Bộ sách giáo khoa 186 ngàn đồng, trường bán kèm 380 ngàn đồng sách bổ trợ

Theo dõi VGT trên

Học sinh lớp 1 mới bắt đầu học chữ, học số thì có nhất thiết phải cần đến 9-10 cuốn sách giáo khoa và hàng chục quyển sách bổ trợ, sách bài tập đi kèm hay không?

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là hàng chục triệu học sinh, sinh viên sẽ chính thức bước vào năm học mới, năm học 2020-2021.

Khác với các khối học khác, học sinh lớp 1 trên cả nước năm nay sẽ bước vào học Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và sách giáo khoa mới.

Vì thế, thời điểm này thì các trường tiểu học đã chuẩn bị cho khâu tuyển sinh đầu cấp và không quên thông báo cho phụ huynh học sinh chuẩn bị cho con em mình những những sách, vở cần thiết cho năm học.

Nhưng, sách giáo khoa lớp 1 năm nay không dễ để phụ huynh lựa chọn, tự mua ở các nhà sách, các cửa hàng bán sách mà phải có sự tư vấn, định hướng, thậm chí “làm thay” việc này cho phụ huynh học sinh.

Và, tất nhiên sẽ có nhiều người phụ huynh sẽ choáng và sốc với giá sách giáo khoa, sách bổ trợ mà nhà trường thông báo- nhất là những phụ huynh nghèo thì việc mua một bộ sách đầu năm cho con em mình đã thực sự là nỗi lo rất lớn.

Bộ sách giáo khoa 186 ngàn đồng, trường bán kèm 380 ngàn đồng sách bổ trợ - Hình 1

Bảng thông báo giá sách giáo khoa, bổ trợ, bài tập cho học sinh lớp 1 tới đây – (Ảnh: một phụ huynh học sinh cung cấp).

Hơn nửa triệu đồng mua sách giáo khoa, sách bổ trợ lớp 1.

Sách giáo khoa lớp 1 của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 hiện nay có đến 5 bộ.Trong đó có 4 bộ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn và phát hành.

Bộ còn lại là sách giáo khoa Cánh Diều do 3 đơn vị phối hợp thực hiện là Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản-Thiết bị Giáo dục Việt Nam.

Bộ sách rẻ nhất là bộ sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, gồm 9 cuốn, giá 186.000 đồng; bộ sách đắt nhất là sách Cánh Diều Bộ sách gồm 9 cuốn có giá 199.000 đồng.

Video đang HOT

Nhưng, đó mới chỉ là sách giáo khoa cơ bản, chưa có sách giáo khoa Tiếng Anh, sách bổ trợ.

Trong khi, những loại sách bổ trợ đi kèm thì phụ huynh cũng bắt buộc phải mua, không mua không được vì nhà trường đã thông báo.

Và sách bổ trợ mới là vấn đề cần bàn bởi nó cao hơn nhiều sách giáo khoa mà các nhà xuất bản đã công bố trước các phương tiện thông tin đại chúng. Những loại sách này chủ yếu là bán theo đường nội bộ, diễn ra âm thầm…

Một phụ huynh có con năm tới vào lớp 1 đưa cho chúng tôi bảng Thông báo giá sách giáo khoa là 186.000 đồng. Nhưng, cộng cả sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách bài tập, sách tiếng Anh thì tổng số tiền là 566.000 đồng.

Số tiền này, phụ huynh ở khu vực đô thị, vùng có điều kiện thì nó cũng chưa phải là quá lớn nhưng học sinh nông thôn, vùng khó khăn thì quả là một số tiền rất lớn.

Bởi, ngoài các loại sác này còn phải mua thêm đồ dùng học tập, rồi hàng loạt khoản tiền mà phụ huynh phải đóng góp đầu năm.

Thậm chí, có nhiều trường sẽ còn tổ chức dạy thêm, học thêm bởi môn tiếng Anh ở lớp 1 chưa phải là môn học bắt buộc.

Đã xác định “chương trình” là pháp lệnh thì cần gì sách bổ trợ nhiều đến vậy?

Khác với chương trình hiện hành xác định sách giáo khoa là pháp lệnh thì Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 xác định “chương trình” mới là pháp lệnh và sách giáo khoa chỉ là “tư liệu” cho giáo viên và học sinh.

Có nghĩa là sách giáo khoa chỉ là “thứ yếu” cho việc áp dụng giảng dạy, học tập đối với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhưng, ở thời điểm hiện tại thì không chỉ sách giáo khoa mà sách bổ trợ, sách bài tập cũng đã là “danh mục bắt buộc” phải mua ở các nhà trường.

Điều này cũng đồng nghĩa những sản phẩm mà các nhà xuất bản hướng tới là các loại sách giáo khoa và sách bổ trợ chứ “chương trình” thì mỗi lớp vài chục trang giấy chẳng bõ bèn gì…

Cái “hay nhất” là phụ huynh không chỉ phải mua sách giáo khoa thông thường mà bao giờ cũng có “bia kèm lạc” đi cùng.

Một mình nhà trường có dám bán sách bổ trợ không? Chắc chắn là đố hiệu trưởng nào dám thông báo đến phụ huynh nếu không có một sự “thống nhất” của cấp trên.

Một khi các loại sách bổ trợ, sách bài tập được bán ở các nhà trường thì phải có sự liên kết mật thiết từ các nhà xuất bản thì sách mới có thể bán được bởi những loại sách này không thuộc danh mục bắt buộc phụ huynh phải mua cho con em mình.

Chẳng có hiệu trưởng nào lại chỉ đạo nhân viên của mình lập danh mục sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách bài tập để đăng ký mua với nhà xuất bản mà bản thân họ không có lợi ích trong công việc này.

Vô tình, nhà trường trở thành những chi nhánh để phân phối các loại sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách bài tập…cho các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách.

Trong khi, học sinh lớp 1 mới bắt đầu học chữ, học số thì có nhất thiết phải cần đến 9-10 cuốn sách giáo khoa và hàng chục quyển sách bổ trợ và sách bài tập đi kèm hay không?

Vì thế, việc mua sách là việc bắt buộc của phụ huynh nhưng có dạy hết các đầu sách, viết hết các loại sách, vở mà phụ huynh đã mua hay không lại là chuyện của các nhà trường.

Rõ ràng, trong chuyện này thì cái lợi không bao giờ thuộc về phụ huynh học sinh khi hàng năm phải bỏ tiền ra mua quá nhiều các đầu sách!

"Bác" đề xuất đưa sách giáo khoa vào mặt hàng do Nhà nước định giá

Chính phủ đề xuất bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa. Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm, không thể làm những việc không đúng thẩm quyền.

Phiên họp chiều 14/7, UB Thường vụ Quốc hội xem xét tờ trình của Chính phủ về vấn đề này. Cơ quan trình nêu rõ, qua thực tế tiếp nhận, kê khai giá sách giáo khoa theo quy định tại luật Giá thời gian qua cho thấy, mục tiêu điều tiết về giá sách giáo khoa không thực sự có hiệu quả.

Thực tế này đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá đảm bảo công bằng giữa các nhà xuất bản và thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội.

Vì vậy, Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa.

Việc này được Chính phủ đánh giá là sẽ kiểm soát được tình trạng các doanh nghiệp tăng giá bất hợp lý hoặc tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, tạo sự công khai, minh bạch về giá sách giáo khoa.

Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu rõ, theo quy định hiện hành, sách giáo khoa không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hoặc Nhà nước định giá mà thuộc danh mục kê khai giá, theo đó thẩm quyền quyết định giá sách giáo khoa thuộc các đơn vị được cấp phép xuất bản sách nên thời gian qua giá sách giáo khoa ở mức khá cao, ảnh hưởng lớn đến chi phí mua sách giáo khoa của phụ huynh và học sinh.

Do vậy, cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng này khi giá sách giáo khoa chưa thực sự được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến trong UB cho rằng, Nghị quyết số 88 năm 2013 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có nêu chủ trương lớn là thực hiện xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa.

Do đó, việc Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội để bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa là chưa phù hợp với mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết của Quốc hội và trái với nguyên tắc thị trường, chưa phù hợp với quy định của luật Giá.

Mặt khác, để đảm bảo mức giá phù hợp trong cơ chế thị trường, Chính phủ cần có cơ chế để mở rộng đối tượng được in ấn, phát hành sách giáo khoa, bảo đảm có nhiều nhà cung cấp cùng sản phẩm, từ đó góp phần giảm giá bán sản phẩm.

Bác đề xuất đưa sách giáo khoa vào mặt hàng do Nhà nước định giá - Hình 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích, việc đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là không đúng với nguyên tắc được quy định tại luật Giá.

Ông Hiển nói: "Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định bổ sung. Hơn nữa, đánh giá tác động của việc này của Chính phủ cũng mỏng manh lắm".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh nguyên tắc: "UB Thường vụ Quốc hội quy định một nội dung luật không cho phép là sai".

Theo đó, chốt lại phiên thảo luận, lãnh đạo Quốc hội yêu cầu Chính phủ đánh giá lại, rà soát lại, có cái nhìn căn cơ tổng thể, nếu cần thiết thì báo cáo Quốc hội để ra nghị quyết hoặc sửa luật Giá, trong đó có lưu ý, tác động của việc này rất lớn, phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền chứ không thể quyết định vội vã. Lãnh đạo Quốc hội gợi ý nên sử dụng công cụ thuế thay vì giá.

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-sach-giao-khoa-186-ngan-dong-truong-ban-kem-380-ngan-dong-sach-bo-tro-post211608.gd
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xe khách 52 chỗ lao xuống vực đèo Bảo LộcXe khách 52 chỗ lao xuống vực đèo Bảo Lộc
2 giờ trước
Đoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôiĐoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôi
5 giờ trước
Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh viPhu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi
7 giờ trước
Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
2 giờ trước
Sự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt NamSự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt Nam
6 giờ trước
Xôn xao hình ảnh Chu Thanh Huyền thời chưa thẩm mỹ, bạn thân tiết lộ tình trạng vợ Quang Hải hiện tại sau loạt dramaXôn xao hình ảnh Chu Thanh Huyền thời chưa thẩm mỹ, bạn thân tiết lộ tình trạng vợ Quang Hải hiện tại sau loạt drama
7 giờ trước
Học sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đóHọc sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đó
6 giờ trước
O Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảmO Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảm
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"

Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"

Nhạc quốc tế

30 phút trước
Là thành viên đảm nhận vị trí ngoại hình của BLACKPINK, Jisoo khiến fan sửng sốt với visual ngoài đời đẹp khó rời mắt, càng nhìn càng mê tít.
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!

Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!

Phim việt

35 phút trước
Tác phẩm mới nhất của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường gây thất vọng bởi kịch bản dễ đoán và yếu tố kinh dị không mấy đặc sắc.
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!

Hậu trường phim

38 phút trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt đã khép lại hành trình 16 tập gây sốt tại nhiều quốc gia vì mang tới một kịch bản quá hoàn hảo.
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"

Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"

Phim châu á

49 phút trước
Sina đưa tin bộ phim điện ảnh Thẩm Phán Trên Mây sau 1 tháng công chiếu chỉ bán được 1 vé và thu về khoảng 37 NDT.
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi

"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi

Sao châu á

53 phút trước
Mới đây, Vương Sở Nhiên, một trong những mỹ nhân nổi bật nhất của làng giải trí Trung Quốc, đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng với màn cosplay nhân vật Nữ hoàng rồng Ella.
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu

Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu

Ẩm thực

1 giờ trước
Trang đánh giá ẩm thực uy tín Taste Atlas đã đánh giá món ngon chế biến từ cá của Việt Nam dưới đây lọt vào top 100 món hải sản ngon nhất thế giới.
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân

Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân

Sao việt

1 giờ trước
Cặp đôi Hà Hồ - Kim Lý đăng tải khoảnh khắc trao nhau nụ hôn lãng mạn trên phố. Midu và ông xã gây chú ý với hình ảnh đời thường.
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm

NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm

Tv show

1 giờ trước
Cine 7 - Ký ức phim Việt tái ngộ cặp đôi màn ảnh NSND Như Quỳnh và nghệ sĩ Viết Liên sau 50 năm, cùng nhau hồi tưởng về bộ phim Ngày lễ thánh .
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup

Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup

Sao thể thao

1 giờ trước
Trên sân Deepdale của Preston, tiền đạo người Anh trở thành người hùng của Aston Villa. Phút 58, Rashford dứt điểm một chạm gọn gàng sau đường căng ngang chuẩn xác từ Lucas Digne.
Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East

Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East

Nhạc việt

1 giờ trước
Đêm nhạc The East đã chứng kiến màn trình diễn đầy năng lượng và bùng nổ của hai nam ca sĩ Dương Domic, Quân A.P.
Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về

Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về

Pháp luật

2 giờ trước
Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện, bắt giữ 2 nghi phạm tàng trữ trái phép chất ma túy gần khu vực biên giới Việt - Lào.