Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo
“Động lực quan trọng để thu hút được người giỏi đi học Sư phạm là học xong phải có việc làm. Khi có việc làm, thu nhập phải ở mức thầy cô không phải bận tâm về cơm áo. Mơ ước giàu từ nghề giáo thì khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm. Đây là trách nhiệm tham mưu của Bộ GD&ĐT”.
Kết luận tại tọa đàm về áp lực nghề giáo mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đã đến lúc cần những chính sách cụ thể, tính khả thi cao, có lộ trình liên quan và công bằng đến từng đối tượng giáo viên, sao cho phù hợp hoàn cảnh.
6 nhóm áp lực với nghề giáo
Trước các luồng ý kiến tại tọa đàm, Bộ trưởng Nhạ tổng hợp 6 nhóm tạo áp lực cho nghề giáo hiện nay. Nhìn nhận đúng các nhóm vấn đề, sẽ đề ra các chính sách phù hợp.
Trước hết, nhóm áp lực bên ngoài tác động đến đội ngũ nhà giáo, đó là phụ huynh: Phụ huynh luôn mong con mình được học trong môi trường tốt nhất, được yêu thương nhất và có nhiều đối tượng. Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giáo dục, phải nhìn nhận đúng bởi chỉ có một số phụ huynh chứ không phải tất cả phụ huynh đều như vậy.
Nhóm thứ 2 là hiệu trưởng: Các hiệu trưởng trường phổ thông rất quan trọng, họ dẫn dắt nhà trường và giáo viên.
Nhóm 3 là học sinh: Học sinh hiện nay đa dạng; Có em nghịch ngợm, em được nuông chiều, có nhóm học sinh rất giỏi, thầy phải chạy đua, có những học sinh kém hơn… do đó thầy cô khá vất vả.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mơ ước giàu từ nghề giáo khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm
Nhóm thứ 4 là bàn về cách đào tạo ở các trường Sư phạm: Theo Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, đây là gốc gác của vấn đề. Các trường không chỉ đào tạo mà có trách nhiệm theo suốt cuộc đời thầy cô. Do vậy, theo quan điểm của người đứng đầu ngành giáo dục, theo chu kì, 5 năm phải đào tạo lại một lần.
Nhóm thứ 5 về cơ chế chính sách, hành chính, chính sách đãi ngộ: Thầy cô có nêu bất cập về chính sách về lương nhưng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, còn nhiều bất cập nữa.
Mức lương cho giáo viên hiện nay bình quân cào bằng, không phản ánh đúng. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo, tới đây phải xây dựng thang bảng lương, trong đó có giáo viên phải phù hợp hơn.
Video đang HOT
Nhóm cuối cùng là truyền thông: Từ các vấn đề truyền thông nêu ra, các thầy cô cũng phải thay đổi.
Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hạnh phúc không phải là gì đó rất lớn. Đất nước ta từng có thời kì rất nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Nghĩa là đâu phải nhiều tiền mới hạnh phúc. Do đó theo Bộ trưởng, trước hết phải khơi dậy tình cảm, giá trị truyền thống của các thầy các cô. Với vị trí nghề nghiệp là nghề cao quý, nghề giáo trước hết là một nghề, vì vậy người đi học xong mong muốn được làm nghề, đó là điều cần phải tôn trọng.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, động lực quan trọng để thu hút được người giỏi đi học Sư phạm là học xong phải có việc làm. Khi có việc làm, thu nhập phải ở mức để thầy cô không phải bận tâm về cơm áo. Mơ ước giàu từ nghề giáo khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm. Đây là trách nhiệm tham mưu của Bộ GD&ĐT.
Trước những sự việc không hay liên quan đến bạo lực học đường trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, nghề giáo đòi hỏi cao hơn, phải yêu nghề, mến trẻ. Muốn nói đến đạo đức nghề giáo, phải bắt đầu từ 2 việc: Học phải có việc làm, có việc làm rồi, thu nhập phải đảm bảo ổn định, lúc ấy nói mới đến chuyện yêu dưỡng.
“Tôi đã đến nhiều nơi vùng sâu vùng xa, mặc dù có chính sách nhưng thầy cô giáo còn khó khăn lắm. Chúng ta đi từ cách tiếp cận tâm trạng hiện nay của thầy cô, có trách nhiệm để thầy cô được hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc, học sinh và xã hội mới hạnh phúc. Con đường này còn dài nhưng phải làm từng bước để góp phần giúp thầy cô bớt cô đơn”, Bộ trưởng chia sẻ.
Nghề giáo đòi hỏi cao hơn, thể hiện trên khía cạnh đạo đức, yêu nghề mến trẻ
Tuyển sinh Sư phạm: Thí điểm kiểm tra năng khiếu, đạo đức
Trước những bất cập trên đây liên quan đến đạo đức giáo viên, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, trước hết, các trường Sư phạm khi tuyển sinh, ngoài xác định điểm đầu vào, còn phải có cách thức xác định phẩm chất nghề nghiệp.
Bộ trưởng lưu ý các trường chưa thực hiện việc này một cách đại trà nhưng từ mùa tuyển sinh tới, một số trường phải nghiên cứu để có hình thức để kiểm tra năng khiếu, phẩm chất nghề nghiệp. Nếu các trường kĩ thuật, điểm là tiêu chí số 1 thì các trường Sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp là quan trọng nhất.
“Thí dụ giáo viên mầm non, không cần đầu vào có điểm cao chót vót, quan trọng người đó phải yêu trẻ, kiên trì. Người đó phải biết giáo dục cho trẻ con, tình yêu thương, hình thành nhân cách tốt. Có những thầy cô có điểm vừa phải thôi nhưng có tâm sáng, lòng yêu trẻ cao, để làm thầy thì cần được lựa chọn”, Bộ trưởng lấy thí dụ.
Cũng theo tư lệnh ngành giáo dục, ông rất quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cho các hiệu trưởng. Đặc biệt, ông đánh giá cao việc bồi dưỡng dân chủ, đạo đức, các bài học xử lý tình huống. Mỗi môi trường khác nhau, giáo viên cần có kỹ năng ứng xử phù hợp.
“Đề nghị tới đây, các trường cần có bộ phận tiếp thu ý kiến của phụ huynh và tìm cách phù hợp, rất sư phạm để thầy cô thay đổi. Tôi nghĩ, hiện phụ huynh phản ứng vì họ thiếu thông tin chứ không phải vì ác ý.
Nên có sổ tay hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu để tư vấn cho phụ huynh, đặc biệt cho những lớp có học sinh cá biệt. Tư vấn cho các thầy cô kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, để các vấn đề của giáo dục bé không thành lớn, không thổi phồng lên dẫn đến hiểu sai lệch. Khi chúng ta cung cấp đúng, trúng, đủ thông tin cho phụ huynh sẽ giảm bớt áp lực từ phía họ dành cho giáo viên.
Thực tế có những vấn đề giáo dục bùng phát vì thiếu thông tin, chưa có cách làm. Không ai tư vấn cho phụ huynh tốt hơn thầy cô. Tôi tin chúng ta tư vấn đúng, trúng với tinh thần giáo dục, phụ huynh sẽ ủng hộ”, Bộ trưởng Nhạ chỉ đạo.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Một người đi học có ít nhất 6 người 'giám sát' giáo viên
Lần đầu tiên, người đứng đầu ngành GD-ĐT chủ trì buổi tọa đàm để lắng nghe về thực trạng, nguyên nhân và những đề xuất nhằm giảm áp lực cho giáo viên đồng thời khẳng định sẽ rà soát để thay đổi tận gốc thực trạng này.
Tuy nhiều áp lực nhưng lương giáo viên tiểu học hiện chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng - ĐÀO NGỌC THẠCH
Sáng 13.12, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tọa đàm "Áp lực của giáo viên, nguyên nhân và giải pháp" dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Trăm sự đổ... vào giáo viên
Bà Đỗ Thúy Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Dịch vọng B (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), chỉ ra rằng: 1 giáo viên (GV) tiểu học 1 ngày dạy 7 tiết, soạn 7 giáo án vì 1 người phải dạy nhiều môn học khác nhau, chưa kể họ còn phải quản lý các lớp học bán trú... GV cũng không xác định được thời gian làm việc, họ ở trường từ 7 giờ 30 và rời trường sớm nhất là 17 giờ. Có những bố mẹ đón con muộn, có khi cô giáo phải trông học sinh (HS) đến 19 giờ... Nhưng về đến nhà thì GV lại tiếp tục phải soạn bài, chấm bài... Trong khi đó, theo quy định hiện nay, lương của GV tiểu học dù được đào tạo hệ ĐH nhưng chỉ được tính lương khởi điểm hệ trung cấp (theo chuẩn nghề nghiệp với GV tiểu học), nghĩa là chỉ được khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng.
Cũng theo bà Mai, 1 HS đến trường ít nhất có 6 người quan tâm, "giám sát" (bao gồm bố mẹ, ông bà nội ngoại của mỗi em). Trong khi đó, hiện nay, do tốc độ đô thị hóa quá nhanh nên trung bình mỗi lớp của Trường tiểu học Dịch Vọng B là 60 HS/lớp. Do vậy mà nghề giáo có nhiều tự hào nhưng cũng rất căng thẳng, áp lực. Có những sự cố xảy ra không lớn nhưng việc giải quyết hậu quả lại rất phức tạp vì nhiều lúc phụ huynh không trao đổi với GV hay nhà trường mà chia sẻ lên cộng đồng mạng gây hiểu lầm khi thông tin một chiều và chưa được kiểm chứng.
Theo bà Mai, nhiều khi phụ huynh không chấp nhận tình trạng thực tế của con mình về học lực cũng như sức khỏe. Nhiều HS mắc chứng tự kỷ nhưng bố mẹ không thừa nhận và hợp tác trong giáo dục con và đổ lỗi tất cả cho GV, cho nhà trường khi không may có vấn đề gì xảy ra. "Chúng tôi đã phải thành lập những hòm thư mang tên "Điều em muốn nói" để HS có thể chia sẻ tâm tư, mong muốn của mình với GV và với cả cha mẹ để các gia đình hiểu hơn con em mình chứ không chỉ đổ lỗi cho GV", bà Mai nói.
Bà Hoàng Phương Ngọc, GV Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội), cũng cho rằng chính tâm lý "trăm sự nhờ cô" của phụ huynh khiến GV không chỉ lo làm tốt chuyên môn mà còn phải lo cả việc tư vấn tâm lý, giáo dục giới tính cho HS. Theo bà Ngọc, áp lực của GV trong thời đại mới còn đến từ chính HS của mình. HS có thể học trực tuyến qua mạng, học các chương trình quốc tế... nên bản thân GV muốn được HS kính trọng thì phải rất nỗ lực trong việc tự học hỏi, tự làm mới mình bởi sự thuyết phục của người thầy với người trò rất quan trọng. "Muốn có thời gian để tự học, GV cần được giảm các việc ngoài chuyên môn, giảm hồ sơ sổ sách để giảm áp lực về mặt thời gian", bà Ngọc đề nghị.
Áp lực thành tích, điểm số
Bà Phan Thị Hồ Điệp, Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng cho rằng GV hiện chịu áp lực rất lớn từ phụ huynh. Cha mẹ HS thường kỳ vọng rất lớn vào con mình và vì thế đặt nặng vấn đề thành tích điểm số, coi con là phương tiện để đạt được những kỳ vọng của mình. "Tôi từng chứng kiến cảnh HS bị phụ huynh đánh, mắng, thậm chí xé bài con ngay ở cổng trường, trước đông người. Và GV cũng phải chịu áp lực làm sao đạt kỳ vọng của phụ huynh", bà Điệp chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), chỉ ra rất nhiều áp lực đối với GV, trong đó có áp lực thi đua. Các tiêu chí đánh giá nhà trường phổ thông của ngành giáo dục đều có chỉ tiêu về tỷ lệ HS giỏi, hạnh kiểm tốt, tỷ lệ lên lớp, đỗ tốt nghiệp 100%... Cha mẹ HS đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường chỉ thông qua điểm số. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đưa ra các chỉ tiêu về "trường xuất sắc", "phòng giáo dục xuất sắc"... dựa trên thành tích về tỷ lệ HS giỏi, giải HS giỏi, điểm thi vào lớp 10, chỉ tiêu về số lượng chiến sĩ thi đua...
Không đưa tiêu chí 100% HS lên lớp áp thi đua cho GV
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng sau buổi tọa đàm này, ông sẽ tiếp tục đến cơ sở, cả những vùng khó khăn nhất để lắng nghe ý kiến trực tiếp từ GV đứng lớp về các vấn đề của GV hiện nay, trong đó có áp lực của nghề.
Theo ông Nhạ, áp lực của GV rất rộng, từ cơ chế chính sách, thu nhập, phụ cấp, đến môi trường xã hội, gia đình và HS. "GV chịu áp lực nhưng không phải vì thế mà vin vào áp lực để đi ngược chuẩn đạo đức. Cũng không phải vì trường hợp cá biệt mà khái quát lên khiến thầy cô lo lắng. Trách nhiệm của chúng ta là làm cho thầy cô yên tâm, còn làm sai ở đâu sẽ sửa. Nếu không sửa, GV sẽ được đưa ra khỏi ngành. Thầy cô làm tốt, chúng ta phải động viên, bảo vệ", ông Nhạ nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng giải pháp mang tính gốc rễ là các trường sư phạm phải đào tạo giáo sinh phù hợp, có tri thức, kiên nhẫn, yêu nghề. Phần dạy chữ có thể yên tâm nhưng dạy người, rèn luyện giáo sinh phải được chú trọng, phát huy phẩm chất nhà giáo. Khi ra trường, họ sẽ trở thành GV tự ứng xử được các vấn đề, chủ động giảm áp lực cho chính mình.
Ông Nhạ khẳng định rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho GV sẽ cắt bỏ. Thậm chí, thi GV giỏi cũng phải thực chất. "Trước đó, Bộ đã chỉ đạo cắt giảm nhiều cuộc thi nhưng tới đây, cả việc làm sổ sách đánh giá cũng phải giảm bớt, đặc biệt kiên quyết không đưa tiêu chí 100% HS phải lên lớp để áp thi đua cho GV", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Theo thanhnien
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không yêu cầu tỉ lệ học sinh lên lớp để "áp" thi đua cho giáo viên Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, sắp tới Bộ sẽ rà soát toàn bộ hoạt động của giáo viên, cái gì không phù hợp thì cắt giảm, kiên quyết không đưa tỉ lệ học sinh lên lớp để "áp" thi đua cho giáo viên. Trong bối cảnh nhiều vụ bạo hành học đường xảy ra vừa qua một phần do áp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025