Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Thay đổi, chuyển đổi, thích ứng

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhiều lần nhấn mạnh 3 từ khóa này trong cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ về năm học đặc biệt này khi lần đầu tiên học sinh nhiều nơi bắt đầu năm học mới bằng lễ khai giảng online và đến nay vẫn học online.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Thay đổi, chuyển đổi, thích ứng - Hình 1

Một học sinh lớp 1 ở TP.HCM đang học trực tuyến – Ảnh: NHƯ HÙNG

Từng bước một, ngành giáo dục sẽ có các giải pháp để khắc phục khó khăn. Trong đó, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và sự chung tay của mỗi bậc phụ huynh, toàn xã hội sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngành thực hiện mục tiêu đặt ra cho năm học mới.

Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN

Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN nói: “Trong vòng 3 – 4 tháng qua, ngành giáo dục có điều chỉnh, chuyển đổi thích ứng với tình hình dịch COVID-19, lấy chống dịch là ưu tiên số 1 và tranh thủ chuyển đổi số để điều chỉnh phương pháp giáo dục.

Khả năng 3 tháng cuối năm, hầu hết địa phương sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới, phương pháp giảng dạy sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Các địa phương, nhà trường, thầy cô và học sinh cần chấp nhận nó như điều tất yếu và thích ứng với nó một cách linh hoạt.

Dù vậy, điều bất biến là tinh thần kiên trì với chất lượng giáo dục, lấy phát triển con người làm mục tiêu quan trọng trong bất cứ điều kiện nào”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ

* Học online đã kéo dài từ năm học trước, nhưng đến nay nhiều nơi vẫn lúng túng. Với học sinh lớp 1, lớp 2, học online không hiệu quả nhưng mỗi nơi một kiểu, nơi thì dừng, nơi vẫn học, mà chưa thấy Bộ GD-ĐT có quan điểm cụ thể. Đến thời điểm này, bộ đánh giá thế nào, nên dừng hay tiếp tục?

- Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, thầy và trò không thể đến trường thì học trực tuyến là giải pháp không thể khác, dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Khó khăn và nhiều nơi còn lúng túng là có thật và khó tránh khỏi khi những điều kiện để thực hiện chưa thể ngay lập tức đáp ứng yêu cầu triển khai trên diện rộng.

Đối với cấp tiểu học, đặc biệt là lớp 1, lớp 2 – lứa tuổi cần được giáo viên “cầm tay chỉ bảo”, thử thách càng nhiều hơn khi 2 năm qua là những năm đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với 2 lớp học này.

Bộ đã đưa ra hướng dẫn rất cụ thể về phương pháp, điều kiện để dạy học trực tuyến với những lớp này. Chỉ khi nào các trường đáp ứng được yêu cầu cần thiết mới triển khai dạy học.

Tất nhiên, với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1, lớp 2, việc học trực tuyến kéo dài sẽ không tốt. Vì vậy, với các lớp này, bộ đã chỉ đạo các địa phương, trường học ưu tiên hình thức dạy học qua truyền hình, đồng thời không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ cho tới khi học sinh được ôn tập trực tiếp.

Bộ cũng phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các bài giảng và phát sóng đồng thời trên 3 kênh VTV1, VTV2, VTV7. Các kênh truyền hình địa phương tiếp sóng hoặc phát lại trong các khung giờ phù hợp.

Thực tế, nếu tháng 10 tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt hơn, việc học tập có thể sẽ chuyển dần sang học trực tiếp.

Tuy nhiên, phải chia sẻ thêm rằng các bài giảng trên truyền hình sẽ không chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, không chỉ để phục vụ học tập trong giai đoạn chống dịch mà đó là một phần của công cuộc chuyển đổi số, hướng tới tích hợp với kế hoạch chuyển đổi số lâu dài trong công tác điều hành, quản lý giáo dục.

Nhờ các bài giảng này, học sinh các vùng miền khác nhau đều có cơ hội được học các giáo viên dạy tốt. Chưa kể dịch bệnh khó lường, việc này còn giúp chúng ta chủ động được việc học tập trong mọi tình huống.

Không chỉ lớp 1, lớp 2, mà từ lớp 3 – 12, bộ cũng đang xây dựng các bài giảng truyền hình làm công cụ hỗ trợ cho cả thầy và trò, thống nhất phương pháp, cách thức áp dụng được cho số đông, diện rộng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ

* Nhiều địa phương đang bối rối với việc cho học sinh trở lại trường, ví dụ ngay tại Hà Nội có những huyện rất rộng, vài tháng qua không có ca COVID-19 mới nhưng cũng chưa cho học sinh đến trường. Quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc này ra sao?

- Thận trọng và an toàn là cần thiết. Sắp tới Bộ Y tế sẽ xúc tiến tiêm vắc xin cho học sinh, ưu tiên trước hết với các em từ 12 – 18 tuổi sẽ tạo điều kiện mở cửa trường học. Để trở lại trường học, điều quan trọng vẫn là đảm bảo an toàn, sức khỏe cho thầy cô và học trò.

Căn cứ theo chỉ đạo chung và khuyến cáo của Bộ Y tế, các địa phương cần có quyết sách cho phù hợp. Các phường, xã có nguy cơ thì khoanh vùng hẹp ở phường, xã đó, còn phường, xã khác vẫn cho học sinh đến trường với quy định phòng dịch chặt chẽ.

Không chủ quan, không nóng vội nhưng cũng không vì những vùng nhỏ có ca bệnh mà ảnh hưởng cả vùng lớn, ảnh hưởng đến số đông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Thay đổi, chuyển đổi, thích ứng - Hình 2

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tạo động lực cho giáo viên

Ở khía cạnh đời sống, thu nhập của giáo viên là vấn đề đã được nhắc tới nhiều năm qua và vẫn đang là một trong những trở ngại về động lực cho đội ngũ.

Tuy nhiên, nếu nhìn những chính sách ban hành gần đây, từ những chính sách dành cho sinh viên sư phạm đến cho giáo viên mới vào nghề, giáo viên có thâm niên công tác, có thể thấy đã có những chuyển động theo hướng tích cực.

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất những chính sách phù hợp về thu nhập cho nhà giáo.

Bên cạnh việc xây dựng chính sách, thời gian tới bộ sẽ đặc biệt quan tâm tới khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra động lực cho giáo viên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ

Thi tốt nghiệp THPT 2022 ra sao?

* Nhiều người đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT có những bất cập khi nảy sinh những chuyện kỳ lạ đạt 30 điểm cũng không đỗ đại học. Bộ trưởng cũng nói năm 2022 sẽ đổi mới kỳ thi, nhưng việc đổi mới này sẽ thế nào, bao giờ mới công bố?

- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mấy năm trở lại đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là thi “hai trong một”, mà được xác định và triển khai theo hướng là thi tốt nghiệp THPT. Nếu là kỳ thi tuyển sinh đại học, học sinh đăng ký vào trường đó, thi cạnh tranh 30 điểm mà không đỗ thì đúng là có vấn đề thật.

Còn 30 điểm này là điểm thi tốt nghiệp, nhằm đánh giá việc hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, nhưng điểm thi cũng được sử dụng làm căn cứ và công cụ tuyển sinh.

Đó là chưa kể thông tin về một vài trường hợp điểm rất cao nhưng chưa đỗ là cộng cả điểm ưu tiên và chỉ là số đặc biệt ít, rơi vào các trường tuyển sinh bằng nhiều hình thức, chỉ để lại chỉ tiêu lấy điểm thi tốt nghiệp THPT rất ít và kèm theo các yêu cầu khác.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Thay đổi, chuyển đổi, thích ứng - Hình 3

Thí sinh tới một điểm thi ở Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – Ảnh: N.TRẦN

Năm 2022 là năm tiếp theo việc dạy học chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, những học sinh sẽ tham gia kỳ tốt nghiệp năm 2022 sẽ là những em có 3 năm (lớp 10, lớp 11, lớp 12) học tập trong điều kiện khó khăn bởi dịch bệnh.

Vì vậy, việc đổi mới phải đảm bảo phù hợp với thực tế dạy học, tránh gây xáo trộn cho học sinh, giáo viên và xã hội.

Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022 – 2025 để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý và toàn xã hội. Định hướng là việc phân cấp, trao quyền cho địa phương trong tổ chức sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa.

Kỳ thi sẽ triển khai đúng tính chất thi tốt nghiệp THPT, đánh giá kết quả học tập của người học, đầu ra của THPT, đánh giá chất lượng dạy và học phổ thông của các trường học và từng địa phương, xét công nhận tốt nghiệp THPT, là căn cứ để có những chính sách và chỉ đạo ngành giáo dục.

Các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm một trong các công cụ để tuyển sinh, nhưng trách nhiệm thực thi quyền tự chủ trong tuyển sinh sẽ phải được các trường triển khai ở mức cao hơn.

Phương án thi tốt nghiệp THPT cụ thể sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trong ít ngày tới.

Sốt ruột chờ phương án thi tốt nghiệp

Đó là tâm trạng của học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đang giảng dạy lớp 12 tại các trường THPT trong cả nước.

Sốt ruột chờ phương án thi tốt nghiệp - Hình 1

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không hiểu Bộ GD-ĐT sẽ chốt thế nào, có sử dụng điểm thi để xét tuyển đại học nữa không? Dù thế nào cũng cần công bố sớm trong tháng 10 để học sinh còn chuẩn bị. Chứ có con học lớp 12 năm nay như ngồi trên đống lửa" - bà Hằng Nga, một phụ huynh ở Nghĩa Lộ (Yên Bái), bày tỏ lo âu.

Lo đề thi không giống đề minh họa

"Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không giống như cấu trúc đề thi minh họa. Ma trận đề cũng bị phá vỡ và có chiều hướng giảm độ khó. Đó là điều tôi khá hoang mang. Vì khi dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12, giáo viên phải bám vào đề thi minh họa. Nhưng năm rồi, ở môn văn, đề thi khác với cấu trúc đề minh họa làm cả cô và trò ngỡ ngàng.

Những thay đổi như thế làm tâm lý của cả giáo viên và học sinh năm nay thấy bất an. Nhất là trong bối cảnh đang phải dạy học trực tuyến, nội dung chương trình cũng có những điều chỉnh so với trước" - một giáo viên dạy lớp 12 ở Hà Nội cho biết.

Nhiều học sinh cũng chung nỗi lo "cấu trúc đề thi thay đổi". "Chia sẻ kinh nghiệm với bọn em, các anh chị thi năm 2021 dặn đi dặn lại là đừng tin cấu trúc đề thi minh họa của Bộ

GD-ĐT nữa. Điều này càng khiến em lo vì nếu không tin thì dựa vào đâu để ôn tập. Hơn nữa, hiện chúng em cũng không biết năm tới có được lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học nữa không" - Tuyết Phượng, học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội), chia sẻ.

Theo Phượng, nhiều học sinh chuyển hướng ôn tập để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng không rõ các trường khác có sử dụng kết quả này không.

"Một số trường đại học lớn như ĐH Ngoại thương tuyển sinh phần lớn chỉ tiêu bằng nhiều phương thức xét tuyển, không dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Em không rõ xu thế năm tới sẽ thế nào? Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ công bố sớm để học sinh chuẩn bị, tránh xáo trộn, nhưng giờ này chưa có động tĩnh gì" - Hồng Anh, học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội), băn khoăn.

Nên thông báo sớm

Tại TP.HCM, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều học sinh lớp 12 cho biết đang "sống trong chờ đợi". "Em đang rất lo. Không biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được thực hiện như thế nào, định hướng nội dung đề thi ra sao... Em mong Bộ GD-ĐT nên có quyết định và thông báo sớm để học sinh có thời gian chuẩn bị, an tâm học hành" - Huy Tuấn, học sinh lớp 12 ở quận Phú Nhuận, chia sẻ.

Trong khi đó, bà Vũ Hồng Hà - phụ huynh ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - tỏ ra bức xúc: "Năm 2021, con trai lớn của tôi trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT có một không hai với sự hoang mang, lo lắng của cha mẹ. Con tôi đã có giấy báo đậu ĐH thông qua phương thức xét học bạ. Vậy mà cháu vẫn phải đi thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.

Năm 2022, tôi nghĩ các cấp quản lý phải cải tiến kỳ thi này. Nếu thấy việc thi tốt nghiệp THPT không còn cần thiết nữa thì cố giữ làm gì? Con gái út của tôi năm nay vào lớp 12. Cháu mong không phải thi cử vất vả như anh nó...".

Một giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng đặt vấn đề: "Kỳ thi tốt nghiệp do Bộ GD-ĐT ra đề nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện, chấm điểm, công nhận tốt nghiệp... đều do các tỉnh, thành thực hiện. Vậy tính chính xác, khách quan, công minh... của các địa phương trong vấn đề này như thế nào?

Kết quả của kỳ thi dùng để xét tuyển vào ĐH. Một học sinh có kết quả cao nhờ gian lận thi cử sẽ đẩy một học sinh khác có điểm thi thấp hơn rớt khỏi trường ĐH. Tôi đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường ĐH tổ chức, chấm điểm... và Bộ GD-ĐT vẫn ra đề thi như hiện nay".

Đổi mới thế nào?

Tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục tháng 8-2021, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu việc tuyển sinh ĐH năm học tới sẽ có sự đổi mới để thích nghi kỳ thi tốt nghiệp THPT trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Ông Kim Sơn cho rằng việc cần làm ngay là hai ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án đổi mới thi lộ trình 2022 - 2025 theo tinh thần chỉ đạo trên và sẽ trưng cầu ý kiến rộng rãi. Việc các địa phương và trường đại học tự chủ trong tổ chức thi và tuyển sinh sẽ có những khó khăn thuộc về năng lực xây dựng đề thi, tổ chức thi, vướng mắc khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

"Dù kỳ thi tốt nghiệp có tách khỏi vấn đề tuyển sinh thì tôi thấy đề thi vẫn cần có tính phân hóa, đánh giá được chất lượng học sinh theo các nhóm khác nhau. Vì ngoài việc xét tốt nghiệp, một vấn đề sống còn của giáo dục phổ thông là giữ động lực dạy học. Nếu kỳ thi vì chú trọng tỉ lệ tốt nghiệp cao mà dễ dàng quá, động lực đó sẽ mất đi.

Trường hợp kỳ thi tốt nghiệp trả cho từng địa phương thì tôi vẫn mong Bộ GD-ĐT phải ban hành khung thống nhất cho cả nước thực hiện cũng là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát. Tôi mong phương án thi của bộ công bố trong tháng 10 để các nhà trường có thể chủ động kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh cuối cấp" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ.

Ông Nguyễn Hùng Khương (phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Bộc lộ nhiều bất cập

Nhiều trường dùng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Ngoài ra, các trường còn tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng, xét quá trình học tập bậc THPT... Thành ra chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp không còn nhiều. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bộc lộ nhiều bất cập vì đề thi không phân hóa được thí sinh, các trường ĐH tốp đầu gặp khó trong tuyển sinh.

Do đó, nếu có cải tiến thì vẫn nên tổ chức một kỳ thi duy nhất. Về việc xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT nên giao về cho các địa phương. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thay thế bằng kỳ thi tuyển sinh ĐH, do Bộ GD-ĐT ra đề chung cho cả nước và các trường ĐH tổ chức thi...

Ông Ngô Phạm Hưng Thịnh (tổ trưởng tổ toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Thời điểm chín muồi để đổi mới

Sau nhiều năm thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu 2 trong 1 thì năm nay bộc lộ nhiều nhược điểm nhất. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không thỏa mãn được hai mục tiêu. Nhiều thí sinh đạt 28, 29 điểm mà vẫn rớt ĐH, xem như mục tiêu thứ hai đã không khả thi.

Như thế, một kỳ thi gây tốn kém nhiều tiền của, công sức, thời gian của xã hội mà chỉ dùng để xét tốt nghiệp THPT với tỉ lệ đậu hơn 99% thì không nên để tồn tại làm gì. Cùng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tôi cho rằng đây chính là thời điểm chín muồi để ngành GD-ĐT đổi mới thi cử một cách mạnh mẽ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Lê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXHLê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXH
13:03:26 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Làm đẹp

19:12:13 21/12/2024
Khi da bị tổn thương như bỏng, chấn thương hoặc sẹo sau phẫu thuật, vitamin E có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo của lớp biểu bì.
Lời yêu cầu của mẹ chồng về kế hoạch 5 năm sau cưới của vợ chồng tôi, ai cũng phẫn nộ khi biết lý do phía sau

Lời yêu cầu của mẹ chồng về kế hoạch 5 năm sau cưới của vợ chồng tôi, ai cũng phẫn nộ khi biết lý do phía sau

Góc tâm tình

19:07:13 21/12/2024
Người đàn ông ấy cũng chính là chồng em bây giờ. Lần đầu gặp anh, em đã có thiện cảm vì anh hiền lành, ít nói và khá hiểu biết về các vấn đề xã hội.
Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Pháp luật

19:07:07 21/12/2024
Sau 1 tuần nghị án sơ thẩm, sáng 21/12, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Kiên Giang 6801S với tổng mức án 14 tù.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Thời trang

18:44:49 21/12/2024
Trở thành nàng thơ cho bộ sưu tập áo dài xuân của nhà thiết kế Minh Châu, Lê Phan Hạnh Nguyên khiến nhiều người xuýt xoa bởi nhan sắc rạng rỡ.
Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?