Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào thăm và làm việc với Trường ĐH Luật Hà Nội

Theo dõi VGT trên

Ngày 22/8, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp CHDCND Lào Phayvy Siboualypha đã có buổi thăm và làm việc với Trường ĐH Luật Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào thăm và làm việc với Trường ĐH Luật Hà Nội - Hình 1

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh Ngô Chuyên.

Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ: “Năm 1985 là năm đầu tiên Trường ĐH Luật Hà Nội tiếp nhận lưu học sinh CHDCND Lào đến học tập tại trường theo diện hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ ở trình độ cử nhân luật.

Tính đến hết năm học 2021-2022, có 193 lưu học sinh Lào tốt nghiệp chương trình cử nhân luật của Trường ĐH Luật Hà Nội. Hiện tại, 21 lưu học sinh Lào đang theo học chương trình cử nhân luật”.

Dự kiến năm học 2022-2023 sẽ có 5 lưu học sinh Lào theo diện hiệp định sang theo học chương trình cử nhân luật tại trường.

Đối với trình độ thạc sĩ luật học, tính đến nay, nhà trường đã cấp bằng cho 166 học viên CHDCND Lào. Hiện tại, trường đang có 29 học viên Lào đang theo học chương trình thạc sĩ luật học ở các chuyên ngành.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào thăm và làm việc với Trường ĐH Luật Hà Nội - Hình 2

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Ngô Chuyên.

Đồng thời, nhà trường đã cấp bằng tiến sĩ luật học cho 4 nghiên cứu sinh của Lào. Hiện tại, nhà trường đang tiếp nhận 6 nghiên cứu sinh của Lào tập trung chủ yếu ở chuyên ngành Luật kinh tế.

Video đang HOT

TS. Kiên cũng cho biết thêm, để tạo điều kiện cho các lưu học sinh Lào hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện, nhà trường đặc biệt chú trọng công tác quản lý lưu học sinh Lào. Nhà trường luôn lắng nghe, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc chế độ, chính sách của các lưu học sinh, hướng dẫn cặn kẽ quy định xuất nhập cảnh và quản lý người nước ngoài của Việt Nam.

Ngày 27/9/2016 Trường ĐH Luật Hà Nội đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác với Học viện Tư pháp Quốc gia, thuộc Bộ Tư pháp CHDCND Lào. Kể từ khi ký kết các thỏa thuận hợp tác, Trường ĐH Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật đối tác Lào đều cử đoàn công tác để trao đổi, học tập kinh nghiệm đào tạo, hỗ trợ, thúc đẩy khả năng hợp tác và có các hoạt động hợp tác.

Cụ thể, các đoàn công tác của các cơ sở đào tạo luật đối tác Lào đã thăm và làm việc tại trường để trao đổi về phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, xây dựng và phát triển trung tâm thông tin thư viện.

Nhà trường đã đào tạo thạc sĩ luật học miễn phí và hỗ trợ chỗ ở cho giảng viên của các cơ sở đào tạo luật đối tác Lào; cử kỹ sư tin học sang tư vấn kỹ thuật và nâng cấp trang thiết bị thông tin, tin học, hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý và nâng cấp trang thiết bị thông tin, tin học cho các cơ sở đào tạo luật đối tác Lào; cử giảng viên sang cơ sở đào tạo luật đối tác Lào tham gia hội thảo khoa học và trao đổi chuyên môn.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp CHDCND Lào Phayvy Siboualypha bày tỏ niềm vinh dự khi được thăm và làm việc tại Trường ĐH Luật Hà Nội và được gặp gỡ, trao đổi cùng thầy cô, lưu học sinh Lào đang học tập tại trường. Đồng thời, ông Phayvy gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ Tư pháp Việt Nam, ban giám hiệu, cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội đã tạo điều kiện và chào đón đoàn làm việc.

Theo ông Phayvy, Trường ĐH Luật Hà Nội là trường đào tạo pháp luật có uy tín, chất lượng cao tại Việt Nam và đã đóng góp nguồn nhân lực pháp luật cho khối tư pháp cũng như đất nước. Hiện nay, số lượng lưu học sinh Lào theo học tại Trường ĐH Luật Hà Nội rất đông.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào thăm và làm việc với Trường ĐH Luật Hà Nội - Hình 3

Bộ trưởng Bộ Tư Pháp CHDCND Lào Phayvy Siboualypha. Ảnh Ngô Chuyên.

Chia sẻ với lưu học sinh Lào tại Trường ĐH Luật Hà Nội, Bộ trưởng Phavy Siboualypha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và nghiên cứu ở Việt Nam. Đây là trọng trách lớn đối với đất nước, đặc biệt đối với lưu học sinh và gia đình các em.

Trong quá trình học tập tại Việt Nam, ông Phayvy nhắn nhủ lưu học sinh cần chăm chỉ học tập, nghiên cứu; tích cực học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô cũng như nhà trường.

“Các em hãy nỗ lực và cố gắng học tập để sau này khi trở về quê hương, các em có thể làm việc hiệu quả và đóng góp cho công tác tư pháp nước nhà”, ông Phayvy bày tỏ.

Hơn hai năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động hợp tác trực tiếp giữa Trường ĐH Luật Hà Nội với đối tác Lào bị gián đoạn. Trong thời gian tới, bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát, hai bên sẽ có những bàn bạc cụ thể để tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác theo hướng thiết thực, đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của CHDCND Lào.

'Chóng mặt' với học phí đại học chất lượng cao

Từ năm 2022, học phí đại học (ĐH) tăng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, mức học phí của chương trình chất lượng cao (CLC) ở những trường công lập và công lập tự chủ cũng tăng rất cao.

Chóng mặt với học phí đại học chất lượng cao - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trong giờ học thực hành

Học phí cao ngất ngưỡng

Nhìn vào bảng học phí của nhiều trường ĐH công lập tự chủ công bố năm 2022, nhất là hệ CLC, sẽ thấy sự chênh lệch rất lớn so với chương trình đại trà. Theo công bố của Trường ĐH Luật Hà Nội, từ năm học 2022-2023, mức học phí với sinh viên hệ chính quy khóa mới nhất là 572.000 đồng/tín chỉ cho hệ đại trà và 1,605 triệu đồng/tín chỉ cho hệ CLC. Năm ngoái, mức học phí hệ đại trà là 280.000 đồng/tín chỉ và 990.000 đồng/tín chỉ với hệ CLC. Mức học phí này cao gần gấp đôi so với năm trước.

Trong khi đó, Trường ĐH Y Hà Nội tăng học phí trong năm học 2022-2023 của khối ngành Y dược và Răng - Hàm - Mặt với mức 24,5 triệu đồng/năm, tăng 71% so với mức 14,3 triệu đồng của năm 2021. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) dự kiến tăng học phí đối với khóa tuyển sinh năm 2022, và mức thu cho năm học 2022-2023 là 42 triệu đồng/sinh viên (năm 2021 là 35 triệu đồng/năm/sinh viên). Theo kế hoạch trong 3 năm tiếp theo, trường tiếp tục tăng học phí thêm 2 triệu đồng/năm. Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) có học phí các ngành hệ chuẩn là 2,45 triệu đồng/tháng, tương đương 24,5 triệu đồng/năm học. Riêng học phí ngành Răng - Hàm - Mặt hệ CLC là 6 triệu đồng/tháng, tương đương 60 triệu đồng/năm.

Theo thông tin Trường ĐH Luật TPHCM vừa công bố mới đây, từ năm học 2022-2023, học phí của trường sẽ tăng theo lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Sinh viên nhập học năm 2022-2023 hệ đại trà các ngành Luật, Luật thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh có mức học phí là 31,25 triệu đồng/năm, ngành Quản trị - Luật là 37,08 triệu đồng/năm, ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý là 39 triệu đồng/năm. Hệ CLC có học phí tăng cao hơn rất nhiều, như ngành Luật, Quản trị kinh doanh học phí là 62,5 triệu đồng/năm (tăng gấp đôi so với hệ đại trà); ngành Quản trị luật là 74,16 triệu đồng/năm (tăng gấp đôi so với hệ đại trà); ngành Luật hệ CLC giảng dạy bằng tiếng Anh có mức học phí "kỷ lục" là 165 triệu đồng/năm (tăng gấp 5,28 lần so với hệ đại trà)...

Hiện nay, ngoài 23 trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP giai đoạn 2014-2017, thì từ các trường công lập vừa tự chủ từ năm 2021 cho đến các trường công lập chưa tự chủ đều có chương trình CLC. Cùng với đó, mức học phí của chương trình CLC luôn cao gấp 2, 3 lần so với chương trình hệ đại trà.

Chất lượng chưa rõ ràng

Chủ trương thí điểm đào tạo chương trình tiên tiến rồi đến chương trình CLC khởi đầu từ năm 2006. Có thể nói, khi chính sách học phí quá thấp thì chương trình CLC là hướng đi đúng để đảm bảo chất lượng đào tạo, trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế tri thức. Song, theo các chuyên gia giáo dục, qua một thời gian, chương trình CLC đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, thậm chí cách làm lệch chuẩn của một số cơ sở đào tạo đã khiến dư luận cho rằng chương trình không còn thực sự là CLC, và muốn đậu vào chương trình này thì không cần điểm cao mà chỉ cần có tiền nhiều là được!

Là người xây dựng và mở chương trình CLC của Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, ThS Hứa Minh Tuấn, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, thực tế cách thức tuyển sinh chương trình CLC hiện nay của nhiều trường rất khác nhau. Có trường sau khi SV trúng tuyển rồi mới vận động học chương trình CLC, có trường công khai điểm xét tuyển - điểm trúng tuyển, chỉ tiêu rõ ràng ở từng ngành, chuyên ngành. Điều đáng nói, hiện cả nước không có chương trình CLC nào có điểm chuẩn tuyển sinh cao hơn chương trình đại trà. Đầu vào không cao hơn hệ đại trà nhưng học phí lại cao hơn gấp 2, 3 lần, có trường hiện nay cao gần gấp 6 lần. Vậy có thật sự là CLC hay không hay chỉ là dịch vụ CLC để thu tiền cao? Điều này chính các trường có hệ CLC mới trả lời được sự nghịch lý này.

Nguyên một Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM chia sẻ, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 23 yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình CLC phải cao hơn chương trình đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường công tác, riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương). Ngoài ra, thông tư cũng quy định, chương trình CLC phải đảm bảo có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của chương trình đào đạo nước ngoài hoặc tiếng Anh... Tuy nhiên, thực tế có sinh viên hệ CLC học tiếng Anh chuyên ngành không nổi và phải chuyển sang dạy bằng tiếng Việt. Như vậy, việc "biến tấu", úp mở thông tin, điểm đầu vào thấp, chương trình CLC bằng tiếng Việt, tiếng Anh - tiếng Việt, đã khiến dư luận hoài nghi về chương trình CLC. Chưa kể, hiện nay rất nhiều chương trình đào tạo CLC chưa được kiểm định về chất lượng, trong khi rất nhiều chương trình đại trà lại đạt chuẩn kiểm định trong nước và khu vực, quốc tế.

TS HOÀNG NGỌC VINH, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021: Kiểm soát chặt điều kiện đảm bảo chất lượng

Trước khi có Thông tư số 23/2014 quy định về đào tạo chất lượng cao (CLC) trình độ ĐH thì đã có một số trường thực hiện chương trình kiểu này - qua cái gọi là chương trình tiên tiến, và vài trường khác đã tuyển hệ B, sau chuyển theo tên gọi mới CLC, có đầu vào tuyển sinh thấp hơn chuẩn, nhưng nhận được "dịch vụ" tốt hơn và sinh viên được học bằng tiếng Anh... Một số người thường nghĩ đây là cách lách luật khi trường chịu chi phối bởi trần học phí (theo Nghị định 86 của Chính phủ và nay là Nghị định 81), nên "vẽ" ra chương trình này để tuyển sinh viên có học lực có thể thấp hơn (qua điểm thi), thu học phí cao hơn dành cho những sinh viên có điều kiện gia đình khá giả vào học. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy! Giáo dục là ngành dịch vụ nên cũng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Chương trình CLC thực chất là phân khúc thị trường cho một nhóm đối tượng "khách hàng" nào đó, nhưng ý nghĩa thì lớn hơn; như giúp trường tập trung đội ngũ giảng viên giỏi, tăng cường cơ sở vât chất, quản lý người học và đặc biệt là chương trình một số môn dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, chương trình CLC được thực hiện ở các trường cũng là cách cạnh tranh tốt giữa trường trong nước và trường của nước ngoài ở Việt Nam.

Tuy nhiên, có rất nhiều chương trình CLC chưa đạt chuẩn kiểm định so với với chương trình đại trà. Vậy thì cơ sở gì để minh chứng cho tên gọi là chương trình CLC? Bộ GD-ĐT cần kiểm soát xem các trường có thực hiện đúng quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng - từ việc triển khai chương trình, đội ngũ giảng viên, tổ chức dạy và học cùng quản lý quá trình - hay không. Nếu thấy chương trình nào trái quy định thì đóng ngay lập tức!

PGS-TS TRẦN HOÀNG HẢI, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM: Phải có sự đầu tư
và chi phí cho tương xứng

Mức học phí mới được trường công bố từ năm học 2022 đến năm 2026 là theo khung của Nghị định 81 của Chính phủ. Riêng với chương trình CLC giảng dạy bằng tiếng Anh lên đến 165 triệu đồng/năm và tăng cho đến 219,7 triệu đồng/năm vào năm 2026 là chương trình mà trường hướng đến đào tạo sinh viên ngành luật chuẩn quốc tế. Chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, và mời các giảng viên quốc tế giảng dạy nên chi phí rất cao. Chưa kể, học phí chương trình này bao gồm nhiều khoản khác như đưa sinh viên ra nước ngoài kiến tập, tổ chức lớp học ngoại khóa, trang bị cơ sở vật chất hiện đại trong lớp học. Mục tiêu của trường mở chương trình này là để đào tạo nguồn nhân lực CLC cho ngành luật, bởi hiện nay khi có tranh chấp quốc tế, chúng ta không có luật sư quốc tế mà phải thuê luật sư quốc tế với chi phí rất đắt đỏ. Trong khi đó, mức học phí của các trường THPT quốc tế tại TPHCM lên đến 300-500 triệu đồng/năm nhưng vẫn có phụ huynh cho con theo học. Nói như vậy để thấy rằng, đào tạo đại học, đặc biệt là ngành đặc thù như ngành luật, để có nhân lực chuẩn quốc tế thì phải có sự đầu tư và chi phí cho tương xứng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầuSao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
08:10:10 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025
Nam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủngNam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủng
07:30:24 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cúng Rằm tháng Giêng phải nhớ 5 loại quả không được đưa lên ban thờ, chị em đặc biệt lưu tâm!

Cúng Rằm tháng Giêng phải nhớ 5 loại quả không được đưa lên ban thờ, chị em đặc biệt lưu tâm!

Trắc nghiệm

10:44:09 08/02/2025
Việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng vào Rằm tháng Giêng không chỉ là hành động thể hiện lòng thành kính mà còn là cách để thu hút tài lộc, bình an và may mắn cho cả gia đình.
Doãn Hải My vào vai "vợ đảm" chăm nhà Văn Hậu, hình ảnh phản chiếu qua tivi tiết lộ thái độ của mẹ chồng

Doãn Hải My vào vai "vợ đảm" chăm nhà Văn Hậu, hình ảnh phản chiếu qua tivi tiết lộ thái độ của mẹ chồng

Sao thể thao

10:43:35 08/02/2025
Mới đây, nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ Đoàn Văn Hậu thu hút sự yêu thích của cộng đồng mạng khi chia sẻ những hình ảnh trong căn hộ chung cư cao cấp - là tổ ấm của cô và Văn Hậu từ khi kết hôn vào năm 2023.
Sao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy Viên

Sao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy Viên

Sao châu á

10:34:24 08/02/2025
Tranh chấp giữa doanh nhân Uông Tiểu Phi và mẹ ruột là bà Trương Lan một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi

Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi

Lạ vui

10:33:41 08/02/2025
Những từ đầy tổn thương ghi trên giấy đã khiến người bố sững sờ. Làm cha mẹ luôn có lúc thăng lúc trầm, và một ông bố gần đây đã trải qua cả hai điều đó chỉ trong vòng 10 phút.
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Sức khỏe

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Mọt game

10:32:11 08/02/2025
Nhóm khoa họcdẫn đầu bởi nhà khảocổ Clément Zanolli từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã dùng các phương tiện hiện đại để phân tích lại SK 15, một hàm răng khá giống răng con người hiện đại,
Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Phim châu á

10:30:33 08/02/2025
Ngày 7/2, sau một thời gian dài khiến khán giả chờ đợi không yên, cuối cùng bộ phim Newtopia của Jisoo (BLACKPINK) cũng đã chính thức lên sóng 2 tập đầu tiên.
Đức Phúc tung tin "chấn động": Ra mắt nhóm nhạc Anh Trai Say Hi

Đức Phúc tung tin "chấn động": Ra mắt nhóm nhạc Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

10:24:23 08/02/2025
Nhóm nam Đức Phúc hé lộ có 5 thành viên, trong đó chính chủ là một mảnh ghép. Và nhóm nhạc này sẽ xuất hiện trong MV Chăm Em Một Đời ra mắt vào 11/2.
Khánh An được Quang Lê khuyên đi hát đôi với Trung Quang sau 'Solo cùng bolero'

Khánh An được Quang Lê khuyên đi hát đôi với Trung Quang sau 'Solo cùng bolero'

Tv show

10:12:56 08/02/2025
Thể hiện ca khúc Câu chuyện đầu năm , Khánh An được giám khảo khuyên nên đi hát đôi cùng ca sĩ Trung Quang sau chương trình Solo cùng bolero .
Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

Thế giới

09:53:46 08/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài 3 năm.
Nghỉ hưu gặp nghỉ Tết: Cụ ông U85 ở Quảng Ninh đứng sau loạt sáng chế "chỉ thua Albert Einstein", cháu trai tự hào đem flex trên mạng

Nghỉ hưu gặp nghỉ Tết: Cụ ông U85 ở Quảng Ninh đứng sau loạt sáng chế "chỉ thua Albert Einstein", cháu trai tự hào đem flex trên mạng

Netizen

09:45:20 08/02/2025
Những sản phẩm như TV, nồi thành chậu cây và bể cả cũng hóa đài phun nước,... của cụ ông 82 tuổi khiến nhiều Gen Z ngưỡng mộ, thần tượng.