Bổ sung 5.100 tỷ đồng mua trang thiết bị, thuốc phục vụ phòng chống dịch
Bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để mua trang thiết bị, hóa chất, thuốc phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Người dân tiêm phòng vắc xin tại điểm tiêm 40 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1376/QĐ-TTg ngày 1/8/2021 bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Tài chính và Bộ Y tế được giao chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chủ động quyết định việc sử dụng kinh phí được giao cho phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến của công tác phòng, chống dịch và phù hợp với yêu cầu chuyên môn theo từng giai đoạn.
Rà soát toàn bộ số lượng vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc hiện có, bao gồm cả các nguồn tài trợ, viện trợ, để xác định nhu cầu mua bổ sung đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, tổ chức mua sắm theo đúng quy định tại Nghị quyết số 79/2021 của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan.
Đồng thời, quản lý, sử dụng vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc đảm bảo đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với công tác phòng, chống dịch và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế cũng phải phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương bố trí ngân sách để hoàn lại phần do ngân sách địa phương bảo đảm để mua sắm theo quy định theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021.
Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu
Chiều 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc phòng, chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) và Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc).
Đoàn công tác kiểm tra các chốt phòng chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu Tân Thanh.
Tại các điểm kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá cao sự cố gắng của các lực lượng chức năng trong khu vực cửa khẩu, biên giới trong phòng, chống dịch cũng như đảm bảo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, an toàn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các đơn vị tại các cửa khẩu và lực lượng chức năng liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, của Bộ Y tế về phòng, chống dịch; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong phòng, chống dịch.
Đặc biệt, các đơn vị liên quan cần có những phương án, kế hoạch cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất các các doanh nghiệp, thương nhân xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả trên tinh thần thực hiện tốt "mục tiêu kép"- vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở Y tế đảm bảo đủ nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch tại khu vực cửa khẩu; thực hiện tốt việc xét nghiệm COVID-19, đảm bảo 100% người và phương tiện vào địa bàn Lạng Sơn có đủ điều kiện xét nghiệm theo quy định; hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đội ngũ lái xe chuyên trách, cán bộ làm việc tại khu vực cửa khẩu và nhân dân khu vực biên giới.
Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cần tăng cường dự báo, thường xuyên nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, kịp thời khuyến cáo tới các tỉnh thành có mặt hàng xuất khẩu qua địa bàn để các doanh nghiệp biết và chủ động trong việc đưa hàng hóa lên cửa khẩu.
Cùng với đó, các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi cần khắc phục khó khăn, chủ động trang bị đầy đủ vật tư phòng, chống dịch, tăng cường phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc ra vào các khu vực cửa khẩu; bố trí nhân lực phương tiện đảm bảo việc sang tải, xếp dỡ hàng hóa được thuận lợi, nhanh chóng nhưng không làm tăng chi phí phát sinh cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Đoàn công tác kiểm tra các chốt phòng chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu Tân Thanh.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, trung bình mỗi ngày, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho khoảng gần 800 xe, còn tồn chờ xuất khẩu gần 500 xe. Tại cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày thông quan gần 300 xe, còn tồn khoảng 600 xe nông sản chờ xuất khẩu. Trong khi đó, lượng người thường xuyên ra vào khu vực các cửa khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng trên 2.000 người mỗi ngày, gây tiềm ẩn nguy cơ cao về lây nhiễm COVID-19 tại địa bàn tỉnh nói chung, tại khu vực cửa khẩu nói riêng.
Trước tình hình trên, việc phòng chống dịch tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị đã được nâng lên ở mức cao nhất. Lực lượng chức năng đã tăng cường hoạt động của 3 chốt dã chiến tại khu vực 2 cửa khẩu trên; kiểm dịch, kiểm tra đo thân nhiệt, khai báo y tế và yêu cầu lái xe, người đi cùng trên các phương tiện chở hàng hóa phải có phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính mới được vào khu vực cửa khẩu.
Tại buổi kiểm tra, đại diện các lực lượng chức năng, doanh nghiệp bến bãi đã đề xuất một số giải pháp trong quá trình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu như: tăng cường kiểm soát và phân luồng phương tiện từ vòng ngoài, trước khi phương tiện vào địa bàn tỉnh nói chung, khu vực cửa khẩu nói riêng. Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa kiểm tra, kiểm soát triệt để tại 2 chốt kiểm dịch thuộc địa bàn huyện Chi Lăng. Bên cạnh đó, điều tiết từ xa lượng phương tiện chở hàng nông sản xuất khẩu để hạn chế tối đa phương tiện ùn tắc cục bộ, gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp; siết chặt quản lý việc lưu trú của các lái xe tại các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn.
Cấp bổ sung 670 tỷ đồng cho 9 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai Thông tin từ văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 5, 6, 7, 8, 9 và mưa lũ tháng 10/2020 từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 cho 9 địa phương miền Trung và Tây Nguyên để ổn định...