Bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học như thế nào?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 1 lần duy nhất trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức là: Điều chỉnh trực tuyến hoặc sử dụng phiếu đăng ký xét tuyển.
(Ảnh minh họa – nguồn internet)
Điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến:
Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2019 như sau:
Điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến: Dự kiến từ 22/7 đến 17 giờ 00 ngày 29/7.
Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi.
Video đang HOT
Thí sinh thay đổi mã ngành, mã trường, tổ hợp, thứ tự nguyện vọng mà vẫn giữ nguyên số lượng nguyện vọng ban đầu sẽ dùng phương thức này.
Chẳng hạn như: Nếu ban đầu, thí sinh A đăng ký 5 nguyện vọng. Sau khi biết kết quả thi, thí sinh này chỉ thay đổi nguyện vọng 2 thành nguyện vọng 1 hoặc thay thế nguyện vọng 1 bằng nguyện vọng hoàn toàn mới mà số lượng nguyện vọng vẫn là 5 thì sẽ sử dụng phương thức điều chỉnh trực tuyến.
Điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển
Để thay đổi trường, nguyện vọng không có trong phiếu đăng ký dự thi lúc đầu, thí sinh phải điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển. Dự kiến từ 22/7 đến 17 giờ 00 ngày 31/7.
Thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định. (Đối với mỗi nguyện vọng tăng thêm, thí sinh phải nộp 30.000đ/nguyện vọng).
Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT (theo mẫu có sẵn, gồm 2 phiếu) và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh phải điền chính xác mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Như vậy nếu thí sinh muốn bổ sung nguyện vọng xét tuyển ĐH thì sẽ sử dụng phương thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng.
Theo GDTĐ
Hơn 230.000 thí sinh không đăng ký thi đại học 2019
Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2019 có gần 74% thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Ảnh minh họa
Ngày 24/4, ông Mai Văn Trinh cho biết theo thống kê số liệu sơ bộ của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2019 là 886.650 em. Trong đó, 652.980 em (chiếm gần 74%) đăng ký vào đại học.
Như vậy, hơn 230.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm nay.
Thống kê trên cũng cho biết số thí sinh tự do là 38.389 (chiếm 4,3%). Số chọn bài thi Khoa học tự nhiên là 302.157 (khoảng 34%). Hơn 468.000 em (khoảng 53%) chọn bài Khoa học xã hội.
Số thí sinh chọn cả hai bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 27.165 (chiếm 3,1%).
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra trong 3 ngày, từ 25 đến 27/6.
Học sinh thi THPT quốc gia làm 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục Công dân).
Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu lớp 12. Thí sinh có thể yên tâm, đề thi tham khảo vừa công bố có giá trị tham khảo, định hướng rất tốt cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Theo Zing News
Thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển cần lưu ý gì? Thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm trong năm 2019 cần lưu ý gì? - Ông Phạm Như Nghệ , Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT): Công văn 796 về hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung...