
Trong một cuộc họp báo mới đây, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh khẳng định quân đội Trung Quốc luôn theo sát mọi động thái của Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp giữa hai nước.
Tuần duyên Nhật bắt giữ tàu Trung Quốc
"Chúng tôi phản đối mọi hành động cũng như phát ngôn làm gia tăng căng thẳng hoặc phức tạp hóa mâu thuẫn trong khu vực", ông Cảnh nói.
Bên cạnh đó, ông Cảnh cũng chỉ trích việc Nhật - Mỹ tập trận quân sự chung trong vùng đảo ở phía tây Thái Bình Dương gần đây là hành động "nhằm vào Trung Quốc" và trực tiếp làm cho vấn đề căng thẳng trong khu vực leo thang.
"Bảo vệ an ninh, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bên", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Trước đó, ông Sái Anh Đĩnh - Phó Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Trung Quốc cũng cho biết chính quyền Bắc Kinh sẽ kiên định lập trường và đã thể hiện rõ quan điểm cứng rắn trong vấn đề đảo Điếu Ngư nhân chuyến thăm Mỹ vừa qua.
Trong buổi họp báo hôm 29/8, bà Victoria Nuland - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã được hỏi liệu Mỹ có ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc hay không.
Tokyo tăng cường hợp tác với Washington khiến giới phân tích Bắc Kinh lo ngại liên minh này đang muốn "đối đầu" Trung Quốc trên "chiến trường" ở Châu Á.
Đáp lại, bà Nuland khẳng định quan điểm Mỹ sẽ không can thiệp vào vấn đề chủ quyền các đảo.
Tuy nhiên, bà Nuland cũng không quên đề cập tới Điều 5 trong Hiệp ước Hợp tác An ninh giữa Mỹ và Nhật Bản được ký kết từ năm 1960 với cam kết 2 bên sẽ ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".
Theo ông Cảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ có chuyến công du tới Bắc Kinh vào khoảng giữa tháng 9 tới mà theo các quan sát viên, động thái này có thể sẽ ảnh hưởng tới việc giải quyết các tranh chấp khác trên Biển Hoa Đông.
Stephanie Kleine-Ahlbrandt - chuyên gia nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) nhận định: "Trong khi quan hệ với Trung Quốc đang căng thẳng, Tokyo tăng cường hợp tác với Washington khiến giới phân tích Bắc Kinh lo ngại liên minh này đang muốn "đối đầu" Trung Quốc trên "chiến trường" ở Châu Á".
Trong một bài báo trên Washinton Post xuất bản hôm 26/8, ông Cảnh Nhận Sinh bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu vũ khi giá rẻ cho các nước Châu Phi phía nam hoang mạc Sahara trong nhiều thập kỷ qua nhằm "đổ thêm dầu" vào "ngọn lửa xung đột vũ trang" ở đây.
Theo đó, ông Cảnh một mực khẳng định việc xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc "không thấm vào đâu so với Mỹ" và Bắc Kinh " luôn tuân thủ nghiêm nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc" về hoạt động xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Trong diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao Nhật, ông Tsuyoshi Yamaguchi cho biết, ông sẽ chuyển bức thư tay do đích thân Thủ tướng Noda viết cho lãnh đạo Bắc Kinh về vụ tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư.
Dự kiến, bức thư này sẽ được trao cho Bắc Kinh trong cuộc gặp giữa ôngYamaguchi và các quan chức ngoại giao Bắc Kinh diễn ra hôm nay, 31/8.
Hãng tin Kyodo News của Nhật không tiết lộ nội dung cụ thể bức thư được nói là "sự giãi bày, chia sẻ quan điểm trong việc Nhật dự tính quốc hữu hóa Senkaku/ Điếu Ngư".
Truyền thông nhà nước của cả Tokyo và Bắc Kinh đều đang lên tiếng kêu gọi hai nước nên mau chóng có những biện pháp "hạ nhiệt" căng thẳng trên biển Hoa Đông thời gian qua.
Những vụ tiêu biểu như Nhật bắt giữ tàu Trung Quốc, vụ xe của đại sứ Nhật bị cướp cờ ở Bắc Kinh đang được nói là những sự kiện "không đáng có", làm ảnh hưởng mối quan hệ Trung - Nhật.
Theo Vietbao