Bỏ tăng lương cho giáo viên: Ngành giáo dục có mất nhân tài?
Việc bác bỏ tăng lương cho giáo viên có thể khiến người giỏi không hứng thú đến những vùng khó khăn và không đăng ký thi vào trường sư phạm.
ảnh minh họa
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.
Buồn và hụt hẫng
Hai đề xuất này trước đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tuy nhiên, trong văn bản góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã có ý kiến về những vấn đề này nên việc đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS chưa thể áp dụng được.
Đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy, trường Tiểu học Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang tham gia công tác giảng dạy và quản lý được 31 năm. Khi nghe thông tin đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa có trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, cô Bích Thủy không giấu được nỗi buồn và sự hụt hẫng.
Khi xã hội phát triển, người dân cũng đòi hỏi con em được thụ hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn nên giáo viên cũng chịu áp lực phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Họ còn chịu nhiều sức ép lớn từ việc quản lý lớp, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho học trò. Vì vậy, tăng lương cho giáo viên là hết sức cần thiết.
Video đang HOT
Đúng như Bộ Nội vụ phân tích là nhà giáo đã được ưu đãi đặc biệt vì được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Tuy nhiên, sự ưu đãi này chưa “thấm tháp” với đời sống và chi phí hiện nay, đặc biệt là đối với những giáo viên giảng dạy ở vùng biển đảo xa xôi, vùng khó khăn.
Cô giáo Bích Thủy cho rằng nếu không tăng lương cho giáo viên thì sẽ khó thu hút người giỏi đến những vùng khó khăn, xa xôi của đất nước để giảng dạy.
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, nguyên hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, việc tăng lương cho giáo viên là một đề xuất đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Tăng lương cũng chính là nguồn động lực rất lớn để giáo viên chuyên tâm vào giảng dạy, phát huy chuyên môn.
Được biết, Bộ GD&ĐT vừa đề xuất từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường đào tạo giáo viên chỉ tuyển học sinh có học lực giỏi vào trường. Tuy nhiên, đề xuất này khó trở thành hiện thực được vì học sinh giỏi khi đăng ký vào học một trường, ngành nghề nào đó sẽ xem xét là ngành đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có được việc làm như thế nào, mức lương ra sao.
Trong khi đó, hiện nay, lương của giáo viên còn thấp, chưa được tăng. Sinh viên sư phạm ra trường rất khó xin được việc làm, hoặc làm trái ngành nghề rất nhiều. Vụ việc 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ mất việc làm là bằng chứng nói lên điều này.
Nên tăng lương trước cho giáo viên ở vùng khó khăn
Trong khi đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, có ý kiến cho rằng để tăng thu nhập cho giáo viên thì nên tăng học phí.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh: VOV.
Trước ý kiến đóng góp như vậy, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng đề xuất tăng học phí để tăng thu nhập cho giáo viên khó thực hiện được ở những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo vì những nơi này đa phần là con em người dân tộc thiểu số, ngư dân có cuộc sống còn rất bấp bênh. Để thu hút các em đến trường đều đặn còn rất khó khăn, nếu tăng học phí có thể phản tác dụng, sẽ có nhiều học sinh bỏ học hơn.
Cũng không đồng ý với đề xuất tăng học phí để lấy đó là nguồn thu phục vụ tăng lương cho giáo viên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm: Khi ngân sách Nhà nước chưa đủ để đồng loạt tăng lương cho giáo viên thì Quốc hội nên xem xét trước tiên là tăng lương ở một bộ phận giáo viên giảng dạy ở những khu vực, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo…
Còn những giáo viên đang giảng dạy ở các tỉnh, thành phố lớn thì nên giãn tiến độ, kéo dài thời gian tăng sau.
Theo Zing
Ủng hộ phương án chỉ xét học sinh giỏi nếu trường sư phạm xét học bạ
GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - khi trao đổi về quy chế tuyển sinh năm nay bày tỏ ủng phương án chỉ xét học sinh có học lực loại giỏi trở lên nếu tuyển sinh vào sư phạm theo phương thức xét học bạ.
ảnh minh họa
"Trường Đại học Vinh cũng ủng hộ việc bỏ điểm sàn để các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình.
Riêng các ngành sư phạm cần có điểm sàn để đảm bảo chất lượng vì giáo viên là người đào tạo thế hệ trẻ, mỗi giáo viên có thể ảnh hưởng đến hàng chục thế hệ nên cần có những chuẩn riêng. Tuy nhiên điểm sàn sư phạm cần theo các cấp học và tình hình thực tiễn" - GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.
Cụ thể, năm 2018, Trường Đại học Vinh đề xuất có các loại điểm sàn sư phạm như sau: Cấp THPT, cấp THCS, cấp tiểu học, mầm non. Đối với các ngành sư phạm đặc thù như: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, các ngành năng khiếu giao các trường chủ động tuyển sinh và chịu trách nhiệm về chất lượng.
Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, không nên tuyển sinh trung cấp sư phạm vì chuẩn chức danh nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được hành nghề.
Liên quan đến một số điểm mới trong quy chế thi, tuyển sinh năm nay, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Việc xét tuyển làm tròn đến 2 chữ số thập phân sẽ công bằng hơn, đặc biệt là các ngành có tính cạnh tranh cao.
Việc giảm điểm ưu tiên giữa các khu vực khẳng định chất lượng giáo dục giữa các vùng miền đã có cải tiến tích cực. Đồng thời tạo sự công bằng trong công tác tuyển sinh, nhất là những ngành có tỷ lệ dự thi cao.
về phương án tuyển sinh của Trường Đại học Vinh, GS Đinh Xuân Khoa cho hay: Nhà trường đã công bố dự thảo đề án tuyển sinh năm 2018.
Theo đó, trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2018 không ít hơn 70% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh; xét tuyển học bạ THPT (không xét tuyển đối với các ngành sư phạm) không quá 30% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh, với các tiêu chí sau: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm các môn: theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của năm lớp 12 lấy trung bình từ 6.00 điểm trở lên. Điểm ưu tiên sẽ được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của BộGD&ĐT.
Riêng các ngành đào tạo sư phạm, ngoài kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh phải có hạnh kiểm của 3 năm học (Lớp 10, 11, 12) THPT đạt từ loại Khá trở lên.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đà Nẵng: Chuẩn bị kiểm tra quy mô lớn tại các trường học Đây là đợt kiểm tra quy mô và nhiều nội dung nhất của ngành Giáo dục TP từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay. Đà Nẵng sẽ kiểm tra quy mô lớn các trường học. Ngày 16/3, thông tin từ sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Đà Nẵng, Sở sẽ tổ chức đợt kiểm tra hoạt động của các đơn...