Xuất phát từ thực tế nhiều bệnh nhân, người già không thể tự ăn uống, 4 sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã sáng chế thiết bị hỗ trợ cho ăn mang tên Feedbod.
Chiếc máy cho ăn tự động ra đời là công sức mày mò, nghiên cứu của nhóm sinh viên năm thứ tư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, gồm Trần Tấn Thanh, Ngô Xuân Cường, Nguyễn An Duy, La Hoàng Thắng.
Món quà cho người già, bệnh nhân
Nhóm sinh viên cho biết bệnh nhân Parkinson , người bị tai biến, liệt, khuyết tật… có thể sử dụng thiết bị này.
Theo giới thiệu của các bạn trẻ, máy có hai bộ phận chính là cánh tay đút và mâm thức ăn.
Cánh tay có 2 động cơ điều khiển, mâm xoay có một động cơ giúp hoạt động và một vi điều khiển trung tâm để điều khiển 3 động cơ trên. Khi nhận được tín hiệu từ remote, vi điều khiển trung tâm làm 3 động cơ chạy theo chu trình thiết lập.
Các bạn sinh viên tiếp tục hoàn thiện thiết bị tự cho ăn của mình. Ảnh: Minh Nhật.
Bốn sinh viên còn lập trình phần mềm theo dõi, phân tích chất lượng bữa ăn của người sử dụng.
Khi được kết nối Wi-Fi, chiếc máy sẽ tự động gửi về một trang dữ liệu những thông tin như người bệnh ăn mỗi món bao nhiêu muỗng, thời gian ăn bao lâu…
Phần mềm sẽ phân tích người này thích và không thích món nào, hàm lượng dinh dưỡng đã hấp thụ trong bữa ăn. Nó sẽ tự động lưu lại thông tin theo thời gian và đưa ra đánh giá về tình hình sức khỏe người sử dụng thông qua bữa ăn hàng ngày.
Thiết bị có cấu tạo khá đơn giản, mâm thức ăn có thể tháo dễ dàng giúp khâu vệ sinh cho máy thuận tiện. Ảnh: Minh Nhật.
Trần Tấn Thanh chia sẻ: “Nhà mình cũng có người già bị bệnh, không có khả năng tự chăm sóc, ăn uống. Mình nghĩ phải làm gì đó để giảm gánh nặng cho người thân, tìm một thiết bị giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn”.
Từ ý tưởng đó, nhóm bạn đi quan sát thực tế ở Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Tam Bình và Trung tâm người già Thiên Ân. Các sinh viên theo dõi cách nhân viên cho người già, bệnh nhân ăn uống, ghi chép số lượng món ăn, các loại đồ ăn…
Sau đó, 4 sinh viên chia việc cho nhau, người làm cơ khí, kẻ làm phần điện, bạn lập trình… Trong quá trình thực hiện, nhóm nhờ thầy cô khoa Mỹ thuật của trường tư vấn làm thế nào để thiết bị đút thức ăn này có những “đường cong mềm mại”, đẹp mắt, tiện dụng…
Thất bại nhưng không nản
Ý tưởng được ấp ủ và bắt đầu thực hiện khi là sinh viên năm thứ ba, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, các bạn trẻ đã thất bại vì sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người dùng.
“Lúc đó, tụi mình chỉ ngồi nhà, tưởng tượng về một chiếc máy có thể đút thức ăn và mày mò thực hiện, nên thất bại”, Thanh nhớ lại.
Không từ bỏ ý định, khoảng 3 tháng trước, nhóm tiếp tục thực hiện ý tưởng. Đến nay, sản phẩm đã cơ bản hoàn thiện. Dù chưa thật sự hoàn hảo, nó đã nhận được sự hoan nghênh và đánh giá tích cực từ nhiều trung tâm chăm sóc người già.
Thiết bị đã được thử nghiệm ở một số trung tâm dưỡng lão. Ảnh: nhóm sinh viên cung cấp.
Vấn đề kinh phí luôn là trở ngại lớn đối với sinh viên khi làm nghiên cứu khoa học. Để cho ra đời chiếc máy như hôm nay, nhóm phải làm đi làm lại nhiều lần, mất nhiều tiền mua thiết bị, vật dụng…
Bốn bạn trẻ cho hay đã chi gần 6 triệu đồng làm sản phẩm. Con số này chắc chắn chưa dừng lại khi họ muốn cải tiến một số chức năng của máy.
Vì không có nhiều kinh phí, các sinh viên không mua được những thiết bị tốt nhất, đôi khi phải chế lại một số thứ để sử dụng.
“Ví dụ, sản phẩm hiện tại dùng động cơ, mạch điện của Trung Quốc. Nếu có điều kiện, tụi mình sẽ mua động cơ của Nhật để máy bền hơn”, Thắng cho biết thêm.
Các sinh viên dự kiến nếu máy được hoàn thiện, sản xuất với số lượng lớn, giá thành sẽ không quá cao, từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/sản phẩm.
Nhóm dự định phát triển một trang web hoặc app trên smartphone dựa trên ứng dụng từ thiết bị này. Trang web sẽ cho phép người thân hoặc nhân viên chăm sóc truy cập, theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của người già hoặc bệnh nhân.
Ngoài ra, các bạn đang nghĩ đến hướng lắp đặt màn hình trên thiết bị để khi máy kết nối Wi-Fi, các cụ già trong viện dưỡng lão, bệnh nhân có thể chat, gọi video với người nhà của mình.
Theo Zing
Lưu ý đánh giá học sinh tiểu học
Đây là một nội dung trong hướng dẫn nội dung trọng tâm học kỳ II, năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT Sóc Trăng với giáo dục tiểu học
Theo hướng dẫn này, Sở GD&ĐT lưu ý giáo viên có sự nhận xét đều đặn cho học sinh nhằm đảm bảo tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Giáo viên có biện pháp cụ thể giúp đỡ học sinh kịp thời; tổ chức, giúp học sinh tự sửa sai, tránh sửa sai hộ cho học sinh trên các sản phẩm của học sinh. Lời nhận xét trên vở hoặc trên sản phẩm phải thật sự giúp học sinh biết tự khắc phục để tiến bộ ở các bài sau.
Hiệu trưởng các trường cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học.
Sở GD&ĐT Sóc Trăng có bản hướng dẫn nội dung trọng tâm trong học kỳ II năm học 2016-2017 với giáo dục tiểu học.
Giáo viên chủ nhiệm là người ghi vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục do giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn, có thời gian gần gũi học sinh hơn, nhận thấy rõ được sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học của các giáo viên không làm công tác chủ nhiệm, các giáo viên này cũng phải theo dõi, chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn mình dạy, hoạt động giáo dục theo quy định để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đánh giá học sinh.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối kỳ I và cuối năm học bất thường, có sự chênh lệch so với đánh giá thường xuyên, nhà trường tổ chức kiểm tra lại và ghi điểm kiểm tra của lần sau cùng.
Môn học nào học sinh được tham gia học tập sẽ tham gia đánh giá, xét hoàn thành chương trình lớp học và xét khen thưởng.
Theo Lập Phương / Giáo Dục & Thời Đại
Sa thải cô giáo mầm non dùng đũa đánh tím đùi trẻ Trường mầm non Thanh Xuân Nam ở Thanh Hóa đã có quyết định sa thải cô giáo Ngô Thị Thùy Linh - người thừa nhận dùng đũa đánh trẻ. Ông Nguyễn Quốc Cương - Chủ tịch HĐQT trường Mầm non Thanh Xuân Nam (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) - vừa ký quyết định sa thải đối với cô giáo...
Tin mới nhất
Cách đăng ký nguyện vọng thông minh
18:56:23 18/04/2021
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 27.4 đến 11.5.
Đăng ký nguyện vọng: Ưu tiên ngành yêu thích hay phù hợp năng lực?
18:41:13 18/04/2021
Buổi tư vấn hôm nay với chủ đề Đăng ký nguyện vọng thông minh sẽ giúp các thí sinh có một chiến lược đăng ký nguyện vọng hợp lý để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường học đúng nguyện vọng.
‘Chiến thuật’ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng
17:03:06 18/04/2021
Từ ngày 27.4 đến 11.5, thí sinh sẽ thực hiện đăng ký dự thi đồng thời với đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ĐH và CĐ các ngành đào tạo giáo viên năm 2021.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn hóa: Kiềm thổ
16:59:18 18/04/2021
Trong chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao, 10 chuyên đề ôn tập môn hóa học sẽ do thạc sĩ Phạm Lê Thanh thực hiện bám sát theo định hướng thi THPT của Bộ GD-ĐT.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển học sinh lớp 10 trên cả nước
16:55:00 18/04/2021
Ngày 14.4, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo việc tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong năm học 2021 - 2022.
Cha mẹ cần hỗ trợ con như thế nào trước những kỳ thi quan trọng?
16:53:05 18/04/2021
Khoảng thời gian này, với học sinh đang học lớp 9 thì tập trung ôn tập để chuẩn bị thi lớp 10, còn với học sinh lớp 12 thì tăng tốc học chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nên rất áp lực.
Tâm thư của phụ huynh: Hy vọng tân bộ trưởng nghĩ đến hạnh phúc cho người học
15:43:23 18/04/2021
Phụ huynh không hy vọng giáo dục quốc gia lại có thêm một cuộc cách mạng mới mà chỉ hy vọng tân bộ trưởng nghĩ đến hạnh phúc cho người học.
Cơ hội học tiếp cho học sinh tốt nghiệp THCS
15:09:03 18/04/2021
Bên cạnh việc tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào học bậc cao đẳng (CĐ), nhiều trường tập trung hướng vào đối tượng học sinh (HS) tốt nghiệp THCS cho chương trình đầu vào trung cấp (TC), đầu ra CĐ.
'Không phải cầm sách mới là đọc sách'
13:57:14 18/04/2021
Chia sẻ tại Ngày hội Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn, do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc Đặng Phương Nam cho rằng: Không phải cầm sách mới là đọc sách.
Nữ sinh xinh xắn đến giảng đường bằng một chân với đôi nạng gỗ
13:43:55 18/04/2021
Thời gian gần đây những sinh viên ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng quen dần với hình ảnh nữ sinh xinh xắn đến giảng đường bằng một chân với đôi nạng gỗ.
Sân trường rộn ràng với... sách
13:28:08 18/04/2021
Trong năm thứ 6 tổ chức Ngày sách Việt Nam (21.4), ban tổ chức tại Quảng Trị đã làm lễ khai mạc và trưng bày sách ngay giữa sân trường THPT, rất gần gũi với các em học sinh...
Dạy học sinh làm 'tướng ông, tướng bà' để hiểu về văn hóa, lịch sử
13:26:11 18/04/2021
Tại lễ hội truyền thống đền Đức Bà (xã Thượng Mỗ, H.Đan Phượng, TP.Hà Nội), học sinh đã được dạy làm tướng ông, tướng bà trong trò chơi dân gian cờ người, để hiểu về văn hóa, lịch sử truyền thống.
Kính thông minh hỗ trợ người khiếm thính
13:13:25 18/04/2021
Nhằm tạo ra thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thính giao tiếp với mọi người dễ dàng, 2 nam sinh tại Kon Tum đã mày mò nghiên cứu thiết bị thông dịch ngôn ngữ ký hiệu.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Ôn luyện theo năng lực, nguyện vọng của học sinh
10:35:23 18/04/2021
Cùng với việc dạy và học để kết thúc chương trình năm học, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập, ổn định tâm lý trước kỳ thi quan trọng sắp tới.
Dạy học trực tuyến: Giáo viên không còn bị động
10:28:22 18/04/2021
Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến (DHTT) trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
"Đưa trường học đến thí sinh" tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Chọn đúng ngành học ngay từ đầu
10:26:01 18/04/2021
Phải lựa chọn ngành ra sao để không bẻ cua khi đang học ĐH? Làm sao để lựa chọn đúng hướng đi cho tương lai?... - nhiều học sinh tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu băn khoăn như vậy.
Sinh viên Hà Tĩnh xuất sắc giành 2 giải nhất Cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc
10:23:33 18/04/2021
Sinh viên Nguyễn Chỉ Tiến (SN 2001, quê xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện đang học tại Học viện Kỹ Thuật Quân sự đạt 2 giải nhất ở các phần thi trong Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 23 được tổ chức tại Vĩnh Long.
Giáo dục giới tính: Thầy cô - cha mẹ e ngại, học sinh sẽ lãnh hậu quả
10:21:00 18/04/2021
Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho học sinh bên cạnh cha mẹ.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển 3.600 chỉ tiêu hệ chính quy
10:12:50 18/04/2021
Năm học 2021-2022, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh 47 chuyên ngành đào tạo hệ đại học chính quy với 3.600 chỉ tiêu.
Không biết đọc vẫn lên lớp, cứ giao ban giám hiệu phụ đạo để hiểu thực tế
10:09:05 18/04/2021
Ban giám hiệu trực tiếp dạy kèm học sinh đọc viết yếu sẽ hiểu hơn có những học sinh cần được lưu ban, có những em dù cố gắng hết sức cũng không thể theo kịp...
Dạy-học theo tín chỉ rất phù hợp với chương trình phổ thông mới, nên thử
10:06:26 18/04/2021
Bất cập lớn nhất của việc đánh giá theo chương trình hiện hành chính là việc học sinh học yếu một vài môn phải ở lại lớp.
Lớp 6 không biết đọc, cũng phải xem khả năng nhận thức của học sinh
10:03:27 18/04/2021
Có ý kiến dư luận cho rằng lỗi của trẻ không đọc thông viết thạo mà vẫn được lên lớp là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Nói như thế là không đúng.
Đường đến vinh quang của nhà khoa học lọt top ảnh hưởng nhất thế giới
09:57:54 18/04/2021
Từ cô gái không biết tiếng Anh và bị kỳ thị khi đặt chân tới Mỹ, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên đã nỗ lực không ngừng nghỉ để có mặt trong danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong nhiều năm liên tiếp.
Giáo viên vùng cao Yên Bái: Sách Ngữ Văn lớp 6 có nhiều điểm hay
09:56:01 18/04/2021
Phân tích sách kỹ để đưa ra cách thức dạy học hiệu quả là điều mà các nhà trường ở vùng cao Yên Bái thực hiện đối với các môn thay sách trong năm học tới.
''Nóng'' thi thử, luyện thi vào lớp 10
09:52:18 18/04/2021
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là căng hơn thi đại học. Để giúp học sinh tự đánh giá, lượng đúng sức mình, thêm tự tin, nhiều trường THPT bao gồm cả công lập và dân lập ở Hà Nội đã bắt đầu tổ chức cho học sinh lớp 9 thi ...
Đồng Nai: 14 thầy cô đạt giải nhất Giáo viên giỏi ứng dụng công nghệ thông tin
09:50:26 18/04/2021
189 giáo viên có thành tích tốt nhất đã được trao giải tại lễ tổng kết hội thi Giáo viên giỏi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu về sông Tô Lịch giúp 9X Việt giành học bổng tiến sĩ tại Mỹ
09:47:35 18/04/2021
Hành trang của em còn thiếu nhiều thứ, nhưng UC Berkeley đã chọn em, có lẽ vì họ thấy được sự đam mê và bền bỉ khi em dám làm những gì mình muốn, cô gái sinh năm 1999 nói.
Trước 17h ngày 23/8, thí sinh sẽ biết mình đỗ hay trượt đại học
09:45:58 18/04/2021
Trước 17h ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.
Học sinh Hà Tĩnh chia sẻ đam mê “leo núi” Olympia
09:40:57 18/04/2021
Trở thành một mảnh ghép của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, các bạn học sinh Hà Tĩnh đã tích lũy cho mình thêm kiến thức, kinh nghiệm để chinh phục các mục tiêu tiếp theo trong cuộc sống.