Bỏ thủ tục công nhận văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài
Văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp được công nhận tương đương tại Việt Nam và người dân không cần làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ.
Ảnh minh họa
Bộ Lao động TB&XH mới ban hành Thông tư số 34/2017/TT-BLĐTBXH Quy định việc công nhận tương đương đối với bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp. Thông tư này quy định việc công nhận tương đương đối với bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp so với các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng).
Điểm nổi bật của Thông tư này là văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp được công nhận tương đương tại Việt Nam và người dân không cần làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ. Thông tư thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính của Bộ LĐTB&XH.
Cụ thể, bằng, chứng chỉ của người học do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây: Bằng, chứng chỉ được cấp bởi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương bằng, chứng chỉ hoặc công nhận lẫn nhau về bằng, chứng chỉ hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến bằng, chứng chỉ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
Video đang HOT
Bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cấp.
Bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động hợp pháp ở nước ngoài mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng, chứng chỉ.
Thông tư cũng khẳng định, người có văn bằng, chứng chỉ thuộc các trường hợp nêu trên không phải làm thủ tục công nhận văn bằng. Người có bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp có trách nhiệm tập hợp và cung cấp các minh chứng về tính hợp pháp của chương trình đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp bằng, chứng chỉ khi có yêu cầu hợp pháp từ các bên liên quan.
Trách nhiệm của Bộ Lao động TB&XH là công bố công khai các thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp và không hợp pháp trên website, và trả lời khi có yêu cầu về tính hợp pháp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài. Bộ không làm thủ tục công nhận văn bằng cho từng cá nhân. Trách nhiệm của người có văn bằng, chứng chỉ là cung cấp minh chứng về tính hợp pháp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp bằng cho người sử dụng lao động khi có yêu cầu.
Thứ trưởng Lê Quân cho biết, việc không bắt buộc từng người dân làm thủ tục công nhận văn bằng phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện đúng chủ trương cải cách hành chính, giảm phiên hà và chi phí cho người dân. Tuy vậy, Bộ Lao động TB&XH vẫn giữ thẩm quyền ban hành các quyết định không công nhận tương đương với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hợp pháp và các văn bằng, chứng chỉ được cấp không hợp pháp khi cần thiết.
Theo Dân Trí
Xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: Liệu có bỏ lọt tiêu chí?
Trong Quyết định 20 năm 2012 của Thủ tướng có quy định đối với những người đang làm việc ở cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục ĐH, có tham gia giảng dạy từ trình độ ĐH trở lên tại Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước và nước ngoài.
ảnh minh họa
Tuy nhiên, với 1.226 ứng viên giáo sư, phó giáo sư được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố, có nhiều người là quan chức, ở các bộ, sở, ban ngành... dư luận băn khoăn không biết họ đã có những công trình, giải thưởng gì như quy định của Thủ tướng.
Theo số liệu mà PV có được, trong số 85 ứng viên giáo sư năm 2017, có 8 người (chiếm hơn 9%) không thuộc các trường ĐH, các viện nghiên cứu. Trong số này, có 1 ứng viên ở Bộ Y tế, 5 ứng viên ở các bệnh viện, 1 ứng viên ở Hội Kiến trúc sư Việt Nam, 1 ứng viên ở Tổng cục Thủy lợi.
Với 1.141 ứng viên phó giáo sư thì số lượng ứng viên không thuộc các viện nghiên cứu, các trường ĐH cũng nhiều hơn rất nhiều. Con số này ước tính khoảng gần 70 người. Trong đó có ứng viên ở Ban chỉ đạo Tây Bắc, có ứng viên ở huyện ủy Vân Hồ, Sơn La, có ứng viên ở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm y tế dự phòng, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần... Ở cấp bộ, có ứng viên ở Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Y tế...
Như vậy nếu cả ứng viên giáo sư và phó giáo sư không làm việc tại các trường ĐH, các viện nghiên cứu (nơi có đào tạo tiến sĩ) thì con số lên tới gần 80 ứng viên. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT đặt vấn đề, trong một năm qua, có bao nhiêu ứng viên trong số này có những công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài? Nếu tất cả các ứng viên đều đạt được điều này, sao báo chí, phương tiện thông tin đại chúng không thấy nhắc đến?
Trong khi đó, thống kê và hình ảnh truy xuất từ cơ sở dữ liệu và phần mềm của Dự án nghiên cứu Năng suất lao động KHXH&NV (NVSS) và Đại học Thành Tây (http://sshpa.com) cho thấy có 40 nhà khoa học Việt Nam có từ 10 bài Scopus trở lên giai đoạn 2008 - 2017. Trong số này có nhiều người chưa hề được phong giáo sư, phó giáo sư như TS Nguyễn Việt Cường 53 bài, TS Trần Quang Tuyến 23 bài, TS Vũ Văn Hưởng 18 bài, TS Đoàn Thanh Tịnh 14 bài...
Đặc biệt, TS Nguyễn Việt Cường có tới 35 bài dẫn dắt (là người đứng thứ nhất trong nhóm nghiên cứu hoặc đứng độc lập một mình). Cả 4 tiến sĩ trên đều đang tham gia công tác giảng dạy tại các trường ĐH của Việt Nam như TS Trần Quang Tuyến, TS Đoàn Thanh Tịnh đang giảng dạy tại ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Nguyễn Việt Cường đang giảng dạy tại trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS Vũ Văn Hưởng đang giảng dạy tại Học viện Tài chính.
Trao đổi với PV về vấn đề này, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, trường ĐH FPT cho rằng những người có trách nhiệm phải thẩm định xem có đủ tiêu chí như đã quy định. "Những người không làm việc tại các cơ sở giáo dục ĐH, các Viện nghiên cứu phải có công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ xuất sắc hoặc phải có giải thưởng lớn. Tôi nghĩ rằng tất cả các ứng viên không phải ai cũng có" - ông Tùng khẳng định.
Ông Tùng cũng lý giải thêm, những công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc, tức là phải được một tổ chức, quốc gia nào đó đánh giá, không phải Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, hay hội đồng ngành đánh giá xuất sắc. "Tôi sợ rằng mọi người bỏ qua tiêu chí này. Quyết định của Thủ tướng đưa ra từ năm 2012 nhưng có vẻ như các hội đồng ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước không áp dụng suốt thời gian qua. Bây giờ chính là thời điểm phải xem xét lại điều này" - ông Tùng nói.
Thực tế, Quyết định 20 năm 2012 của Thủ tướng đã quy định điều này. Tuy nhiên, trong Thông tư 30 năm 2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư không thấy có hướng dẫn thực hiện.
Theo TPO
Bí quyết thành công của giáo dục Singapore Từ một quốc gia nghèo, không có nhiều tài nguyên khoáng sản, Singapore trở thành một trung tâm của thế giới về thương mại, tài chính và giao thông. Các trường học của đất nước này chiếm vị trí cao trong các bảng xếp hạng của thế giới; giáo dục Singapore đã đạt được những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực về...