Bộ tranh về những hành động “kiêng kị” mà bố mẹ tuyệt đối không nên làm trước mặt con nhỏ
Trước mặt trẻ, có một số hành động bố mẹ nhất định không nên làm, đó là những hành động nào?
Trong quá trình trẻ trưởng thành, bố mẹ là người trẻ tiếp xúc nhiều nhất, cũng là người thân thuộc khiến trẻ mô phỏng mọi hành động, cử chỉ để giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi bố mẹ nóng vội trong việc giáo dục trẻ, cũng là lúc họ quên phải điều chỉnh bản thân để trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trước mặt trẻ, có một số hành động bố mẹ không nên làm, đó là những hành động nào?
1. Tranh cãi phương pháp giáo dục trước mặt trẻ
Cuộc sống bận rộn, nhiều bậc cha mẹ không thể dành thời gian bên con, nên họ nhờ cậy ông bà chăm sóc trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong cách nuôi dạy trẻ của những người lớn tuổi và bố mẹ trẻ.
Chẳng hạn, vài giây trước người mẹ ngăn cấm con: “Hôm nay, mẹ không cho phép con chơi game trên điện thoại”. Sau khi người mẹ dứt lời, bà nội liền dỗ dành và đưa điện thoại cho đứa trẻ chơi tiếp.
Khi những người nuôi dạy trẻ bất đồng quan điểm, họ sẽ quay sang phán xét và chỉ trích lẫn nhau. Đây là điều cấm kỵ trong cách giáo dục trẻ. Trẻ nhỏ chưa có khả năng nhận thức tốt sự việc, nên không thể phân biệt đúng sai rạch ròi. Khi trẻ chứng kiến người lớn bất đồng trong cách dạy dỗ trẻ, trẻ sẽ cảm thấy lúng túng, khó hiểu.
Có những đứa trẻ biểu hiện khác nhau trước mặt bố mẹ và ông bà, do đó những lời dạy dỗ của họ đối với trẻ đôi khi sẽ mất hiệu nghiệm. Những người có trách nhiệm nuôi dạy trẻ cần có sự thống nhất với nhau về phương pháp giáo dục trẻ.
2. Phá hoại đồ chơi trước mặt trẻ
Video đang HOT
Khi bố mẹ phá hoại đồ chơi hoặc cầm đồ chơi đi mất sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương. Có lẽ bạn nghĩ rằng: “Chỉ là một món đồ chơi nhỏ, có gì quan trọng nhỉ?”. Nhưng đối với trẻ, ngoài bố mẹ thì đồ chơi là nơi trẻ gửi gắm cảm xúc và tinh thần.
Lỗ Tấn từng viết về một câu chuyện có tên là Con Diều:
Từ nhỏ, tôi không thích thả diều, tôi nghĩ rằng chỉ những đứa trẻ không có triển vọng mới đắm mình trong trò thả diều. Một hôm, tôi phát hiện em trai lén thả diều, thế là tôi lập tức phá nát con diều của em tôi.
Nhiều năm sau, khi nghĩ về câu chuyện này, Lỗ Tấn cho biết: “Cuối cùng, sự trừng phạt đã đến với tôi. Vào độ tuổi trung niên, khi tôi tình cờ đọc một quyển sách thiếu nhi, tôi biết được rằng, chơi với đồ chơi là hành vi chính đáng của trẻ nhỏ, đồ chơi cũng giống như thiên thần trong câu chuyện thần thoại. Hình ảnh tôi từng phá nát con diều của em trai như hiện ra trước mắt, tôi cảm thấy trái tim của mình trở nên khô khốc, giống như rơi vào vực sâu không đáy”.
Khi người lớn phá hoại đồ chơi của trẻ, đối với trẻ đấy không chỉ đơn thuần là món đồ chơi, mà còn là điều tốt đẹp trong câu chuyện thần thoại.
3. Than phiền trước mặt trẻ
Một học sinh từng tâm sự với tôi, em ấy rất sợ về nhà. Bởi mỗi lần về nhà, em ấy đều nghe những lời than phiền không ngớt của người mẹ.
“Bố của con là kẻ vô dụng, mẹ không thể trông mong ông ấy làm điều gì giúp ích cho gia đình”.
“Bà nội của con là một kẻ lắm chuyện, lần sau con nên hạn chế đến nhà bà nội”.
“Gia cảnh nhà chúng ta rất nghèo khổ”.
Than phiền, oán trách có thể lây lan sang người khác. Khi bố mẹ luôn miệng trách móc, kể khổ với trẻ, nghĩa là họ đang xem nhẹ khả năng chịu đựng và tác động xấu đối với trẻ. Điều này sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực, tâm lý của trẻ không thể phát triển khỏe mạnh khi sống trong một gia đình có bố mẹ than phiền về mọi thứ.
Nếu bố mẹ không hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, làm sao trẻ có thể hạnh phúc?
4. Phá vỡ nguyên tắc ngay trước mặt trẻ
Mọi người thời nay ca thán: “Trẻ nhỏ bây giờ được bố mẹ chiều hư, ngay cả phép tắc tối thiểu cũng không có”.
Hành vi của trẻ nhỏ, chính là cái bóng phản chiếu của người lớn. Bởi trẻ bắt chước, mô phỏng theo người lớn.
Vài ngày trước, khi tôi đang xếp hàng đợi thanh toán tại tiệm bánh. Có một bé trai khoảng 5, 6 tuổi đứng sau tôi. Khi người mẹ mất kiên nhẫn vì đợi quá lâu, cô ấy đã giật cái bánh mỳ trên tay đứa trẻ, đồng thời kéo đứa trẻ ra khỏi hàng, đẩy đứa trẻ đến quầy thanh toán. Cô ấy bảo rằng: “Mua 1 ổ bánh mỳ mà đợi lâu thế, mẹ đợi con nãy giờ”.
Cuộc sống hiện nay, cảnh tượng này không phải là hiếm. Không phải trẻ không hiểu nguyên tắc, mà là người lớn tuân thủ nguyên tắc ngày càng ít.
Muốn trẻ trở thành người như thế nào, đều không thể tách rời khỏi sự dạy dỗ của cha mẹ. Nếu bố mẹ phá vỡ nguyên tắc ngay trước mặt trẻ, sau này trẻ sẽ trở thành người coi thường nguyên tắc.
Theo Toutiao
Cùng "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" với trẻ em
Ngừng đánh con, Ngừng quát mắng con, Cùng con tìm giải pháp, Con là duy nhất, sao phải so sánh... là những hashtag nổi bật, đồng thời cũng là những thông điệp, giải pháp cụ thể được đưa ra trong chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" vừa được phát động.
Ảnh minh họa: Trần Hải.
Ngày 19-10, tại Hà Nội, Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu Chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực". Chiến dịch được triển khai nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, cộng đồng về loại bỏ những hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em và thực hành phương pháp giáo dục yêu thương, không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Chúng ta đã xây dựng và ban hành khung pháp lý tương đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền của trẻ em, trong đó có quyền "được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn thương đến sự phát triển toàn diện của trẻ em" (Điều 27, Luật Trẻ em 2016)...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các hành vi vi phạm quyền trẻ em vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại được thông tin, báo cáo. Tình trạng cha mẹ, người chăm sóc, thầy - cô giáo trừng phạt tinh thần hay trừng phạt thân thể trẻ vẫn diễn ra thường xuyên..., gây tổn thương cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
Phát động chiến dịch, bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD, chia sẻ, Chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" đưa ra những thông điệp và cũng những giải pháp cụ thể như: ngừng đánh con; ngừng quát mắng con, cùng con tìm giải pháp, con là duy nhất - sao phải so sánh... Với mong muốn các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo có thể thử thách bản thân bằng việc thực hiện các thông điệp - giải pháp này trong việc giáo dục con trẻ.
Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp của các bên trong việc thực hiện thành công chiến dịch. Theo bà Nga, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại không phải là công việc, nhiệm vụ của riêng một cá nhân hay tổ chức nào. Đó là hành trình dài "lan tỏa yêu thương" và thúc đẩy "giáo dục không bạo lực", với sự vào cuộc của nhiều bên liên quan, đặc biệt phải kể đến vai trò của các tổ chức xã họi và các đơn vị truyền thông. Cục Trẻ em sẽ tích cực lắng nghe ý kiến của trẻ em và bảo đảm các quyền trẻ em được thực hiện.
Theo đó, Chiến dịch diễn ra từ tháng 10 đến giữa tháng 11-2018, với hàng loạt các hoạt động tập huấn, truyền thông cộng đồng, truyền thông xã hội và đối thoại chính sách tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.
XUÂN ANH
Theo nhandan
Những giấc mơ vượt núi Cuối tuần Thảo lại vượt hơn 35 km đường để về nhà phụ giúp gia đình. Bạn bè khuyên Thảo nên ở lại trường nghỉ ngơi cho lại sức, sau một tuần học tập căng thẳng. Nhưng em nào nghe. Bởi hơn ai hết, Thảo hiểu, để được đến trường, lên lớp, bản thân phải giúp đỡ bố mẹ thật nhiều. Lớp học...