Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường ĐH phải ’sống’ bằng thị trường
Với giáo dục từ mầm non tới phổ thông, nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Còn giáo dục đại học, nghề nghiệp, người đi học phải có trách nhiệm.
Chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có buổi làm việc và dự tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo, tự chủ, hội nhập quốc tế tại ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo của hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và ĐH Lâm nghiệp nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn thách thức.
Trong bức tranh chung của giáo dục ĐH Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao chất lượng.
Từ xu hướng phát triển của các ĐH, xu hướng phát triển đổi mới nông lâm nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nhìn chung, đầu vào của các trường ĐH ngày càng được nâng cao.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm và làm việc tại ĐH Lâm nghiệp.
“Nhưng cũng nhiều thách thức. Nghịch lý giữa một bên đòi hỏi chất lượng cao và một bên điều kiện tạo ra chất lượng rất thấp. Bình quân chung để có một bằng cử nhân của Việt Nam là 13 triệu đồng/năm.
Nhưng cũng bằng cử nhân, ở Mỹ, trường quốc lập là 20.000-26.000 USD/năm, trường tư thục là 30.000-36.000 USD/năm. Kinh phí không phải là thứ duy nhất mang lại chất lượng nhưng là điều kiện để đảm bảo chất lượng” – Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay nghịch lí nữa là tự chủ. Mong muốn rất tốt, văn bản đủ, nhưng thực tế giải quyết rất khó khăn. Nghịch lý thứ 3 là bình quân số sinh viên/vạn dân chưa cao nhưng chất lượng rất xôi đỗ. Nên luôn bị xã hội lên án là mở tràn lan các trường ĐH.
Sẽ đặt hàng các trường ĐH
Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết một số đổi mới trong cấp kinh phí cho giáo dục trong thời gian tới. Với giáo dục từ mầm non tới phổ thông, nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Còn giáo dục ĐH, nghề nghiệp thì người đi học phải có trách nhiệm.
“Xu hướng là kinh phí tập trung cho giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH hạn chế theo hướng chỉ đầu tư vào những trường, những ngành hiệu quả hoặc những ngành buộc phải đầu tư còn lại phải sống bằng thị trường.
Video đang HOT
Ngân sách giao cho các trường cũng không thường xuyên mà theo hướng đặt hàng. Không phân biệt công lập hay dân lập mà bình đẳng trong cạnh tranh” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Ông cũng cho biết sắp tới sẽ không còn tình trạng có bộ chủ quản, cơ quan chủ quản. Các trường tự chủ và cạnh tranh. Giảm thiểu chi phối hành chính nhà nước.
Các trường phải tham gia thị trường, lấy chất lượng làm tiêu chí.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng lộ trình đưa tất cả các trường ĐH ra khỏi bộ chủ quản. Trong đó, các trường ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT sẽ đi đầu. Tháng 5/2018 sẽ sửa đổi một số điều của Luật giáo dục ĐH cho phù hợp với tình hình thực tế.
Riêng với ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng có thế mạnh lớn là kết nối với địa phương, phân xưởng. Muốn phát triển đào tạo thông qua công nghệ, hợp tác quốc tế thì cán bộ trình độ cũng phải cao.
Tuy nhiên, những khó khăn về tuyển sinh trong thời gian qua của trường là thực trạng chung các trường đều rơi vào bẫy của những trường có bề dày lịch sử.
“Những ngành truyền thống không tuyển sinh được, các trường đều lúng túng, không giải quyết được. Còn ngành mới, xã hội cần thì không có nguồn lực để phát triển, đầu tư. Cách giải quyết bằng cách liên kết, phối hợp với bên ngoài để xây dựng dự báo.
Tập trung vào những ngành thị trường cần, có thể là doanh nghiệp cần, địa phương cần để rà soát cơ cấu các ngành đào tạo. Với cách làm đó sẽ có bản đồ các ngành đào tạo với, mức ưu tiên khác nhau. Ngành mới ưu tiên nhập công nghệ của nước ngoài trọn gói, không cần sáng tạo nhiều” – Bộ trưởng Nhạ chỉ rõ.
Trong báo cáo của trường, GS Trần Văn Chứ – hiệu trưởng nhà trường – đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất đối với Bộ GD&ĐT.
Trong đó, GS Trần Văn Chứ đề nghị Bộ tạo điều kiện để sớm tiến hành các thủ tục đánh giá ngoài theo lộ trình kiểm định chất lượng, đăng ký xếp hạng và tiến hành các thủ tục nâng cấp ĐH Lâm nghiệp thành Học viện Lâm nghiệp Việt Nam.
Mặt khác, ĐH Lâm nghiệp cũng mong muốn Bộ cho phép trường được thành lập trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai để tạo nguồn đào tạo cho ĐH. Trước đề nghị của ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ đồng ý về mặt chủ trương.
Đề nghị ĐH Lâm nghiệp căn cứ quy hiện hành để xây dựng Đề án đổi tên Đại học Lâm nghiệp thành Học viện Lâm nghiệp Việt Nam, gửi Bộ GD&ĐT thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Với việc thành lập trường THPT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ĐH Lâm nghiệp có thể xây dựng đề án thành lập trường THPT theo hướng có bộ phận học sinh dân tộc nội trú trong nhà trường, nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ cho ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, phục vụ công cuộc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Nữ sinh làm xe ôm cho khách Tây để học tiếng Anh
Vũ Ánh Quỳnh, cựu sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ bạn làm công việc chở khách du lịch hơn 3 năm nay và ấp ủ giấc mơ trở thành cô giáo dạy tiếng Anh.
Vũ Ánh Quỳnh (23 tuổi), hiện là trợ giảng tại một trung tâm Anh ngữ ở Hà Nội. Cô gái này đăng ký làm xe ôm cho một công ty du lịch từ khi còn là sinh viên.
9X cho biết du lịch bằng xe ôm là hình thức khai thác tour xe gắn máy. Các cô gái chở khách người nước ngoài tham quan những địa điểm, di tích nổi tiếng. Họ đồng thời đóng vai trò người hướng dẫn, giới thiệu văn hóa, lịch sử Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Theo người hành nghề này, các bạn nữ được ưu ái lựa chọn vì họ lái xe cẩn thận và biết quan tâm cảm giác của khách. Công việc khá thú vị với những nữ sinh có khả năng lái xe thành thạo, vốn ngoại ngữ khá.
Vũ Ánh Quỳnh làm nghề chở khách nước ngoài hơn 3 năm. Ảnh: V.Q.
Bài học sau mỗi chuyến đi
Ánh Quỳnh tâm sự: "Mình làm công việc này hơn 3 năm và hầu như tuần nào cũng có khách. Có ngày, mình chạy 2 chuyến liền nhau. Khách ngồi đằng sau hỏi đủ thứ chuyện. Thời gian tiếp xúc người nước ngoài tương đối nhiều nên khả năng nghe nói của mình tiến bộ rất nhanh".
Nữ xe ôm kể có lần, đoàn khách nước ngoài thưởng 100 USD cho 5 "xe ôm", sau chuyến đi thú vị. Các bạn rất vui không phải chỉ vì được nhận tiền mà có nhiều kỷ niệm với những du khách đến từ phương xa.
Cô gái quê Hải Phòng cho biết muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại quê nhà. Việc tiếp xúc hàng ngày với khách Tây giúp cô học được nhiều điều: Phát âm, từ vựng đến văn hóa, quan điểm sống của họ.
Cùng mục đích trau dồi ngoại ngữ và tăng thu nhập, Phạm Thị Uyên, sinh viên Đại học Hàng hải, tâm sự "cuốc" xe đầu tiên của nữ sinh là chở vị khách người Anh thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam. "Khi đó, mình thấy rất bí từ để truyền đạt thông tin, đặc biệt là giới thiệu lịch sử hào hùng của dân tộc", 9X nói.
Sau lần đó, Uyên quyết tâm nâng cao khả năng ngoại ngữ, tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, phong tục tập quán của người Việt để giới thiệu cho khách nước ngoài.
"Mỗi vị khách quan tâm lĩnh vực khác nhau, mình chuẩn bị càng nhiều chủ đề càng dễ nói chuyện với họ. Nhờ đó, kiến thức ngoại ngữ của mình tăng lên đáng kể", 9X gốc Hà Nội nói.
Những cô gái hành nghề này cho biết họ có nhiều kỷ niệm sau những chuyến xe chở khách đi các nơi.
"Mình từng dẫn đoàn khách Thụy Sỹ đúng dịp năm mới. Mình đang buồn vì đêm giao thừa bạn bè đi chơi hết thì bất ngờ họ tặng vòng bằng vải màu đỏ trắng để cầu chúc sức khoẻ và hạnh phúc theo đúng phong tục của nước bạn. Lúc đó, mọi nỗi phiền muộn đều tan biến", Uyên kể lại.
Hơn 5 năm chở khách nước ngoài, Trần Phương Thảo (24 tuổi, quê Ba Vì, Hà Nội) bảo nhớ mãi lần đèo vị khách nam hơn 120 kg. Đó là lần đầu anh ấy ngồi sau xe máy nên rất sợ khi thấy dòng người đi lại. Xe máy lảo đảo, cô phải gồng lên giữ cân bằng. Hai cánh tay mỏi nhừ, cảm giác như muốn rụng ra.
Trần Phương Thảo (ngoài cùng bên phải) và khách Tây. Ảnh: T.T.
Khách du lịch nước ngoài rất thích thú với ẩm thực đường phố của Việt Nam. "Có vị khách người Australia từng thốt lên hỏi tại sao lại đập cả quả trứng vào cà phê trên phố Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội. Sau khi nghe mình giải thích cách pha chế, anh ấy uống thử và tấm tắc khen", Phương Thảo kể.
Nhiều bạn nữ tham gia để kiếm thêm thu nhập
Chị Nguyễn Hằng, Quản lý điều phối Motobike Tour, Công ty Cổ phần Du lịch Asia Eyes Travel, cho biết: "Công ty có hơn 40 bạn nữ chở khách. Các bạn lái xe có thể đăng ký đi 2 - 3 tour một ngày. Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 4 - 5 tiếng, lương dao động 100.000 đến 350.000 đồng".
Để được lựa chọn, các cô gái phải vượt qua đợt kiểm tra kỹ năng lái xe và phỏng vấn bằng tiếng Anh, nhằm đánh giá trình độ ngoại ngữ và vốn hiểu biết về văn hóa địa phương.
Trải qua hai phần này, các "xe ôm trẻ" được chạy thử. Sau khi được xác định có thái độ làm việc tốt, chạy xe an toàn, thân thiện và có đủ vốn từ giao tiếp với khách du lịch, họ mới được nhận việc chính thức.
Xong một chương trình, khách bao giờ cũng chụp hình với nữ tài xế làm kỷ niệm. Để đảm bảo an toàn cho du khách, mỗi nhóm khách do tài xế nữ điều khiển xe gắn máy luôn có nhân viên nam đi kèm.
Công việc này giúp nhiều bạn trẻ có những trải nghiệm đáng nhớ, không chỉ giúp tăng thêm thu nhập và cải thiện vốn ngoại ngữ, mà còn nhớ mãi về tiếng cười, lời cảm ơn sâu sắc, những giây phút lưu luyến từ nhiều người bạn khắp thế giới.
Theo Zing
Bí thư Thăng: Nâng lương để giữ chân giáo viên tiếng Anh Bí thư Thăng chỉ đạo Sở GD&ĐT TP.HCM phải mạnh dạn đề xuất cơ chế, thí điểm tự chủ tài chính, khi ấy mới nâng chất lượng công tác giảng dạy, tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên. Vấn đề tự chủ tài chính được Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng rất quan tâm trong buổi làm việc sáng nay,...