Bộ trưởng giáo dục nói gì khi người Việt chi 3,4 tỉ USD đi du học?
Nhiều gia đình hiện nay sẵn sàng chi bạc tỉ cho con du học thay vì học trong nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 6-6 – Ảnh chụp màn hình TV
Câu chuyện du học được đại biểu Nguyễn Văn Thân, tỉnh Thái Bình nêu tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng nay 6-6: “Chúng ta đều biết hiện nay người Việt gửi con em đi nước ngoài học rất nhiều, trong đó có cả học bổng và phải trả tiền. Các trường của một số nước đã mở ở Việt Nam cũng có học phí khá cao. Tôi được biết có những nơi học phí mỗi năm 400-500 triệu đồng.
“Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này? Giải pháp làm sao để ủng hộ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này”, ông Thân đặt vấn đề.
Trả lời chất vấn này, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định đây là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, không chỉ là kinh tế mà cả các vấn đề văn hóa, đạo đức.
“Trong xu hướng chung, các nước đang phát triển đều gửi con em mình đến các nước phát triển để nhận được điều kiện giáo dục tốt hơn”, ông Nhạ nói.
Ông Nhạ đưa ra một thống kê không chính thức là hàng năm học sinh, sinh viên của chúng ta ra nước ngoài học tập, nghiên cứu dạng học bổng và không học bổng tiêu tốn khoảng 3,4 tỉ USD dưới các dạng kinh phí khác nhau.
Video đang HOT
“Đấy là ước đoán, đây cũng là nguồn rất lớn. Làm sao để thu hút được các học sinh, các gia đình có điều kiện muốn con em mình tốt hơn, không chỉ ra nước ngoài mới có giáo dục tốt mà ngay trong nước cũng có thể hưởng nền giáo dục tốt”, bộ trưởng chia sẻ tâm tư.
Bộ trưởng GD-ĐT cho biết dù Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và coi là quốc sách hàng đầu, trong thực tế đã dành 20% ngân sách để đầu tư giáo dục, nhưng nâng cao chất lượng giáo dục vẫn là yêu cầu không ngừng đặt ra.
Do đó ông hoan nghênh sự tham gia đóng góp của xã hội, doanh nghiệp, vào nâng cao chất lượng giáo dục.
“Đây là bài học thành công của nhiều nước, ví dụ Hàn Quốc, Trung Quốc có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chủ trương này đã được các văn kiện Đại hội Đảng và Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo rất sát sao đối với ngành giáo dục”, ông Phùng Xuân Nhạ nói.
Ông cho biết Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Thủ tướng có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, đầu tư vào giáo dục.
“Ngân sách nhà nước tập trung cho việc đảm bảo chất lượng của giáo dục cơ bản, những vùng khó khăn, giáo dục phổ cập, còn lại rất trông đợi vào các nhà đầu tư và chương trình tiên tiến, chuẩn, được kiểm định chất lượng để nhập khẩu về, tăng đóng góp của khu vực tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực đối với ngân sách”, bộ trưởng Nhạ nói.
Ông cho biết khuyến khích xã hội hóa cũng là điểm ưu tiên trong sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
“Thời gian qua cũng đã thực hiện nhưng chưa thực sự sát với sự khuyến khích, cho nên các nhà đầu tư đã đầu tư nhưng chưa thực sự mạnh. Vừa rồi Thủ tướng đi thăm một số nước có nền giáo dục tốt như Australia, New Zealand thì đều thấy cơ hội hợp tác phát triển giáo dục và chỉ đạo Bộ GD-ĐT thúc đẩy việc này”, ông Phùng Xuân Nhạ nói.
Bộ trưởng GD-ĐT cũng chia sẻ suy nghĩ của mình về việc cho con em ra nước ngoài học: “Ngoài vấn đề kinh tế còn vấn đề văn hóa, khi con em được ở nhà học theo quy trình kết hợp với nước ngoài và trường nước ngoài tốt thì được gần gia đình, kết nối được tốt hơn”.
Theo tuoitre.vn
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Có những nơi chưa sử dụng hết biên chế giáo viên
Trả lời đại biểu Quốc hội sáng nay trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, có những nơi biên chế giao nhưng vẫn chưa sử dụng hết.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian vừa qua nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công lập thực hiện số lượng hợp đồng để phục vụ công tác chuyên môn rất lớn. Có những đơn vị, biên chế được giao vẫn chưa sử dụng hết nhưng vẫn tiếp tục thực hiện chế độ hợp đồng.
Trong Nghị quyết 19 và Nghị quyết 08 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ chấm dứt tình trạng biên chế hoặc giao biên chế cao hơn so với cơ quan có thẩm quyền giao hoặc luật định. Để thực hiện nghiêm vấn đề này, các địa phương và các cơ sở giáo dục công lập phải rà soát lại vấn đề biên chế được giao, rà soát năng lực giáo viên thực hiện hợp đồng.
Đối với Bộ GD&ĐT cũng cần có quy định để giảm tỉ lệ gián tiếp quản lý trong các cơ sở giáo dục. Những nơi nào còn thiếu giáo viên thì phải bổ sung, không thể để cho học sinh không có giáo viên và cân đối trong số biên chế giáo viên đã được giao.
Bên cạnh đó, các trường cần phải tính toán, sắp xếp lại số lớp trong trường và số giờ dạy của giáo viên để cân đối lại số giáo viên trong biên chế được giao.
Đối với những trường hợp tuyển dụng viên chức thừa so với được giao, các địa phương phải rà soát và giải quyết công việc cho các giáo viên này trước.
Với những địa phương tăng dân số cơ học, cần cân đối lại để tránh tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường học. Không thể để người bệnh không có thầy thuốc, học sinh không có giáo viên giảng dạy.
Đối với giáo viên mầm non, chúng ta thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức của giáo viên với các cơ sở mầm non công lập, hướng tới chế độ chính sách như là viên chức.
Thực hiện chủ trương này, Chính phủ chỉ đạo chấm dứt hợp đồng chuyên môn trong các cơ sở giáo dục công lập, trừ những đơn vị đã thực hiện tự chủ tài chính.
Bên cạnh đó, các địa phương phải đảm bảo đủ giáo viên cung ứng. Không đủ vượt quá chỉ tiêu biên chế nhưng chưa thực hiện chấm dứt hợp đồng với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non đang trong biên chế.
Mai Châm (ghi)
Theo Dân trí
Nhiều trăn trở mong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải đáp? Những cử tri quan tâm giáo dục mong muốn Tư lệnh ngành Giáo dục - đào tạo sẽ làm rõ các các vấn đề: cử nhân thất nghiệp, đề án ngoại ngữ 2020, đề án 911, cải thiện đời sống giáo viên, bạo lực học đường... trong phiên chất vấn ngày mai 6/6. Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa...