Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm trường học bị lũ tại Sơn La
Chiều 1/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, động viên các thầy, cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, vừa bị ảnh hưởng của lũ quét.
Ảnh minh họa
Tới thăm nhà trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ những khó khăn, mất mát mà các thầy và trò nơi đây phải trải qua; đồng thời, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần vượt khó, nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, để sớm tổ chức lại việc học tập và kịp cho ngày khai giảng năm học mới đang đến gần.
Theo Bộ trưởng, vấn đề ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cũng như huyện Mai Sơn cần quan tâm hiện nay là ổn định tinh thần cho giáo viên, học sinh và làm tốt công tác huy động học sinh các cấp đến trường, đảm bảo không có học sinh nào vì khó khăn sau lũ mà phải nghỉ học.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng huyện Mai Sơn 300 triệu đồng; tặng hơn 300 bộ sách giáo khoa cho các học sinh và toàn bộ trang thiết bị giáo dục cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nà Ớt.
Trước đó, trong hai ngày 28 và 30/8, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nà Ớt đã hứng chịu các trận lũ quét. Lũ làm đổ 20m kè bê tông, 15m tường chắn đất, hệ thống nhà chức năng khung sắt bị ảnh hưởng nặng nề, hệ thống bếp ăn bán trú bị phá hủy và cuốn trôi toàn bộ đồ dùng nấu ăn. Ước thiệt hại về vật chất hơn 2 tỷ đồng.
Ngay sau lũ quét xảy ra, công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại đây đã được chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng triển khai tích cực. Đặc biệt, ngày 1/9, đã có hàng trăm đoàn viên thanh niên, thầy cô giáo, lực lượng công an và quân đội tham gia dọn dẹp giúp Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nà Ớt sớm trở lại việc dạy và học. Tuy nhiên, khối lượng bùn đất dày gần 1m, phủ toàn bộ sân trường nên phải mất nhiều thời gian để khắc phục.
Video đang HOT
Sơn Ca
Theo TTXVN
Kết quả thẩm định sách Công nghệ giáo dục: Hạn chế việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Kết luận của Hội đồng thẩm định về tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của bộ sách này.
Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi những ngày qua khi các chữ cái &'K', &'Q', &'C' đều đọc là &'cờ'.
Trước khi có tranh cãi này, nhiều năm nay, báo chí cũng có nhiều bài viết đặt dấu hỏi về việc vì sao một chương trình, bộ sách còn đang gây tranh cãi đã được đưa vào giảng dạy ở 40-50 tỉnh thành, trên hàng trăm nghìn học sinh?
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt ra nhiều câu hỏi đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ làm rõ trách nhiệm trong việc thử nghiệm sách "Công nghệ giáo dục" ở nhiều tỉnh trên cả nước. Sách đã được thẩm định chưa, ai thẩm định và kết quả ra sao?
Trước câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị sẽ trả lời bằng văn bản.
Theo Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, ngày 23.10.2017, bà đã nhận được văn bản trả lời của Bộ GDĐT về kết quả đánh giá tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: quochoi.vn.
Đại biểu Thúy cho biết, sau đó, kết quả đánh giá này đã được đăng tải trên Báo Giáo dục Việt Nam khi bà được phóng viên của báo phỏng vấn về vấn đề này.
Theo đó, danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" gồm 13 người. Sau những ngày thẩm định, kết quả đánh giá bộ sách cụ thể như sau:
Ngoài ưu điểm, còn nhiều hạn chế
Về ưu điểm thể hiện mục tiêu của chương trình, Hội đồng thẩm định đánh giá: Tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đáp ứng một số mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, nhất là mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh; cung cấp một số kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hóa và văn học.
Về hạn chế: Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.
Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu...
Cho phép thử nghiệm đến khi có chương trình mới
Sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia, tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Bộ GDĐT đánh giá rằng, trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn sách giáo khoa trong số những cuốn sách giáo khoa khác nhau khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới và chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" có hiệu lực.
Điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa mới thẩm định và thông qua như tất cả các sách giáo khoa khác.
Trước mắt, nếu việc chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng và được Bộ GDĐT cho phép, thì tài liệu này có thể đưa vào nhà trường dưới hình thức thử nghiệm cho đến khi áp dụng sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
BÍCH HÀ
Theo laodong.vn
Bộ GD&ĐT trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" và Bằng khen đến lãnh đạo, phóng viên báo Dân trí Chiều ngày 24/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" và Bằng khen đến Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn và 10 cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo điện tử Dân trí đã có những đóng góp xuất sắc vì sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tới dự...