Bỏ thế “thượng phong”
Từ ngày 11/10, học sinh trung học sẽ được thụ hưởng nhiều đổi mới tích cực trong kiểm tra, đánh giá; trong đó có việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét ở tất cả môn học.
Thông tư 26 giúp các em giảm nhiều áp lực điểm số. Ảnh minh họa
Trước đây, điểm số luôn là “kênh” quan trọng nhất để đánh giá học sinh. Cha mẹ và cả thầy cô đều đặt ra cho con, cho trò mục tiêu đạt điểm cao, điểm giỏi, bất kể đứa trẻ có năng lực gì. Học sinh khi đến trường, do đó phải đối diện với nhiều áp lực chỉ vì kỳ vọng về điểm số của người lớn. Đánh giá chú trọng điểm số cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy học thêm tràn lan, gây bức xúc trong xã hội. Không khỏi xót xa khi đọc chia sẻ này trên một trang mạng xã hội: “Rất đông học sinh ở ngôi trường mà tôi đang học chỉ ngủ 4 – 5 tiếng một đêm. Họ là những học sinh ưu tú, có điểm số tốt, nhưng họ đã phải đánh đổi giấc ngủ, sức khỏe để có được điểm số đó và nhận về mình cả những áp lực có thể coi là quá lớn ở độ tuổi 17, 18″.
Cách đây 6 năm, lần đầu tiên chiếc “gông” điểm số được cởi bỏ ở bậc tiểu học với Thông tư 30 ban hành năm 2014. Đổi mới kiểm tra, đánh giá ở tiểu học qua Thông tư 30, sau này được sửa đổi bởi Thông tư 22, đã nhận được đánh giá tích cực bởi những tư tưởng hết sức nhân văn: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh…
Ở THCS và THPT, điểm số cũng sẽ không còn đứng thế thượng phong trong kiểm tra, đánh giá khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 26/2020/ TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT. Cũng với mục tiêu tối thượng là vì sự tiến bộ của học sinh, một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư 26 là chú trọng đánh giá quá trình, tất cả môn học đều có đánh giá bằng nhận xét, thay vì chỉ đánh giá bằng điểm số ở một số môn học như trước đây.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. Ảnh minh họa
Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng đa dạng hơn, không chỉ có kiểm tra viết mà còn qua hỏi – đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Với kiểm tra viết, không chỉ hình thức truyền thống là kiểm tra trên giấy mà còn có thể thực hiện trên máy tính… Số đầu điểm kiểm tra đánh giá, cả thường xuyên và định kì đều giảm. Đề thi, kiểm tra được thực hiện theo ma trận đề…
Ưu điểm của đánh giá bằng nhận xét có thể thấy rõ. Theo đó, học sinh được động viên, khích lệ kịp thời. Việc đánh giá đã không còn để xếp thứ hạng, học sinh cũng giảm nhiều áp lực điểm số, từ đó hứng thú hơn trong học tập. Được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau, việc đánh giá sẽ sát thực hơn với năng lực, học sinh được tạo nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Giáo viên cũng được “cởi trói” để từ đó thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới.
Giúp giáo viên không lúng túng với hình thức đánh giá mới, Thông tư 26 quy định cụ thể đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục, chứ không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét một cách chung chung. Giáo viên cũng đồng thời được tập huấn, hướng dẫn về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của người học, trong đó chú trọng đến nội dung về kỹ thuật đánh giá bằng nhận xét, giúp giáo viên nếu phải dạy nhiều lớp vẫn thực hiện tốt đánh giá bằng nhận xét.
Từ thực tiễn đổi mới kiểm tra, đánh giá ở tiểu học những năm qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng sẽ có nhiều thay đổi tích cực từ quy định mới về kiểm tra, đánh giá ở trung học, mà người được thụ hưởng trước tiên và nhiều nhất chính là học sinh. Không phải hô khẩu hiệu, “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh” sẽ thực sự ngấm, thấm và kết quả quả cuối cùng là sự tự tin, tiến bộ mỗi ngày của người học.
Video đang HOT
Được sử dụng điện thoại để dạy, học thật là tuyệt vời!
Học sinh muốn sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp phải thỏa mãn hai điều kiện: Phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đã xóa bỏ nỗi khổ vì sổ sách của giáo viên. Theo đó quy định cụ thể sổ sách phải có của giáo viên chỉ còn bốn loại:
"3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)".
Như vậy, từ nay nhà trường đã bị chặn hoàn toàn việc "đẻ" sổ sách làm khổ giáo viên.
Thế nhưng dư luận quan tâm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT không phải vì "khổ sách" mà vì điện thoại di động. Đã có người phải thốt lên "Bộ có cho phép, trường tôi vẫn sẽ cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp".
Học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Phú Quý, Bình Thuận làm kiểm tra 15 phút môn Hóa học trên điện thoại di động. (Ảnh: Sơn Quang Huyến)
Thật ra phản ứng trái chiều của dư luận là do chưa hiểu rõ điều kiện để học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học.
Khoản 4 Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ghi rõ các hành vi học sinh không được làm:
"4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".
Như vậy, học sinh muốn sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp phải thỏa mãn hai điều kiện: Phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Hiểu đúng, hiểu rõ thì việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp của học sinh không có gì phải bàn cãi, tranh luận.
Đã có giáo viên khốn khổ vì sử dụng điện thoại dạy học
Thầy giáo Lê Văn Cương, giáo viên dạy môn Tiếng Anh Trường Trung học cơ sở Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải gửi đơn kêu cứu báo chí vì bị kỷ luật và tạm đình chỉ công tác.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Ngọc Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quảng Thành cho rằng, việc trường này ra quyết định kỷ luật và tạm đình chỉ công tác đối với ông Cương là vì ông đã vi phạm quy chế chuyên môn, đã dùng điện thoại trong lúc giảng dạy.
Được sử dụng điện thoại để học, để dạy thật là tuyệt vời!
Được sử dụng điện thoại để học thật là tuyệt vời. Đó là câu nói của không ít học sinh tôi dạy. Còn với tôi, được sử dụng điện thoại để dạy học thật là tuyệt vời.
Khi cơ sở vật chất trong phòng học chưa có máy tính nối mạng, đèn chiếu, thì điện thoại di động có 4G là thiết bị đưa học trò "vươn ra thế giới".
Những thông tin cần bổ trợ, minh họa cho bài giảng trên không gian mạng có thể nói là vô tận, không có kho học liệu nào có thể sánh kịp.
Học trò bây giờ sử dụng điện thoại thông minh, khai thác dữ liệu "nhoay nhoáy", sao chúng ta không tin học trò, hướng dẫn học trò khai thác kiến thức, tự học và sáng tạo?
Mục tiêu của đổi mới giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong đó "tự chủ và tự học" là năng lực đầu tiên cần phải đạt được.
Vậy cứ cho học sinh rèn luyện, hình thành kỹ năng tự chủ, tự học bằng cách sử dụng điện thoại di động khi giáo viên cho phép, phục vụ học tập. Phải chăng giáo viên bất lực, không có phương pháp quản lý nên "cấm triiệt" điện thoại cho an lành?
Làm sao để quản lý học sinh khi sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp?
Để học sinh sử dụng điện thoại di động học tập đầu tiên giáo viên bộ môn phải là tấm gương sáng sử dụng điện thoại di động cho học sinh noi theo.
Giáo viên mà vừa dạy, vừa sử dụng điện thoại vào việc riêng, e rằng khó mà quản lý được học trò, khó mà nói học trò sẽ nghe theo.
Giáo viên phải ra câu lệnh rõ ràng, cụ thể, học sinh sử dụng điện thoại hay thiết bị khác làm gì, mục đích, kết quả phải đạt được sau khi sử dụng.
Phải có quy định rõ ràng việc sử dụng điện thoại di động sẽ kết thúc khi nào, nếu không chấp hành sẽ bị xử lý cụ thể ra sao? Nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, xử lý công bằng ngay từ lần đầu, sẽ hình thành cho học trò thói quen tốt.
Đặt niềm tin vào học trò cũng là cách làm học trò tự tin và trưởng thành, chúng ta không thể vì một dấu chấm mà đánh giá toàn bộ trang giấy trắng.
Hãy dành cho học trò niềm tin, hãy nói với học trò "Thầy cô tin các em sử dụng điện thoại vào học tập", chắc chắn đại đa số học trò sẽ làm được.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
https://laodong.vn/xa-hoi/thanh-tra-viec-thay-giao-day-gioi-keu-cuu-vi-cho-rang-bi-tru-dap-820677.ldo
Hết ép học sinh học thêm vì giáo viên đó ra đề? Những thay đổi về kiểm tra, đánh giá học sinh THCS, THPT tiếp tục được mổ xẻ, phân tích sâu hơn trước khi các quy định có hiệu lực và áp dụng từ tháng 11 tới. Thay đổi kiểm tra, đánh giá trong năm học mới ở cấp THCS và THPT vì sự tiến bộ của người học - NGỌC DƯƠNG Trong 2...