Bộ trưởng động viên thầy trò vùng lũ, ý kiến khác nhau về “công nghệ giáo dục”
Tuần qua, thông tin về không khí chuẩn bị khai giảng năm học mới trên cả nước được đặc biệt quan tâm. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp khảo sát tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra với giáo dục Sơn La, động viên thầy trò nhanh chóng khắc phục hậu quả, chuẩn bị chu đáo cho ngày khai giảng. Ngoài ra, những ý kiến khác nhau về “ Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục” cũng là thông tin giáo dục được chú ý.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ động viên các chiến sỹ trẻ đang hỗ trợ trường PTDTBT THCS Nà Ớt khắc phục hậu quả mưa lũ chuẩn bị đón khai giảng đúng kế hoạch vào ngày 5/9
Chia sẻ khó khăn với thầy trò vùng lũ
Báo Nhân dân, TTXVN, Giáo dục và Thời đại và báo chí Trung ương, địa phương thông tin chuyến thăm của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ tại Sơn La chiều 1/9. Tại đây, Bộ trưởng đã chia sẻ khó khăn đối với thầy trò một số trường bị thiệt hại bởi mưa lũ trên địa bàn huyện Mai Sơn; trao tặng huyện Mai Sơn 300 triệu đồng; tặng hơn 300 bộ sách giáo khoa cho các học sinh và toàn bộ trang thiết bị giáo dục cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Ớt….
Ngày 31/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc mừng năm học mới tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em sinh viên, học sinh. Ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành trong năm học vừa qua, Chủ tịch nước mong các thầy giáo, cô giáo giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học; các em sinh viên, học sinh phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên, thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt để mai sau cống hiến cho nước nhà.
Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Ớt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận, đánh giá cao tinh thần vượt khó, nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ của thầy trò nhà trường để sớm tổ chức lại việc học tập và kịp cho ngày khai giảng năm học mới đang đến gần.
Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương và nhà trường, các thầy cô giáo dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng đảm bảo các điều kiện học cho thầy, cô giáo trong những ngày đầu năm mới. Nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cho năm học mới, đảm bảo an toàn cho học sinh khi các em tới trường. Đặc biệt lưu ý công tác vệ sinh trường học, đề phòng dịch bệnh sau lũ, nhất là phải phòng, tránh dịch bệnh sau lũ cho học sinh.
Cùng với Sơn La, các địa phương cả nước đều đang tích cực chuẩn bị điều kiện trước khai giảng năm học mới. Đặc biệt tại các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, không chỉ các thầy cô giáo mà toàn thể nhân dân, quân nhân cùng chung sức dọn dẹp, vệ sinh trường lớp. Tất cả các Sở GD&ĐT đều có văn bản lưu ý chuẩn bị cho khai giảng năm học mới, tổ chức các hoạt động đầu năm học; những vấn đề nhạy cảm đầu năm học cũng được quán triệt như thu chi đầu năm học, dạy thêm học thêm, đồng phục học sinh…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng 300 triệu đồng và nhiều sách vở, đồ dùng học tập cho các trường học chịu thiệt hại do mưa lũ tại huyện Mai Sơn
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9/2018. Chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ…
Ý kiến khác nhau về “công nghệ giáo dục”
Video đang HOT
Tuần này, báo chí tiếp tục dành thời lượng đáng kể chuyển tải các ý kiến khác nhau về “Tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục”
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) – cho hay, tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đi theo hướng ngữ âm học và đã tổ chức, triển khai dạy học từ rất nhiều năm nay, không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ. Nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường, không vấn đề gì.
Trả lời trên Giáo dục và Thời đại, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD), Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới – chia sẻ quan điểm:
Tài liệu TV1-CNGD dạy đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng các khái niệm, các thuật ngữ ngữ âm học, như nguyên âm, âm đệm, âm cuối. Nó cũng phân biệt rạch ròi giữa âm và con chữ. Sự phân biệt đó xét về phương diện khoa học là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng có cần phân biệt như vậy khi dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 hay không, đó là vấn đề cũng gây tranh cãi. Dù vậy, trên thực tế nó cũng có hiệu quả nhất định và chúng ta không nên phủ nhận.
Cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 đại trà ưu thế hơn về phát triển các kĩ năng một cách toàn diện: Đọc thành tiếng, viết chính tả, đọc hiểu, nói nghe… Nhưng riêng kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả thì cuốn TV1-CNGD có ưu thế rất nổi bật.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta không nên quan niệm học sinh trên cả nước phải học một tài liệu duy nhất, theo một cách đánh vần duy nhất. Đó là quan điểm xưa cũ, không phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện đại. Các nước cũng đều tiếp cận theo cách như vậy. Câu trả lời chính xác nhất là từ thực tiễn. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói từ thực tế, tiếng nói của giáo viên, học sinh!
Lý giải về cách đánh vần “lạ” khiến phụ huynh, giáo viên hoang mang, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Loan – Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CNGD) NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD cho biết: Mục tiêu của bộ môn là học sinh phải đọc thông, viết thạo; nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm vững luật chính tả, từ đó, học sinh không thể tái mù. Học sinh được học luật chính tả rất kĩ, theo nguyên tắc gặp ở đâu sẽ giải quyết ở đó. Nhờ đó, học sinh sẽ nắm luật rất kĩ và không bị viết sai chính tả.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới – khẳng định trên báo chí: sách Tiếng Việt CNGD lớp 1 không liên quan gì đến chương trình giáo dục phổ thông mới và cũng không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Quảng Ninh có quán quân Olympia 2018
Tận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 18 kết thúc vào 10h30 ngày 2/9, với chiến thắng thuộc về Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh). Nguyễn Hoàng Cường là học sinh thứ 2 của THPT Hòn Gai, Quảng Ninh, sau Đặng Thái Hoàng, trở thành nhà vô địch “Đường lên đỉnh Olympia” 240 điểm.
Theo tìm hiểu của Zing, Hoàng Cường học tiếng Pháp từ năm lớp 1, từng giành nhiều thành tích liên quan đến môn học này. Đó là 3 lần đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh tiếng Pháp và học sinh giỏi quốc gia tiếng Pháp năm lớp 10. Ngoài tiếng Pháp, nam sinh tự tin nhất ở 3 môn Địa lý, Lịch sử và Hóa học.
Cả 4 thí sinh lọt vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2018 năm nay đều không phải là học sinh trường chuyên
Bảng thành tích của Hoàng Cường còn có huy chương đồng kỳ thi chọn Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ năm lớp 10, huy chương bạc Olympic Trại hè Hùng Vương 2017 và giải nhất cuộc thi Rung Chuông Vàng cũng tại trại hè này. Cường là một trong 26 tài năng trẻ của tỉnh Quảng Ninh được khen thưởng năm 2018.
Khai thác trên 1 góc khác, Thanh niên nhấn mạnh thông tin lần đầu tiên trong lịch sử 18 năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, 4 thí sinh góp mặt trong cuộc thi chung kết năm, không có thí sinh nào là học sinh trường chuyên. Từ đó cho rằng, thành tích của Nguyễn Hoàng Cường nói riêng và các thí sinh trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2018 nói chung, đã gieo được động lực và sự tự tin cho học sinh trên cả nước, nhất là các học sinh không học trường chuyên.
Theo giaoducthoidai.vn
Kết quả thẩm định sách Công nghệ giáo dục: Hạn chế việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Kết luận của Hội đồng thẩm định về tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của bộ sách này.
Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi những ngày qua khi các chữ cái &'K', &'Q', &'C' đều đọc là &'cờ'.
Trước khi có tranh cãi này, nhiều năm nay, báo chí cũng có nhiều bài viết đặt dấu hỏi về việc vì sao một chương trình, bộ sách còn đang gây tranh cãi đã được đưa vào giảng dạy ở 40-50 tỉnh thành, trên hàng trăm nghìn học sinh?
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt ra nhiều câu hỏi đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ làm rõ trách nhiệm trong việc thử nghiệm sách "Công nghệ giáo dục" ở nhiều tỉnh trên cả nước. Sách đã được thẩm định chưa, ai thẩm định và kết quả ra sao?
Trước câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị sẽ trả lời bằng văn bản.
Theo Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, ngày 23.10.2017, bà đã nhận được văn bản trả lời của Bộ GDĐT về kết quả đánh giá tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: quochoi.vn.
Đại biểu Thúy cho biết, sau đó, kết quả đánh giá này đã được đăng tải trên Báo Giáo dục Việt Nam khi bà được phóng viên của báo phỏng vấn về vấn đề này.
Theo đó, danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" gồm 13 người. Sau những ngày thẩm định, kết quả đánh giá bộ sách cụ thể như sau:
Ngoài ưu điểm, còn nhiều hạn chế
Về ưu điểm thể hiện mục tiêu của chương trình, Hội đồng thẩm định đánh giá: Tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đáp ứng một số mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, nhất là mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh; cung cấp một số kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hóa và văn học.
Về hạn chế: Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.
Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu...
Cho phép thử nghiệm đến khi có chương trình mới
Sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia, tài liệu "Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Bộ GDĐT đánh giá rằng, trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn sách giáo khoa trong số những cuốn sách giáo khoa khác nhau khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới và chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" có hiệu lực.
Điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa mới thẩm định và thông qua như tất cả các sách giáo khoa khác.
Trước mắt, nếu việc chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng và được Bộ GDĐT cho phép, thì tài liệu này có thể đưa vào nhà trường dưới hình thức thử nghiệm cho đến khi áp dụng sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
BÍCH HÀ
Theo laodong.vn
Trường học vùng lũ quyết tâm tổ chức khai giảng cho học sinh theo đúng kế hoạch Nếu theo tiến độ như hiện nay và trời không mưa thì, đến trước ngày khai giảng năm học mới, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Ớt (Mai Sơn, Sơn La) sẽ đảm bảo các điều kiện cần thiết để thầy - trò được tựu trường trong ngày khai giảng. Công...