Bỏ phố về rừng, đôi vợ chồng trẻ đầu tư hơn 4 tỷ mua đất, xây ngôi nhà mang phong cách Nhật Bản đẹp như mơ
Với kế hoạch nghỉ dưỡng ở ngoại ô trong những ngày cuối tuần, anh Đoàn Mạnh (Hà Nội) đã đầu tư mua hơn 500m2 đất trên Ba Vì.
Anh cũng bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng để xây ngôi nhà mang đậm phong cách Nhật Bản.
Năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, anh Đoàn Mạnh, sáng lập và điều hành công ty thiết kế Combo Home đã quyết định tới Ba Vì lựa chọn mua quỹ đất rộng hơn 500m2. Anh Mạnh lên kế hoạch biến nơi đây trở thành farmstay nghỉ dưỡng trong những ngày cuối tuần cho gia đình, người thân và bạn bè.
Theo anh Mạnh, mức giá mà anh trả cho quỹ đất này khoảng gần 3 tỷ đồng, cao hơn so với mặt bằng chung thị trường. Tuy nhiên, anh thấy điều này hoàn toàn xứng đáng bởi mảnh đất này nằm trên một quả đồi, nhìn thẳng ra núi Ba Vì và cánh đồng. Đặc biệt, từ nơi đây di chuyển về Hà Nội chỉ mất khoảng 45 phút.
Toàn cảnh căn nhà.
Khi lên ý tưởng thiết kế căn nhà, anh Mạnh chọn phong cách Nhật Bản. “Tôi từng đi Nhật Bản và thích lối kiến trúc ở đất nước hoa anh đào. Thế nên, tôi thích một căn nhà vừa truyền thống của Nhật, vừa hiện đại, tiện nghi, dễ dọn dẹp và ít chi tiết. Tôi cũng tính toán cân nhắc lối kiến trúc, vật liệu, thời tiết của Việt Nam để dung hòa phong cách mong muốn và hiện trạng kèm thời tiết khí hậu, vật liệu đất nước mình”- anh Mạnh cho biết.
Ảnh flycam chụp căn nhà khi đang xây dựng.
Căn nhà có tên Mikan. Lý giải về tên gọi này, anh Mạnh cho biết, trong tiếng Nhật, chữ Mikan là quýt. Ngôi nhà mà anh xây dựng nằm ở xóm Quýt nên anh đặt tên như vậy.
Video đang HOT
Căn nhà thiết kế theo lối song lập, mang đậm kiến trúc Nhật Bản với phong cách chống cột.
Vật liệu xây bằng gạch beton khí trưng áp nên quá trình thi công trở nên dễ dàng với khu vực địa hình núi đồi, giảm chịu tải ở móng. Với loại vật liệu này, ngôi nhà sẽ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, đỡ hấp thụ điện năng trong nhà khi dùng điều hòa.
Phần khung của ngôi nhà được làm bằng gỗ thịt, gỗ bích mềm mại, ít vân. Ngôi nhà sử dụng kính hộp có chức năng chống nóng khi thời tiết nắng gay gắt.
Ngoài kính hộp chống nóng thì anh Đoàn Mạnh chọn rèm trong kính. Đây là một loại kính có rèm nằm bên trong, chống nóng và có tác dụng ngăn giữa các lớp không gian, giúp ngôi nhà không bụi bẩn.
Các ô cửa sổ nhìn ra ngoài thiên nhiên như những bức tranh lớn, đẹp đẽ và yên tĩnh.
Bồn tắm được thiết kế khá đặc biệt, tạo cảm giác kết nối với không gian thiên nhiên.
Anh Mạnh cho biết, tổng chi phí xây căn nhà khoảng 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, anh Mạnh cũng tiết lộ rằng, dù là người làm trong ngành xây dựng nhiều năm nhưng anh cũng gặp một số lỗi nhỏ trong quá trình xây dựng.
“Để làm một ngôi nhà bền vững cũng không nên tiết kiệm vì nếu làm rẻ quá sẽ bị hỏng nhanh và tốn công sức, thời gian và tiền bạc đầu tư thêm lần nữa. Hơn nữa, các bạn muốn làm nhà ngoại ô nên tìm đến đơn vị chuyên nghiệp để tránh rủi ro trong quá trình tự xây dựng” – anh Mạnh cho hay.
Lý do nhiều người yêu thích phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản là sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và thiết kế nội thất hiện đại. Hiện nay có khá nhiều người tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất của đất nước mặt trời mọc.
Đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
Kiến trúc Nhật Bản mang giá trị nghệ thuật riêng biệt và vô cùng phong phú. Dù kiến trúc cổ đại của Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng nó vẫn mang những nét chấm phá riêng của xứ sở hoa anh đào.
Thiết kế nội thất Nhật không gây ấn tượng bởi vẻ độc đáo, mới lạ mà nó còn rất thực tế khi tận dụng các vật liệu xây dựng có sẵn và định hướng chức năng của các tòa nhà.
Sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường
Kiến trúc Nhật Bản ưa chuộng sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường, như: gỗ, tre nứa, tuyết tùng, bách... thay vì sử dụng các đồ nội thất châu Âu hiện đại. Không khó để tìm những vật dụng bằng gỗ trong thiết kế nội thất Nhật Bản trong nhiều ngôi nhà xứ sở hoa anh đào.
Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản là sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và thiết kế nội thất hiện đại. Đồ họa: M.H
Chiếu Tatami - nét truyền thống trong kiến trúc Nhật Bản
Chiếc chiếu Tatami - một trong những đồ nội thất phòng khách đặc trưng của người Nhật. Chúng làm từ rơm khô, được đan xen với nhau nên có độ đàn hồi và khả năng cách nhiệt cao.
Trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại của người Nhật, chiếu Tatami không thể thiếu, bởi nó tạo cảm giác thoải mái, đồng thời giúp trao đổi khí và độ ẩm với môi trường xung quanh nên chiếu luôn mát mẻ vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.
Xây dựng không gian sống xanh
Tạo không gian sống xanh cũng là một trong nét đặc trưng trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản. Trong không gian sống của mình, những chậu cây xanh nhỏ xinh hoặc những chậu cây bonsai...tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho gia chủ.
Lối thiết kế đơn giản đậm chất riêng của kiến trúc Nhật
Thiết kế nội thất đậm chất Nhật Bản không thể bỏ qua kiểu kiến trúc đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, sang trọng.
Những ngôi nhà truyền thống của Nhật vẫn giữ được nét văn hóa riêng, trong đó phải kể đến việc bố trí nội thất gọn gàng, ngăn nắp, tạo không gian thoáng mát cho căn nhà. Người Nhật chuộng sử dụng chất liệu gỗ, tự nhiên để trang trí nội thất căn phòng.
Thiết kế nội thất đậm chất Nhật Bản không thể bỏ qua kiểu kiến trúc đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, sang trọng. Đồ họa: M.H
Không gian phòng nhỏ được tối ưu diện tích sử dụng
Ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc, giá thành nhà đất cao, việc lựa chọn và thiết kế nội thất chung cư diện tích nhỏ luôn được chú trọng.
Đối với người Nhật, nếu diện tích căn phòng dưới 20m2 thì họ ưa chuộng sử dụng nội thất thông minh, gọn gàng và nhiều tiện ích.
Ngôi nhà kỳ lạ lơ lửng giữa rừng xanh ở Nhật Bản Cho dù ở bất cứ góc nào trong nhà, thậm chí là ở cầu thang, bạn cũng có thể ngắm nhìn toàn cảnh bên ngoài. Kiến trúc Nhật Bản luôn khiến người ta phải kinh ngạc về sự độc đáo mà nó mang lại. Không hào nhoáng hay rực rỡ, những công trình ở xứ sở mặt trời mọc dường như luôn mang...