Bổ sung vitamin và khoáng chất làm đẹp da thế nào cho an toàn?
Một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Tuy nhiên, thiếu hay thừa vitamin, khoáng chất đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung…
1. Vitamin A
Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho làn da, mang lại nhiều công dụng như:
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Bảo vệ da chống lại tác hại của tia cực tím
Thúc đẩy tái tạo tế bào khỏe mạnh
Giúp da sáng và đều màu
Hỗ trợ kiểm soát và loại bỏ mụn trứng cá…
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), lượng vitamin A cần thiết lần lượt cho nam và nữ giới trưởng thành là 600 – 650mcg và 450 – 500mcg mỗi ngày. Thiếu vitamin A sẽ khiến da trở nên khô, ngứa và thô ráp. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc cấp hoặc mạn tính với các biểu hiện như vàng da, chóng mặt, đau bụng, nôn.
Bổ sung vitamin A tốt nhất từ thực phẩm tươi sống vì dễ hấp thu và ít nguy cơ ngộ độc. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây có màu vàng, cam, rau lá xanh…
Các thực phẩm có màu vàng hoặc cam như chanh, cam quýt, cà rốt… là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể.
2. Vitamin B
Vitamin nhóm B được biết đến khả năng chống viêm, rất hữu ích đối với các tình trạng da mụn, kích ứng… Vitamin B3 giúp sáng và làm đều màu da. Trong khi đó, vitamin B5 giúp tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da, giữ cho da không bị mất nước, duy trì trạng thái săn chắc. Vitamin B7, hay còn gọi là biotin, cũng rất cần thiết cho da, tóc và móng.
Lượng khuyến nghị bổ sung mỗi loại vitamin B sẽ khác nhau. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin B3, B5 và biotin cần thiết mỗi ngày lần lượt là 11 – 12mg, 5mg, 30mcg.
Các vitamin B đều tan trong nước và sẽ thải trừ qua nước tiểu. Bổ sung vitamin B theo đường thực phẩm tự nhiên hoặc dùng thực phẩm bổ sung theo liều khuyến cáo tương đối an toàn. Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao của một số loại vitamin B nhất định có thể dẫn đến tác dụng phụ .
Ví dụ, quá nhiều vitamin B3 gây tăng lượng đường trong máu, do đó người mắc bệnh đái tháo đường cần cẩn trọng khi bổ sung vi chất này. Ngoài ra, thừa vitamin B3 cũng có thể gây ra huyết áp thấp, mệt mỏi, đau đầu, phát ban và tổn thương gan.
3. Vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Do đó, ngoài thực phẩm tự nhiên, vitamin C còn xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm bổ sung, sản phẩm làm đẹp.
Theo khuyến nghị, mỗi người trưởng thành cần 85mg vitamin C mỗi ngày. Một ly nước ép bưởi 180ml sẽ cung cấp 70 – 95mg vitamin C, tương đương nhu cầu hàng ngày.
Video đang HOT
Việc bổ sung thừa vitamin C cũng có thể dẫn tới nhiều tác hại. Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, đau đầu, mất ngủ, cản trở hấp thụ vitamin A, B12… Do đó, cần tham khảo liều lượng phù hợp khi dùng thực phẩm bổ sung, tránh lạm dụng, tự ý bổ sung khi không cần thiết.
Những loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam và chanh là nguồn vitamin C phổ biến, dễ tìm.
4. Vitamin E
Tương tự vitamin C, vitamin E cũng là một hợp chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và giúp tái tạo da.
Việc tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng hình thành các gốc tự do, phá vỡ collagen và cấu trúc làn da. Bổ sung vitamin E giúp ngăn chặn những vấn đề này, làm chậm quá trình sản xuất sắc tố melamin, thông qua ức chế hoạt động của một loại enzym, có tác dụng phòng chống các chứng tăng sắc tố da như đồi mồi, tàn nhang, sạm da. Không những thế, vitamin E có tác dụng giữ ẩm và ngăn chặn sự bốc hơi nước qua da.
Liều lượng bổ sung vitamin E hàng ngày là 6,5mg đối với nam giới và 6mg đối với nữ giới. Các loại thực phẩm dưới đây rất giàu vitamin E:
Các loại dầu: Dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mầm lúa mì, dầu ngô;
Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hướng dương, quả phỉ, bơ đậu phộng, đậu phộng;
Trái cây: Kiwi, xoài, cà chua;
Rau: Rau bina, bông cải xanh.
Do các vitamin tan trong dầu được dự trữ trong chất béo, chúng có thể tích tụ trong trong cơ thể, gây độc, đặc biệt là khi bạn bổ sung quá nhiều thông qua thực phẩm bổ sung.
5. Kẽm
Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra các tình trạng liên quan đến mụn trứng cá, bệnh vẩy nến. Kẽm còn bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Khuyến nghị về lượng kẽm hàng ngày là 10mg đối với nam và 8mg đối với nữ. Hàu, thịt bò, các loại đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn để tăng cường lượng kẽm trong cơ thể.
Nên bổ sung kẽm qua thực phẩm. Dùng vitamin tổng hợp với liều lượng kẽm quá cao có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn, cản trở hấp thu sắt…
Bổ sung kẽm cũng là biện pháp ngăn ngừa mụn trứng cá.
6. Selen
Selenium là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của da, tóc, móng. Nam giới trưởng thành cần 34mcg và nữ giới cần 26mcg selen mỗi ngày. Bạn có thể thêm hạnh nhân, quả óc chó, lạc, hạt điều vào món salad hoặc ăn trong bữa phụ… để cung cấp kẽm cho cơ thể.
Ngoài ra, các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà, các loại cá, trứng… cũng cung cấp selen và các chất dinh dưỡng khác. Ước tính, một quả trứng sẽ cung cấp khoảng 20mcg selen dù được chế biến theo bất kỳ cách nào. Trong khi đó, 85g thịt gà trắng sẽ cung cấp khoảng 22 – 25mcg selen.
5 chất bổ sung có thể gây hại hơn có lợi
Mặc dù các chất bổ sung giúp điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng một số chất bổ sung có thể gây rủi ro (tác dụng phụ), hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe... cần lưu ý.
Tác dụng phụ của chất bổ sung bao gồm đau đầu, phản ứng dị ứng và các vấn đề về dạ dày... Độc tính có thể xảy ra do sử dụng quá mức một số vitamin và khoáng chất...
Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, điều quan trọng là phải trao đổi với chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng trước khi bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
1. Các chất bổ sung cần thận trọng
Dưới đây là 5 chất bổ sung dùng phổ biến nhưng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe:
1.1 Thực phẩm bổ sung giảm cân
Thực phẩm bổ sung giảm cân hứa hẹn mang lại kết quả nhanh chóng và dễ dàng nhưng chúng thường đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nhiều sản phẩm trong số này chứa hỗn hợp các loại thảo mộc và chất kích thích, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ, các sản phẩm có chứa cây ma hoàng từng rất phổ biến nhưng đã bị FDA Hoa Kỳ cấm, do có liên quan đến các cơn đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ cho thấy thực phẩm bổ sung giảm cân có liên quan đến việc tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng. Các thành phần như chiết xuất trà xanh khi dùng với số lượng lớn có thể gây độc cho gan. Một số loại thuốc giảm cân có chứa các thành phần không được liệt kê có thể gây ra những phản ứng và biến chứng không mong muốn.
Cần thận trọng khi dùng chất bổ sung giảm cân.
1.2 Chất bổ sung caffeine
Chất bổ sung caffeine thường được sử dụng để tăng cường năng lượng và nâng cao hiệu suất thể thao. Mặc dù một tách cà phê nói chung là an toàn nhưng việc bổ sung caffeine có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá mức.
Caffeine liều cao có thể gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim. Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng, lượng caffeine cao có thể dẫn đến rung tâm nhĩ, một loại nhịp tim không đều làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào chất bổ sung caffeine cũng có thể dẫn đến các triệu chứng phụ thuộc và cai thuốc, bao gồm đau đầu, mệt mỏi...
Caffeine liều cao có thể gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim.
1.3 Bổ sung canxi
Canxi rất cần thiết cho xương chắc khỏe, nhưng quá nhiều canxi ở dạng bổ sung có thể gây hại. Hấp thụ quá nhiều canxi có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, việc bổ sung canxi có liên quan đến nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch cao hơn, có thể dẫn đến đau tim. Liều cao canxi (hơn 800 mg đến 1.200 mg mỗi ngày) có thể dẫn đến sỏi thận.
Do đó, hầu hết mọi người nên bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm thay vì thực phẩm bổ sung, vì cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và ít gây ra ít rủi ro hơn cho sức khỏe.
1.4 Vitamin E
Vitamin E được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Bổ sung vitamin E liều cao (lên tới hơn 1.000 mg/ngày) có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Uống quá nhiều vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết, chảy máu trong não. Một nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, bổ sung vitamin E liều cao có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn ở nam giới. Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù lượng vitamin E vừa phải từ nguồn thực phẩm là có lợi nhưng việc bổ sung với liều lượng cao lại có nhiều rủi ro.
Uống quá nhiều vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết, chảy máu trong não.
1.5 Bổ sung beta-caroten
Beta-carotene, tiền chất của vitamin A, là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Mặc dù có lợi khi tiêu thụ qua thực phẩm nhưng chất bổ sung beta-carotene có thể gây ra rủi ro đáng kể, đặc biệt đối với người hút thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung beta-carotene liều cao (liều bình thường được coi là nằm trong khoảng từ 6 - 15 mg), có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với amiăng. Việc bổ sung beta-carotene có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi và tử vong ở người hút thuốc.
Điều này hoàn toàn trái ngược với tác dụng có lợi của beta-carotene khi được tiêu thụ ở dạng tự nhiên thông qua chế độ ăn uống.
2. Thuốc bổ sung có thực sự cần thiết?
Các chất bổ sung có thể có lợi, nhưng chúng không phải lúc nào cũng cần thiết cho tất cả mọi người. Lý tưởng nhất là một chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh... sẽ cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
Tuy nhiên, một số cá nhân có thể được hưởng lợi từ các chất bổ sung. Ví dụ, những người có những hạn chế cụ thể về ăn uống, tình trạng bệnh lý hoặc sự thiếu hụt cụ thể... có thể cần bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường cần bổ sung axit folic, vitamin D và canxi. Mặc dù các chất bổ sung có thể giúp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng, nhưng chúng nên bổ sung chứ không thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Tại sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào?
Tư vấn bác sĩ (chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng) trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào là rất quan trọng vì nhiều lý do:
- Chuyên gia y tế có thể đánh giá tình trạng sức khỏe cá nhân, bao gồm tình trạng bệnh lý hiện có hoặc loại thuốc bạn đang dùng... để xác định xem liệu chất bổ sung có an toàn và phù hợp với bạn hay không. Một số chất bổ sung có thể tương tác với thuốc hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, vì vậy hướng dẫn chuyên môn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.
- Chuyên gia y tế có thể đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể của bạn, đảm bảo rằng chất bổ sung phù hợp với kế hoạch sức khỏe tổng thể.
- Lời khuyên từ những người có chuyên môn sẽ giúp bạn lựa chọn các chất bổ sung có sẵn, phù hợp, hiệu quả hơn...
Những ai không nên ăn bưởi? Mặc dù bưởi chủ yếu là nước nhưng lại là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cao. Lợi ích sức khỏe của bưởi Bưởi, giống như các loại trái cây khác, cung cấp chất xơ tốt, có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, đường ruột, duy trì mức cholesterol...