Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”: Giúp HS chủ động học tích cực
Kiến thức trong SGK là “chất liệu” quan trọng nhắm đến mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực mà các em cần có để sống và làm việc trong bối cảnh mới của đất nước và nhân loại.
Ảnh minh họa/INT
Cùng với những mục tiêu cụ thể để xây dựng một bộ sách hướng đến hình thành, phát triển năng lực phẩm chất của học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhận thức được rõ ràng rằng đội ngũ tác giả là nhân tố quyết định sự thành công của SGK môn học trong bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” như kỳ vọng đặt ra, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội – đơn vị đầu tư và tổ chức biên soạn đã sớm lựa chọn được đội ngũ tác giả có chất lượng.
Bao gồm: Tổng Chủ biên là nhà khoa học có năng lực và bề dày kinh nghiệm về khoa học cơ bản, về khoa học giáo dục và về việc biên soạn SGK; Các chủ biên là những nhà khoa học có chuyên môn sâu về từng phân môn và đã từng tham gia biên soạn SGK hoặc các tài liệu học tập cho học sinh, giáo viên.
Video đang HOT
Các tác giả được chọn chủ yếu từ các trường đại học chuyên về khoa học cơ bản, một số giáo viên giỏi, có hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục. Công ty đã mời các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học giáo dục về biên soạn SGK báo cáo, trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ tác giả trong nhiều hội thảo.
Bộ SGK chú trọng việc hình thành năng lực tự học cho học sinh qua việc cung cấp thông tin sự kiện, tình huống thực tế… để học sinh dễ dàng tiếp nhận thông tin, thực hiện các nhiệm vụ học tập (thông qua các hoạt động học). Từ quá trình đó, học sinh tự rút ra tri thức và thực hành tạo ra sản phẩm học tập. Sau những bài tập hoặc thực hành giải quyết vấn đề, học sinh sẽ có khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Nội dung trong mỗi bài trong SGK được thiết kế dưới dạng các hoạt động học, giúp học sinh chủ động thực hiện hoạt động học tập: Học cá nhân, học hợp tác (cặp đôi, nhóm hoặc cả lớp) dưới sự tổ chức hướng dẫn và đánh giá của giáo viên. Việc này tạo điều kiện cho học sinh phát triển các năng lực cần thiết, trong đó có năng lực hợp tác – một trong những năng lực quan trọng của công dân thế kỷ XXI.
Bộ sách giúp học sinh thay đổi cách học, từ học thụ động sang học chủ động tích cực, chuyển việc thuần túy tiếp thu kiến thức sang việc kiến tạo và vận dụng kiến thức. Bộ sách đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua hệ thống kiến thức tự nhiên, xã hội, thiết thực và hiện đại, chú trọng thực hành, vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống. Các bài học đều chú trọng cải thiện hiệu quả việc học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn khoa học.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó có bộ SGK lớp 1 “Cùng học để phát triển năng lực”, được triển khai từ năm học 2020 – 2021.
PV
Theo giaoducthoidai
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực": Phù hợp với sức học của đại đa số học sinh
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền.
So với sách giáo khoa hiện tại và trước đây, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" dùng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được xây dựng liên quan đến tích hợp. Ở mỗi lớp, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.
Theo đó, ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, rèn kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh.
Trình bày trong Sách giáo khoa được chú trọng như trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của học sinh. Việc lựa chọn nội dung, khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực. Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học. Dựa trên những đặc trưng cơ bản về Sách giáo khoa phát triển năng lực để định hướng phát triển Sách giáo khoa.
Bộ Sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực" về nguyên tắc cơ bản thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.
Theo Ban soạn thảo, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" đã đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của sách giáo khoa Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển sách giáo khoa hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, đặc biệt là năng lực môn học. Tạo điều kiện để học sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.
HÒA THANH
Theo baodansinh
Đổi mới đi đôi với giám sát, đánh giá và tư duy hệ thống PGS.TS Trịnh Văn Minh (NGƯT, giảng viên cao cấp Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội), cho rằng: Đổi mới giáo dục là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực hiện đổi mới đi đôi với giám sát, đánh giá và theo một tư duy hệ thống. Ảnh minh họa/ INT - Ông đã cùng cộng tác với các...