Bộ trưởng Giáo dục: ‘34.000 tỷ đồng là sơ suất’
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết con số này không có trong trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông mà mới chỉ là con số ước tính của các nhóm chuyên gia.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm”.
Dưới đây là những trao đổi ban đầu của ông Luận về một số vấn đề được đặt ra.
- Thưa Bộ trưởng, con số khái toán hơn 34.000 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được tính toán như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á.
Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Còn con số hơn 34.000 tỷ đồng nói trên là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết TƯ 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, ước tính không chỉ cho đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà còn cho những công việc khác như: đào tạo lại giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học trong toàn quốc, ứng dụng công nghệ thông tin…
Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí.
Tuy vậy, trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm.
Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này.
- Vậy còn con số hơn 100 tỷ đồng khái toán cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông là như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Tôi xin khẳng định khi Quốc hội chưa ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông thì chưa thể có một đề án và kinh phí cụ thể.
Chỉ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương thì lúc đó Bộ GD-ĐT mới bắt tay vào xây dựng đề án chi tiết, lấy ý kiến chuyên gia, đóng góp của các bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Trên cơ sở đó, Bộ sẽ hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo, sau đó mới trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội nếu vượt thẩm quyền.
- Vậy tức là vẫn sẽ có một đề án đổi mới SGK phổ thông cả trăm tỷ đồng và nhiều đề án khác với kinh phí nhiều nghìn tỷ đồng?
Tôi muốn nhắc lại những con số kinh phí liên quan đến đổi mới chương trình, SGK phổ thông được nêu trên báo chí những ngày qua chỉ là ước tính của các nhóm chuyên gia nghiên cứu khác nhau.
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải làm đồng bộ, thận trọng, cầu thị, lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có cả báo giới. Quá trình thực hiện phải trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Đây là việc rất khó, ngành Giáo dục luôn mong muốn được lắng nghe nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến.
Theo Vietnamnet
Lưu ý điểm mới ôn tập thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có điểm mới là thí sinh sẽ phải thực hiện cả phần viết và trắc nghiệm.
Theo hướng dẫn ôn tập môn thi này của Sở GD&ĐT Kon Tum, môn Tiếng Anh thi theo chương trình 7 năm; thời gian làm bài là 60 phút; đề thi có 2 phần: viết và trắc nghiệm.
Với điểm mới này, Sở GD&ĐT Kon Tum yêu cầu các trường cần coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó chú trọng các kỹ năng đọc, viết; kiểm tra có cả hình thức viết và tự luận.
Khi ôn thi phần tự luận, Sở đưa ra gợi ý tham khảo. Theo đó, trọng điểm của dạng bài tự luận gồm: Viết câu tương đương; xây dựng câu và viết (các bài writing trong chương trình lớp 12)
Trọng tâm ngôn ngữ của dạng bài tập tự luận gồm: Thì biến đổi từ quá khứ đơn sang hiện tại hoàn thành và ngược lại và biến đổi từ quá khứ đơn sang quá khứ hoàn thành và ngược lại. Lưu ý việc sử dụng liên từ since, for, before, after ...
Các trọng điểm ngữ pháp: Mệnh đề quan hệ, Câu điều kiện 3 loại cơ bản, câu ao ước WISH, câu bị động, câu tường thuật, câu so sánh, Gerund và Infinitives (dạng biến đổi câu)
Các cấu trúc câu: So/ such...that, too... to, enough... to, because - because of, although - in spite of
Sở này cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục biên soạn và gửi đến các đơn vị một số bài tập tham khao để các đơn vị sử dụng trong quá trình ôn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh.
Theo GDTĐ
Sắp có "chỉ số hài lòng" với giáo dục công Mục đích của việc lấy ý kiến này nhằm xác định căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo cải thiện chất lượng phục vụ Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014. Theo đó,...