Bộ trưởng Giáo dục trần tình chuyện thi THPT làm “khó” thí sinh
Ngược lại với quan điểm của các ĐBQH và phản ánh cử tri rằng kỳ thi THPT làm “khó” thí sinh, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, việc đổi mới thi THPT lại tiết kiệm chi phí, giảm dạy – học thêm.
Chiều 12/6 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đăng đàn chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần thứ 3 vị trưởng ngành giáo dục & đào tạo trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo: Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia là tiết kiệm chi phí
Video đang HOT
Triên khai thưc hiên cai cach vê giao duc, đổi mới chương trình, sách giáo khoa là nhóm vấn đề từ hai kỳ họp trước sẽ trở lại nghị trường vào chiều 12/6 tới.
Thời sự hơn là việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới, là nhóm vấn đề thứ hai dành cho Bộ trưởng.
Ngay trước phiên chất vấn vị trưởng ngành giáo dục đã có ĐBQH nêu lên những bức xúc của cử tri với những đổi mới mà ngành giáo dục đang triển khai. Nói về đổi mới cách thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), ĐBQH Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phản ánh, hiện gần 10.000 thí sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT và phụ huynh đang khổ sở đôn đáo mua vé tàu, vé xe lặn lội vào Khánh Hoà để dự thi, rất tốn kém, phiền phức…
“Cử tri hỏi tôi vì sao một chính sách ảnh hưởng tới nhiều người mà bộ lại không có được thực hiện thí điểm, lấy ý kiến phản hồi của dư luận mà đã áp dụng rộng rãi… Một chủ trương lớn nhưng được làm quá vội vàng” – ĐB Học bức xúc.
Đúng như theo dự đoán, những “bức xúc” trong đổi mới cách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là một trong những vấn đề được các ĐBQH đặt ra với Bộ trưởng Giáo dục. Chia sẻ với bức xúc của cử tri và phản ánh của ĐB, trong văn bản trả lời chất vấn gửi tới các ĐBQH ngay trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải,việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm qua đã gây không ít áp lực cho học sinh và tốn kém cho xã hội. Hơn nữa, theo Luật Giáo dục đại học, các trường đại học cao đẳng tự chủ trong tuyển sinh nên không thể tiếp tục duy trì 2 kỳ thi như trước kia.
Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Luận cho biết, việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy và học, thi, kiểm tra đánh giá, trong những năm qua, việc đổi mới tổ chức kỳ thi THPT năm 2015 đã có tác dụng làm giảm rõ rệt việc dạy thêm, học thêm và luyện thi.
“Với việc chỉ tham dự một kỳ thi và số cụm thi tăng (từ 4 cụm lên 38 cụm), khoảng cách đi lại cũng gần hơn và như vậy sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí ăn ở, đi lại cho học sinh và gia đình. Tránh được việc tập trung đông người tại các thành phố lớn, vì vậy sẽ làm giảm áp lực về giao thông và công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội”- Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.
Ngoài ra, thí sinh dự thi trước, sau khi có kết quả thi mới đăng ký xét tuyển sinh vào các trường phù hợp, do đó giảm được áp lực và rủi ro cho thí sinh, đồng thời giảm các trường hợp thí sinh thi có kết quả cao nhưng vẫn trượt đại học, cao đẳng như những năm trước.
Theo số liệu đăng ký dự thi, năm 2015 sẽ có khoảng 27% học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia chỉ để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT (so với 20% thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT năm 2014), bước đầu thực hiện tốt việc phân luồng học sinh.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của các địa phương, sự phối hợp của các bộ, ngành, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, công tác chuẩn bị thi đã hoàn tất; cùng với đó các công việc hỗ trợ cho thí sinh đã sẵn sàng.
Trưởng ngành giáo dục cũng cho rằng, Bộ Giáo dục sẽ rút kinh nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2015 để hoàn thiện và tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia theo hướng ổn định ở những năm tiếp theo. Đồng thời, xây dựng đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới (dự kiến áp dụng từ sau năm 2021).
Theo infonet