Bố sa ngã, kéo theo cả con trai vào đường tội lỗi
Từng có một quá khứ đáng tự hào nhưng ông Hùng lại đánh mất chính mình ở tuổi xế chiều. Ông bố này nói, vì bệnh tật mà trở thành nhu nhược, nhưng đó chỉ là lời bao biện…
Sa ngã tuổi xế chiều!
63 tuổi nhưng nom vẻ ngoài của ông Đoàn Ngọc Hùng, quê Cao Bằng, “nhàu” hơn bởi nước da đen sạm và thân hình gầy gò. Phạm nhân này còn thu hút sự chú ý của người khác bởi một bên chân bị cụt đến bẹn. Ông nói, được như hôm nay là khá lắm đấy, chứ trước, bị “nàng tiên nâu” ám, ông chỉ có da bọc xương.
Tỉ mỉ cắt dán từng sản phẩm vàng mã ở phân trại của Trại giam Vĩnh Quang, ông Hùng cất giọng thủ thỉ: “Ban giám thị Trại quan tâm nên bố trí cho tôi một công việc nhẹ nhàng, vừa sức”. Được hỏi về đôi chân không lành lặn, phạm nhân này lặng đi trong giây lát. Nhắc lại quá khứ, lòng đầy tự hào nhưng ông không nén được tiếng thở dài. Ông kể, ở cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, ông và các trai tráng trong làng xung phong đi bộ đội. Gần 50 năm trước, chàng trai miền sơn cước xách ba lô lên đường, ngập tràn hồ hởi. Khi ấy, ông chẳng mảy may nghĩ tới sự sống – cái chết, chỉ biết hết mình xông vào trận đánh, bảo vệ tấc đất quê hương. Rồi ông bị thương ở chiến trường Bắc Quảng Trị, mất một chân và được công nhận là thương binh 2/4.
Trở về nhà với 1 bên chân nhưng ông Hùng không thấy đó là mất mát. Hàng xóm, người thân đón người lính thắng trận với sự tôn trọng, yêu mến. Lần ra Hà Nội điều trị vết thương, an dưỡng là cơ duyên ông gặp một nửa của mình. Bà là con gái đất Bắc, đến với ông chân thành và nguyện cả đời săn sóc cho người chồng tàn tật. Sau đó, họ về Cao Bằng lập nghiệp, khấp khởi đầy hy vọng. Bốn đứa con lần lượt chào đời, tổ ấm ấy đầy ắp tiếng cười. Đông con nhưng hai vợ chồng chịu khó làm ăn, lại được ưu tiên vì ông là thương binh nên cuộc sống chẳng thiếu miếng ăn. Ông Hùng còn nhớ như in ngày xưa ấy, mất một chân nhưng ông vẫn nay đây mai đó làm kinh tế, cố dựng cho vợ con cái nhà khang trang. Những tưởng thế là viên mãn, nhưng ông Hùng nói, khó đoán trước được chữ “ngờ”.
Ở cái tuổi “gừng cay”, khi bên mình cháu nội, cháu ngoại sum vầy thì ông Hùng đâm ra “đổ đốn”. Ông bảo, chiến đấu hết mình không sợ hy sinh nhưng thời bình, ông lại bị ma túy hạ gục.
Vết thương tái phát, cái chân đau chạy chữa khắp nơi nhưng chỉ được “dăm bữa nửa tháng”. Không chịu nổi những cơn trái gió trở trời, ông Hùng đã dùng moóc phin. Ban đầu là liều nhẹ, sau tăng dần theo thời gian. Vợ và con đều biết, cho ông dùng thuốc như vậy sẽ là hậu họa. Nhưng họ không đành lòng nhìn ông lăn lộn, rên rỉ trong đau đớn nên nhắm mắt thuận theo lời ông. Một lần nghe người ta xui, ông dùng thử thuốc phiện. Đắm mình trong khói thuốc, ông không còn cảm thấy nỗi đau thể xác, cả những bực bội, gắt gỏng. Ông bắt đầu nói dối vợ con đi chỗ nọ chỗ kia để ra ngoài mua thuốc.
Từ ngày ông Hùng chịu khó “ra ngoài ăn sáng”, thấy sức khỏe được cải thiện, cả nhà ai cũng phấn khởi. Nhưng khi một số tài sản “không cánh mà bay”, vợ ông đã sinh nghi. Theo dõi và biết chồng ăn “cơm đen”, bà quá đỗi thất vọng. Người vợ mấy chục năm đồng cam cộng khổ lấy quá khứ để khuyên can, động viên chồng và ông Hùng hứa sẽ cai. Nhưng đó chỉ là những lời hứa suông, chuyện đâu vẫn vào đó. “Thói nghiện khó bỏ, đói thuốc là người bứt rứt, mỏi mệt, trong người như bị ngàn con kiến cắn vào xương tủy. Vợ tôi khuyên chẳng được đành để tôi mang thuốc về nhà mà dùng, chứ “ăn” ở ngoài, thiên hạ biết lại xấu hổ” – ông Hùng cất giọng chua chát.
Có gian nhà vẫn để làm kho, ông Hùng lấy làm “đại bản doanh”. Mỗi lần lên cơn thèm thuốc là ông đốt bàn đèn ở đó. Để có tiền “nướng” vào những cơn nghiện, từ con nghiện, ông kiêm luôn kẻ cung cấp hàng. Nhà ông thường có đủ loại “khách” ghé chơi, già có, trẻ có; bọn họ đều thảm hại, hom hem. Điều đó đã không qua mắt được chính quyền địa phương. Một lần, lên cơn “vật”, không thể đi lấy hàng được, ông bảo cậu con trai út đi mua giúp. Khi anh này vừa mang “cơm đen” về thì bị CQCA ập vào bắt quả tang. Mọi sự rõ như ban ngày, làm sao có thể chối cãi được nữa, ông Hùng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong khi thấy thằng con trai út phải tra tay vào còng.
Video đang HOT
Ông Hùng cùng các phạm nhân Trại Vĩnh Quang tích cực cải tạo.
Day dứt vì làm liên lụy tới con…
Cho đến giờ, ông Hùng còn đau đáu về phiên tòa ngày hôm ấy. Ngày mà cả 2 bố con cùng đứng chung vành móng ngựa. Gặp nhau ở nơi chẳng ai muốn, hai bố con nhìn nhau không thốt nên lời. Thằng út nức nở như một đứa trẻ, luôn miệng: “Con thương bố quá”. Lời con khiến lòng ông như xát muối. Cũng vì ông gây tội nên con mới bị liên lụy. Ông Hùng nói, ngày mở tòa, sức khỏe ông sa sút, gầy rộc và vết thương ở chân đau nhức. Nhìn cảnh chồng, con kiệt quệ, vợ ông chỉ biết giấu nỗi đau vào trong. Bà cố tỏ ra nghị lực, động viên hai bố con thành khẩn khai báo để được hưởng sự khoan hồng. Nhận mức án tòa tuyên, ông Hùng 12 năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy“, “Sử dụng trái phép chất ma túy”; con trai ông 5 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, ông bố này vơi bớt nỗi lòng vì con sẽ sớm được trở về.
Thời gian đầu nhập trại, ông Hùng ốm liểng xiểng vì nghĩ nhiều đến con. Ông thương con phần vì nó là đứa út lại hiếu thảo. Xảy chuyện, con trai không một lời than trách còn khích lệ khiến người làm bố như ông càng thêm ân hận. “Tôi thụ án ở Trại giam Vĩnh Quang, con trai thì cải tạo ở Trại giam Phú Sơn. Vì tôi mà con ra nông nỗi này mà tháng nào nó cũng đều đặn viết thư động viên bố” – ông Hùng chia sẻ. Đọc thư con, lần nào ông cũng khóc, mất ngủ vài đêm, day dứt vì đã “xô” cuộc đời con sang lối bất hạnh.
Trước khi dính vào vụ án của bố, chàng trai này mới ngoài 20. Cái tuổi thanh xuân phơi phới đầy dự tính. Dù con không “khoe” nhưng cả nhà ông đều biết, “cu cậu” hẹn hò với cô gái thợ may cùng làng. Khi bố hỏi dò, thằng út chẳng giấu và nói rằng, hai đứa đang tính chuyện trăm năm. Nghe vậy, ông Hùng rất phấn khởi. Nhưng khi ông và con bị dính án thì mọi sự thay đổi. Lúc vợ báo tin, cô gái ấy đã đi lấy chồng, ông thấp thỏm về con. Phạm nhân này đã tức tốc xin giấy, viết thư để an ủi, thăm dò ý con. Trái với lo lắng của bố, cậu con trai tỏ ra rắn rỏi. Thấy con khá bình tĩnh, lại chỉ động viên ngược lại mình, ông Hùng càng thêm bồn chồn.
Qua 8 năm cải tạo, con trai ông Hùng đã ra tù. Giờ anh đã xin được việc ở một xưởng cơ khí ở Bắc Ninh. Ông hiểu, con trai tha hương vì muốn lẩn tránh quá khứ, không muốn gặp lại “người cũ”. Nghe con nói, chọn việc gần chỗ bố thụ án để tiện đường thăm nom mà cổ họng ông nghẹn đắng. Mỗi lần hai bố con gặp nhau, nhắc chuyện lập gia đình là con lảng chuyện khác, ông Hùng cố giấu nét mặt buồn bã. “Nhìn con mà tôi ân hận lắm. Tôi thấy nợ nó nhiều quá. Khổ tâm nhất của người làm cha là khiến con cái mất hạnh phúc” – ông Hùng quệt ngang dòng nước mắt.
Được hỏi thăm về sức khỏe, ông giãi bày, cũng vì nghĩ nhiều đến lòng hiếu thảo của con trai mà ông sớm dứt cơn. Mỗi lần đói thuốc, ông lại nhớ tới hình ảnh đứa con khóc nức nở, tay bị còng hôm CA bắt để nuôi quyết tâm. Suốt thời gian đằng đẵng qua, ông còn thầm cảm ơn người vợ đã sát cánh cùng chồng lúc bệnh tật và cả khi ông mang tội. Giờ ngày về đã gần, ông Hùng chỉ gắng làm sao nâng cao thể trạng, ông muốn vợ con thấy mình trong một bộ dạng khác trước.
Theo vietbao
Nam sinh bắt cóc trẻ em, tống tiền 200 triệu đồng
Trong chiếc áo thun trắng ngắn tay, Nguyễn Hồng Phong ngồi co mình trên chiếc ghế sắt tại nhà tạm giữ của công an. "Nêu được quay trở lại, có đánh chêt em cũng không dám làm chuyên dại dôt đó", cậu nói.
Cậu học sinh lớp 12 THPT Đăk Ơ (xã Đăk Ơ, huyên Bù Gia Mâp, tỉnh Bình Phước) trông có vẻ hiền lành với ánh nhìn ngơ ngác và giọng nói nhỏ nhẹ, nhưng lại là nghi can bắt cóc trẻ em tống tiền.
"Nêu được quay trở lại, có đánh chêt em cũng không dám làm chuyên dại dôt đó", Phong nói khi đang bị tạm giữ. Ảnh: Chế Bắc
Theo điều tra, 17h ngày 18/4, phát hiên cháu Ngô (7 tuôi, thôn Bù Xia) đang chơi trước nhà, Phong vờ nhờ cậu bé chỉ đường đến ngôi chùa tại xã Đăk Ơ rồi chở đến nhà nghỉ bình dân tại thôn Bù Lư. Sau đó, Phong dụ cháu Ngô nói số điện thoại của cha mẹ để nhắn tin đòi 200 triệu đồng tiền chuộc "nếu không muốn nguy hiểm tính mạng".
Khi bé trai khóc đòi về, Phong lấy băng keo dán miệng, trói cả chân tay để khỏi bị chủ nhà trọ phát hiện. Tuy nhiên, sáng hôm sau, khi Phong vừa mang đô ăn sáng vê cho nạn nhân thì bị công an âp vào bắt giữ.
Dán cặp mắt vào đôi tay gầy guộc có những móng dài, Phong kể về nguyên nhân phạm tội của mình. Cậu học trò bảo, lúc trước không biêt bi-a là gì nhưng gân đây tụi bạn hay rủ chơi nên cũng học đòi. Lúc đâu chỉ chơi ai thua trả tiên nước. Về sau chuyển qua đánh đô nên Phong bắt đâu thua mỗi ván mấy trăm nghìn. Thiếu nhiều quá nên khi bọn bạn dụ chơi nhiều tiền hơn đê trừ nợ, Phong đã nghe theo. Nhưng càng đánh càng thua, cậu phải cắm xe máy đê trả tiền bạn.
"Tiền cắm xe vân chưa đủ, mấy đứa ép em phải trả nợ nêu không sẽ đánh. Sợ quá em mượn xe bạn về kiếm đường xoay trở thì gặp cậu bé nên nghĩ cách bắt cóc đê tông tiên", Phong lí nhí.
Cậu học trò cũng cho biết, từ lúc bắt cóc không hề đánh đâp hay hù dọa bé Ngô. Sau 2 lần nhắn tin dọa cha mẹ cậu bé nhưng không được, Phong định sáng mai mua đô ăn sáng cho Ngô rôi sẽ chở em vê nhưng chưa kịp thực hiên thì bị công an bắt. "Nêu được quay trở lại, có đánh chêt em cũng không dám làm chuyên dại dôt đó. Giờ em chỉ xin các chú công an, bô mẹ cậu bé tha lôi đê em có cơ hôi chuôc tôi", Phong bât khóc.
Thông tin Phong bắt cóc trẻ con khiến người dân xã biên giới Đăk Ơ không ngừng bàn tán bởi theo họ cậu học trò này khá "ngoan ngoãn và hiêu thảo". Vẻ mặt buồn bã, bà Hô Thị Ái (mẹ Phong) cho biêt mấy ngày qua cả gia đình không làm ăn gì được vì lo lắng cho đứa con trai dại dôt. Bà chỉ hy vọng cơ quan chức năng cho Phong cơ hôi đê chuôc lại lôi lâm.
Theo bà Ái, trước nay Phong hiên lành "nêu như không muôn nói là khờ khạo". Ngoài những lúc học hành, câu còn phụ giúp gia đình làm nương rây. "Tôi tin rằng viêc thằng Phong cả gan phạm tôi tày đình là do bị dụ dô, ép buôc", bà Ái mếu máo.
Tiêp lời vợ, cha Phong bảo, 3 ngày trước khi bị bắt gia đình mới hay tin con bỏ học, thua cá độ bi-a nên phải cầm xe. Gọi con về hỏi cho ra chuyện thì liên lạc không được cho đến khi được công an báo đã bắt Phong. Qua tìm hiểu, ông biết được con trai chơi bi-a với 3 người nữa. "Ai đời cả đám cùng chơi mà chỉ mình thằng Phong thua, còn đứa nào cũng thắng. Một lân thì không nói, đằng này hàng chục lần đều như thế. Nêu con tôi khôn thì đã biết dừng lại rồi", người cha rầu rĩ.
"Tôi tin rằng viêc thằng Phong cả gan phạm tôi tày đình là do bị dụ dô, ép buôc", mẹ nghi can mếu máo. Ảnh: Chế Bắc
Cô Phạm Thị Thảo, giáo viên chủ nhiêm của Phong cho biêt, thông tin cậu bị bắt vì tôi bắt cóc tông tiên không chỉ khiến cả lớp mà cả thây cô và học sinh trường THPT Đăk Ơ bât ngờ, "khó tin là sự thât". Tuy lực học của Phong không nôi bât nhưng cậu học trò này hiên lành và rât nhiêt tình, được thây cô và bạn bè quý mến.
"Tuy hành đông của Phong là đáng trách nhưng tôi nghĩ em làm như vây là do bôt phát, có thể do nguyên nhân nào khác", cô Thảo nói.
Công an huyên Bù Gia Mâp đang tạm giữ Phong đê điêu tra vụ việc.
Theo VNE
Giang hồ Quốc lộ 1A phục thiện Trần Văn Thành (thôn 2, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) giờ là một chủ quán cơm, anh hiền khô, suốt ngày vô tư cười với khách. Không ai nghĩ gã từng là kẻ "trộm nhanh như chớp", thuộc thành phần bất trị vào tù ra tội... Khung cảnh ngôi miếu Hoành hành trên quốc lộ 1A Quán cơm Thủy Thành...