Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên ở huyện Thanh Chương: Ổn định lâu dài và nâng cao chất lượng giáo dục
Nhiều năm nay, Thanh Chương đang phải đối diện với bài toán thừa thiếu giáo viên, dôi dư cục bộ và bất cập trong công tác luân chuyển, điều động.
Vì vậy, việc bố trí, sắp xếp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết để vừa giải quyết được tồn đọng, hài hòa giữa các vùng miền, vừa nâng cao chất lượng.
Gỡ “khó” cho giáo viên và các nhà trường
Thừa – thiếu giáo viên cục bộ và dôi dư giáo viên là thực trạng đã diễn ra nhiều năm ở huyện Thanh Chương. Tại thời điểm năm 2016, toàn huyện thừa 65 giáo viên ở bậc tiểu học, 121 giáo viên ở bậc THCS nhưng lại thiếu 137 giáo viên mầm non.
Học sinh huyện Thanh Chương tham gia Cuộc thi sáng tạo STEM (Khoa học Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học). Ảnh: Huy Thư
Tuy nhiên, trong số này lại có những bất cập, mất cân đối trong giáo viên như thừa giáo viên tiểu học đa môn, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù như Âm nhạc , Mỹ thuật. Ở bậc THCS, sự mất cân đối càng nghiêm trọng hơn khi giáo viên Ngữ văn và Toán thừa hơn 100 người. Trong khi đó lại thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ.
Điều đáng nói, trước khi tình trạng mất cân đối giáo viên diễn ra, hàng năm huyện Thanh Chương cũng đã tiến hành luân chuyển, điều động giáo viên, nhưng giải pháp này chỉ thực hiện được một thời gian ngắn lại nảy sinh bất cập.
Một hoạt động ngoại khóa của giáo viên và học sinh huyện Thanh Chương. Ảnh: PV
Lý do chính vì phải điều chuyển thường xuyên giáo viên từ nơi thuận lợi đến nơi khó và ngược lại nên hàng năm số lượng giáo viên biến động nhiều gây cho giáo viên tư tưởng thiếu an tâm trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, do đối tượng giáo viên điều chuyển ngày càng thu hẹp (nhiều giáo viên quá tuổi so với quy chế) dẫn đến nhiều giáo viên dù đã hết nghĩa vụ, nhưng phải tiếp tục luân chuyển lần 2, lần 3 mới đảm bảo mặt bằng tương đối về tỷ lệ và cơ cấu giáo viên bộ môn giữa các trường, gây khó khăn cho việc sắp xếp bố trí trong dạy và học.
Từ thực tế này, ngày 12/8/2016, Huyện ủy Thanh Chương đã ban hành Nghị quyết số 08 về ban hành Đề án “Bố trí sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo”.
Mục tiêu của đề án là bố trí, sắp xếp lại toàn bộ đội ngũ giáo viên của các cấp học trên địa bàn huyện, nhằm đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, giáo viên các bộ môn chính/lớp của cấp THCS tương đối đồng đều giữa các vùng, ổn định nơi công tác cho giáo viên.
Học sinh huyện Thanh Chương tham gia cuộc thi sáng tạo stem. Ảnh: Huy Thư
Đề án cũng đặt mục tiêu, cố gắng tối đa để bố trí giáo viên gần nơi cư trú, tránh biến động thường xuyên hàng năm, để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
Tại Trường mầm non Thanh Ngọc 2 năm trước thiếu giáo viên trầm trọng vì trường có 10 nhóm lớp nhưng giáo viên chỉ có 14 người (thiếu 6 giáo viên).
Vì thế, ngoài ưu tiên cho nhóm lớp 3 tuổi và nhóm lớp 5 tuổi là 2 giáo viên/lớp thì các nhóm lớp còn lại đa phần chỉ có 1 giáo viên/lớp. Đây thực sự là một áp lực rất lớn cho nhiều giáo viên bởi đặc thù của bậc học mầm non rất nặng nề, vừa dạy nhưng lại vừa chăm cháu, đi sớm về muộn. Hầu hết giáo viên trong trường đều làm việc trong tình trạng quá tải.
Video đang HOT
Khó khăn này cũng không phải diễn ra trong một năm mà đã tồn tại nhiều năm trước. Vì lẽ đó, khi huyện Thanh Chương thực hiện đề án “Bố trí sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, Trường Mầm non Thanh Ngọc đã được điều về thêm khá nhiều giáo viên, nâng tỷ lệ giáo viên trong trường là 1,8 giáo viên/lớp.
Huyện Thanh Chương tuyên dương các giáo viên có thành tích cao trong năm học 2018 – 2019. Ảnh: HT
Bên cạnh đó, có 2 giáo viên trong trường tự nguyện xin điều chuyển đến vùng khác để phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nói về quá trình thực hiện, cô giáo Lê Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong số những giáo viên được điều động về trường chúng tôi có cả những giáo viên tiểu học và THCS.
Thời gian đầu, khi mới tiếp nhận công việc họ có những khó khăn nhưng nhà trường đã cố gắng bố trí sắp xếp công việc hợp lý, ghép giáo viên mới vào những giáo viên vững chắc, có kinh nghiệm để họ có điều kiện học hỏi. May mắn cho chúng tôi là dù phải thay đổi bậc học nhưng sau khi điều chuyển các giáo viên này lại được về dạy gần nhà nên họ yên tâm công tác và không ngừng nỗ lực, phấn đấu.
“Sau khi điều chuyển các giáo viên này lại được về dạy gần nhà nên họ yên tâm công tác và không ngừng nỗ lực, phấn đấu.”
Lê Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Ngọc
Khách quan, không tạo áp lực
Đến thời điểm này, sau hơn 2 năm thực hiện đề án, huyện Thanh Chương đã cơ bản sắp xếp, bố trí khá hợp lý giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học căn cứ trên số lượng thực tế của huyện nhà.
Cụ thể, ở bậc mầm non, nếu như trước đây, có sự mất cân đối giữa các vùng, nơi cao nhất là 1,7 giáo viên/lớp và nơi thấp nhất là 1,4 giáo viên/lớp, thì nay đã điều hòa lại gần 1,6 giáo viên/lớp.
Thư viện Trường THCS Thanh Yên. Ảnh: MH
Ở cấp tiểu học, sau khi điều chuyển vị trí của khoảng 180 giáo viên, tâm lý của giáo viên đã ổn định hơn khi giáo viên được bố trí sắp xếp về làm việc gần nhà, thuận lợi trong công tác.
Việc thừa – thiếu giáo viên cục bộ cũng đã có những điều chỉnh để hạn chế ít nhất tình trạng mất cân đối giữa giáo viên bộ môn. Nói thêm về kết quả, cô giáo Nguyễn Thị Thuyết – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh An chia sẻ: Những năm trước, do giáo viên ở xa trường khá nhiều nên khi sắp xếp chuyên môn chúng tôi gặp nhiều khó khăn.Bản thân các cô cũng vất vả vì khi đi lại, đặc biệt là mùa mưa gió.
Hiện tại, 7 giáo viên quá xa trường đã được điều về các trường gần gia đình nên tất cả giáo viên trong trường đều phấn khởi và nhà trường thì thuận lợi hơn trong hoạt động chuyên môn, không còn nhiều xáo trộn như trước kia.
Một tiết học trải nghiệm của học sinh Trường Tiểu học Thanh Chi . Ảnh: PV
Những kết quả bước đầu đã đạt được ở bậc mầm non và tiểu học cũng là cơ sở để năm 2019, huyện Thanh Chương tiến hành bố trí sắp xếp lại đội ngũ giáo viên ở bậc THCS theo lộ trình của Đề án.
Đây cũng là bậc học khó khăn nhất vì hiện tại toàn huyện đang còn dôi dư hơn 100 giáo viên nên ngoài bố trí lại hợp lý theo nguyện vọng của giáo viên thì huyện cũng cần phải cân nhắc để hài hòa giữa các trường, hài hòa giữa các môn học.
Đến thời điểm này, dù các phương án bố trí đang được các phòng, ngành của huyện hết sức cân nhắc (huyện thành lập Hội đồng sắp xếp, bố trí giáo viên nhằm đảo bảo sự chặt chẽ, khách quan), nhưng qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “Việc sắp xếp bố trí lại đội ngũ giáo viên bậc THCS năm nay phải đảm bảo theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08/2016 của Huyện ủy ban hành kèm theo Đề án 1719.
Trong điều kiện giáo viên thừa thiếu cục bộ và mất cân đối này, chúng tôi xác định đây là một vấn đề rất khó khăn phức tạp, liên quan đến từng con người, từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng, trong bối cảnh hiện nay của huyện thì việc sắp xếp bố trí lại là cần thiết để khắc phục những tồn tại nhiều năm nay do lịch sử để lại.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng xác định khó khăn nhất là khó có thể đáp ứng được nguyện vọng của tuyệt đại đa số giáo viên nhưng đây là phương án hợp lý nhất. Vì thế, huyện cũng mong nhận được sự chia sẻ và đồng thuận cao của tập thể giáo viên và các nhà trường
“Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng xác định khó khăn nhất là khó có thể đáp ứng được nguyện vọng của tuyệt đại đa số giáo viên nhưng đây là phương án hợp lý nhất. Vì thế, huyện cũng mong nhận được sự chia sẻ và đồng thuận cao của tập thể giáo viên và các nhà trường.”
Nguyễn Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương
Về phía huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp từ cơ sở đến huyện để nghe nguyện vọng của các giáo viên, tổ chức cho giáo viên làm đơn theo nguyện vọng, tiến hành rà soát, xác định rõ theo từng tiêu chí. Huyện cũng xác định việc điều động phải đảm bảo khách quan, nghiêm túc, minh bạch bám sát theo hai nguyên tắc là phải sát với đề án, với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc bố trí phải hợp lý theo từng vùng, từng trường, từng đối tượng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác…”.
Trước đó, theo đề án đã được phê duyệt, đối tượng sắp xếp là tất cả giáo viên trên địa bàn, trừ những giáo viên có thời gian công tác dưới 24 tháng và có hoàn cảnh thực sự đặc biệt (do Hội đồng xem xét, quyết định). Khi điều động, ưu tiên tối đa giữ nguyên đơn vị công tác đối với những giáo viên đã được bối trí gần nơi cư trú. Những giáo viên điều động sẽ đảm bảo không quá xa 12 km (đối với vùng đồng bằng) và 10 km (đối với miền núi) và 7 km (nếu phải đi đò) tính theo hộ khẩu thường trú.
Tiết học trải nghiệm của học sinh Trường Tiểu học Thanh Chi – Thanh Chương. Ảnh: PV
Việc sắp xếp bố trí lại đội ngũ giáo viên với khoảng 140 người của bậc THCS cũng là đợt cuối cùng nhằm thực hiện đề án “Bố trí, sắp xếp, nâng cao chất lượng giáo viên của huyện Thanh Chương giai đoạn 2016 – 2020″.
Đây cũng là tiền đề tốt để trong những năm tới, huyện Thanh Chương tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từng bước tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới và nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học.
Song Hoàng
Theo baonghean
Gỡ 'vòng kim cô' cho giáo viên
Câu chuyện giáo viên được đặt ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học mới diễn ra vào ngày 6-8 trong bối cảnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã cận kề.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị, lắng nghe cá ý kiến và chỉ đạo ngành GD-ĐT trước năm học mới - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên, nâng chất lượng đội ngũ giáo viên cũng là 1 trong 5 giải pháp quan trọng được bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đặt ra trong phần phát biểu đề dẫn tại hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự, lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, lãnh đạo ngành GD-ĐT cả nước để có chỉ đạo mang tính định hướng cho năm học 2019-2020.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên.
Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Ở bậc đại học, số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Trao đổi tại hội nghị, GS-TS Nguyễn Văn Minh - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - nhấn mạnh đến "yếu tố quyết định thành công" trong việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới chính là đội ngũ giáo viên.
Vì thế, trước hết cần phải thay đổi cách thức quản lý giáo dục để "gỡ vòng kim cô" không cần thiết, tạo cơ chế cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, phát huy đổi mới, sáng tạo trong dạy học, giáo dục học sinh.
"Thay đổi cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ việc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đây là điểm khó nhất đối với giáo viên hiện tại và cả giáo viên trong tương lai"- GS Nguyễn Văn Minh nhận định.
Do đó, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải thiết thực và làm thường xuyên, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh.
Bộ GD-ĐT phải tạo được mạng lưới kết nối giữa các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước trong việc kết hợp bồi dưỡng, đào tạo giáo viên cho mục tiêu đổi mới GD-ĐT thì mới đảm bảo cho việc thực hiện đại trà chương trình GD phổ thông mới sắp tới.
Hiện tại, Bộ GD-ĐT đã xây dựng được hệ thống dữ liệu về đội ngũ giáo viên cả nước và cần sớm công bố dữ liệu này cho toàn xã hội biết. Dữ liệu này không chỉ giúp các địa phương, ngành GD-ĐT hình dung được đội ngũ giáo viên, tình trạng thừa, thiếu về số lượng, chất lượng để điều chỉnh mà cũng để người dân có thông tin.
Ông Minh cho rằng muốn đào tạo sư phạm bứt phá, không chỉ cần nhân lực, vật lực của các cơ sở đào tạo mà còn cần có giải pháp nâng chất lượng đầu vào, vì "đầu vào" thấp thì khó có thể có nguồn giáo viên giỏi trong tương lai.
Việc công bố dữ liệu về giáo viên cũng để các phụ huynh, học sinh nhìn thấy cơ hội việc làm trong tương lai. Ví dụ như hiện nay giáo viên dạy Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Công nghệ đang thiếu.
Điều đó cũng cho thấy cơ hội việc làm nhiều hơn trong tương lai. Việc thông tin công khai là một giải pháp thu hút những người giỏi lựa chọn học sư phạm các ngành thiếu nhân lực này.
Trong khi đó, thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng việc quy hoạch ở các khu vực đô thị hóa mạnh, các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới thừa, thiếu giáo viên cục bộ, gây bất cập cho quản lý.
5 giải pháp quan trọng Bộ GD-ĐT đặt ra trong năm học mới
1. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học;
2. Giải quyết vấn đề thừa/thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
3. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học;4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế;
5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Theo tuoitre
Ngành giáo dục vẫn loay hoay tìm lời giải cho những bài toán cũ Kết thúc năm học 2018-2019, ngành giáo dục vẫn thừa nhận chưa giải quyết được các bất cập đã tồn tại nhiều năm như thừa-thiếu giáo viên, hạn chế giáo dục đạo đức lối sống, bất cập phân luồng... Thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non là một trong những tồn tại của ngành giáo dục hiện nay. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Chưa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Visual gây sốc của Park Bo Gum ở họp báo phim mới: "Trai làng chài" giờ hoá tổng tài, netizen phải lau mắt nhìn
Hậu trường phim
23:25:22 29/05/2025
Phim Trung Quốc hay nhất hiện tại đột nhiên bị chê bai khắp MXH: Chuyện gì đây?
Phim châu á
23:16:24 29/05/2025
Nữ diễn viên Địa đạo bị xa lánh: "Tôi bất lực, nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của tôi"
Sao việt
23:05:58 29/05/2025
Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'
Tv show
22:57:39 29/05/2025
2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính
Tin nổi bật
22:56:56 29/05/2025
Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ
Pháp luật
22:45:20 29/05/2025
Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia
Thế giới
22:42:51 29/05/2025
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"
Nhạc việt
21:45:29 29/05/2025