Bộ sản phẩm Apple-1 bán đấu giá hơn 370.000 USD
Một chiếc Apple-1 hiếm hoi cùng bộ sản phẩm liên quan vừa được đem bán đấu giá vào hôm 19.8 với giá hơn 370.000 USD. Bên cạnh đó còn có chiếc Apple Lisa được bán với giá gần 76.000 USD.
Bộ sản phẩm Apple-1 được đem ra đấu giá lần này
Theo Apple Insider, chiếc Apple-1 từ RR Auction được đem ra đấu giá là một trong những mẫu đầu tiên được bán đấu giá công khai vào năm 2002 cho nhà tiên phong về máy tính Roger Wagner tại Lễ hội Máy tính Cổ điển ở California (Mỹ). Wagner là người bạn của đồng sáng lập Apple Steve Wozniak.
Video đang HOT
Cùng với bo mạch Apple-1, mang số hiệu “01-0068″, bộ sản phẩm đấu giá còn có Apple Cassette Interface (ACI) nguyên bản với bàn phím Apple II nguyên bản, bộ chuyển đổi cáp Apple-1, băng cassette Apple-1 Basic, cassette di động Panasonic RQ413S hỗ trợ ghi/phát đĩa băng, màn hình hiển thị Taxan Model KG-12NU-Y 12 và bộ chuyển đổi thẻ CFFA1-CF cũng có sẵn. Ngoài ra, trong gói sản phẩm này còn có một bản sao Hướng dẫn vận hành Apple-1 được Wozniak ký và 11 trang bằng chứng gốc cho Sổ tay hướng dẫn vận hành Apple-1 có chữ ký của đồng sáng lập Apple Ron Wayne.
Giá thầu dành cho bộ sản phẩm này 254.011 USD với khoảng 2 giờ đấu giá và số tiền cuối cùng là 371.901 USD. RR Auction ban đầu ước tính chiếc máy tính này sẽ được bán với giá hơn 450.000 USD. Tổng cộng 15 hồ sơ dự thầu đã được đặt.
Apple-1 là một phần của đợt bán phần cứng máy tính cổ điển từ bộ sưu tập cá nhân của Wagner. Nhà sưu tầm này cũng bán một chiếc Apple Lisa với ổ đĩa “Twiggy” hiếm có giá 75.959 USD, trong khi Apple II với màn hình và thiết bị ngoại vi được bán với giá 1.818 USD. Phiên đấu giá tự quảng cáo là đợt bán Apple-1 đầu tiên chấp nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Cũng được rao bán tại phiên đấu giá lần này là sách hướng dẫn sử dụng Apple II có chữ ký của Steve Jobs và Mike Markkula, áo khoác da bomber của Jobs và các kỷ vật khác.
Tổng cộng 200 chiếc máy tính Apple-1 đã được sản xuất, mỗi chiếc đều do người đồng sáng lập công ty Steve Wozniak chế tạo bằng tay trong nhà để xe của Steve Jobs ở Los Altos, California, Mỹ.
Đồng sáng lập Apple Steve Wozniak ủng hộ quyền tự do sửa chữa thiết bị
Steve Wozniak - người khá nổi tiếng trong thế giới công nghệ với vai trò là đồng sáng lập Apple, đã lên tiếng về vấn đề quyền tự do sửa chữa thiết bị trong lần xuất hiện gần đây trên mạng xã hội Cameo.
Steve Wozniak ủng hộ quyền được sửa chữa thiết bị một cách tự do
Trong một bài đăng trả lời cho Louis Rossmann, một nhân vật trên YouTube và là người ủng hộ quyền tự do sửa chữa thiết bị, ông Wozniak nói rằng ông "hoàn toàn ủng hộ" điều này - cho phép người tiêu dùng có quyền và thông tin để sửa chữa thiết bị của riêng họ.
Quyền sửa chữa là phong trào đã đạt được sự đồng thuận đáng chú ý trong thời gian gần đây và bắt đàu được nhìn nhận thực tế. Tại Anh, các quy định mới đã được đưa ra nhằm yêu cầu các nhà sản xuất TV, máy giặt và tủ lạnh cung cấp phụ tùng cho người tiêu dùng. Trong khi tại Mỹ có ít nhất 27 tiểu bang đã cân nhắc dự luật liên quan đến chủ đề này trong năm nay. Thậm chí, Nhà Trắng cũng đã cân nhắc khi yêu cầu Thư ký báo chí Jen Psaki lưu ý trong tuần này rằng Bộ Nông nghiệp Mỹ đang xem xét trao cho nông dân quyền tự sửa chữa thiết bị theo cách riêng của họ.
Về phần mình, Wozniak đã chia sẻ cách ông đã học cách xây dựng và sửa đổi các thiết bị của riêng mình từ khi còn nhỏ, từ lúc 10 tuổi. Ông nói, "Hồi đó, khi bạn mua những đồ điện tử như TV và radio, mọi mạch và thiết kế đều được mô tả đầy đủ trên giấy. Chúng hoàn toàn là những mã nguồn mở. Nếu bạn biết một chút về kỹ thuật, bạn có thể sửa chữa rất nhiều thứ với chi phí thấp. Và thậm chí còn tuyệt hơn nếu bạn tự thực hiện nó".
Wozniak, người đồng sáng lập Apple 45 năm trước cùng với Steve Jobs, nói rằng việc cho phép những người khác chỉnh sửa thiết bị của họ cũng có giá trị thương mại. Ông chỉ ra sự thành công của máy tính Apple II, mà ông nói là "có thể sửa đổi và mở rộng đến mức tối đa" và là "nguồn lợi nhuận duy nhất" cho Apple trong những năm đầu tiên. Ông nói, "rõ ràng nó không phải là một thành công chỉ dựa vào may mắn. Có rất nhiều điều tốt đẹp trong việc cởi mở để mọi người đều có thể tham gia sửa chữa và cải tiến nó".
Theo CNN, chia sẻ của Wozniak được đưa ra trong bối cảnh Apple - công ty mà ông rời bỏ với tư cách là một nhân viên tích cực vào năm 1985 - từ lâu đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về chính sách hạn chế các địa điểm tiếp nhận sửa chữa iPhone và các thiết bị Apple khác mà không ảnh hưởng đến quyền bảo hành của họ.
Apple từng chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của mình tiếp nhận các linh kiện chính hãng của Apple và các tài liệu chỉ dẫn cần thiết khác để sửa chữa. Điều này đã thay đổi vào năm 2019, khi công ty mở rộng số lượng doanh nghiệp sửa chữa được chứng thực.
Đồng sáng lập Apple: Bitcoin là một "phép màu", tốt hơn vàng Trước đó, Steve Wozniak cũng đã đưa ra nhiều nhận định tích cực về Bitcoin. Nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak mới đây đã đưa ra quan điểm tương đối tích cực của mình về Bitcoin (BTC) mặc dù bản thân không phải là một nhà đầu tư Bitcoin. Theo hãng tin địa phương El Sol de México, người đồng sáng lập...