Bỏ phiếu ở Đài Loan: Đâu là gương mặt sáng giá nhất trở thành lãnh đạo mới?
Vào ngày hôm nay (11.10), Đài Loan sẽ chính thức bước vào thời điểm chính trị quan trọng nhất trong năm: cuộc bầu cử lãnh đạo và hội đồng lập pháp của hòn đảo.
Từ trái sang phải, các ửng cử viên lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, Hàn Quốc Du và Tống Sở Du
Ba ứng cử viên hàng đầu – nhà lãnh đạo đương nhiệm Thái Anh Văn, ứng cử viên Quốc Dân Đảng Hàn Quốc Du và lãnh đạo đảng Thân Dân Tống Sở Du vẫn đang ganh đua quyết liệt về số lượng cử tri. Cả 3 người đại diện cho những quan điểm khác biệt mạnh mẽ về các giá trị xã hội, phát triển kinh tế, mối quan hệ với đại lục và vị thế của Đài Loan.
Uớc tính khoảng 12 triệu người dân Đài Loan sẽ tham gia vào cuộc bỏ phiếu lịch sử này. Kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào tối ngày hôm nay (giờ địa phương).
Tờ HKFP đã điểm qua các gương mặt ứng viên sáng giá nhất và những điểm đáng chú ý trong các chính sách của họ đối với sự phát triển của Đài Loan.
Đương kim lãnh đạo Thái Anh Văn
Đương kim lãnh đạo Thái Anh Văn, ứng cử viên đảng Dân Tiến
Từng làm nên lịch sử khi trở thành nữ lãnh đạo Đài Loan đầu tiên vào năm 2016, bà Thái Anh Văn cũng là lãnh đạo hòn đảo thứ 2 thuộc đảng Dân Tiến (DPP), sau người tiền nhiệm Trần Thủy Biển từ năm 2000 đến năm 2008.
Xuất thân từ một gia đình có 11 anh chị em người Đài Loan bản địa, bà Thái từng tốt nghiệp khoa luật tại Đại học Đài Loan và hoàn thành nhiều chứng chỉ khác tại New York và London. Khi trở về Đài Loan năm 1984, bà tham gia giảng dạy luật tại nhiều trường đại học khác nhau ở thủ đô Đài Bắc.
Video đang HOT
Sự nghiệp chính trị của bà bắt đầu từ năm 2000 khi được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng các vấn đề với đại lục. Năm 2004, bà Thái gia nhập DPP và được bầu làm chủ tịch đảng này vào năm 2008, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một chính đảng lớn ở Đài Loan.
Trong cuộc bầu cử lần này, nhà lãnh đạo 63 tuổi sẽ ra tranh cử với phó tướng của mình, đương kim thủ hiến Lại Thanh Đức.
Chương trình nghị sự chủ yếu của bà Thái Anh Văn được mô tả như một sự pha trộn giữa các chính sách mạnh mẽ về xã hội và môi trường. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, bà Thái đã đưa ra những cải cách đáng kể trong hệ thống lao động và lương hưu, thiết lập bình đẳng giới trong hôn nhân và quyền ngôn ngữ cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đài Loan.
Bên cạnh đó, chính quyền bà Thái Anh Văn muốn tạo nên khoảng cách rõ ràng hơn với đại lục cả về mặt kinh tế và chính trị. Bà không ủng hộ Bản đồng thuận 1992, có nội dung tương đồng với chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của chính quyền Bắc Kinh, và là nền tảng cho mối quan hệ song phương giữa 2 khu vực cho đến nay.
Các cử tri của bà Thái, phần lớn thuộc thế hệ trẻ, thường tập trung ở các khu vực phía nam hòn đảo. DPP là một phần của liên minh gồm các đảng Độc lập Đài Loan, Liên minh Đoàn kết Đài Loan và đảng Sức mạnh Mới. Liên minh này hiện đang chiếm đa số ghế trong hội đồng lập pháp của hòn đảo này.
Thị trưởng Cao Hùng Hàn Quốc Du
Thị trưởng Cao Hùng Hàn Quốc Du, ứng cử viên Quốc Dân Đảng
Hàn Quốc Du là ứng cử viên của Quốc Dân Đảng, chính đảng lâu đời nhất Đài Loan với bề dày lịch sử lên tới 55 năm.
Ở tuổi 62, ông Hàn Quốc Du có bố và mẹ đều đến từ đại lục. Từng tốt nghiệp ngành văn học Anh tại đại học Đông Ngô và ngành luật tại Đại Học Chính trị Đài Loan, ông tham gia chính trường vào năm 1992, khi được bầu vào hội đồng lập pháp của hòn đảo với tư cách thành viên Quốc Dân Đảng.
Dù vậy, sự nghiệp chính trị của Hàn Quốc Du chỉ thực sự đáng chú ý vào năm 2018, khi ông bất ngờ đắc cử chức thị trưởng Cao Hùng, thành phố lớn thứ 2 nằm ở phía nam hòn đảo. Chiến thắng của ông Hàn đáng chú ý vì miền nam theo truyền thống vốn là một thành trì của đảng Dân Tiến, và không có ứng cử viên Quốc Dân Đảng nào được bầu ở khu vực này suốt 20 năm qua.
Ở cuộc bầu cử tháng 1 năm 2020, Hàn Quốc Du với cựu Thủ hiến Trương Thiện Chính sẽ là 2 ứng viên được Quốc Dân Đảng “chọn mặt gửi vàng”. Được biết đến biệt danh “chàng hói”, ông Hàn được mô tả là một chính trị gia dân túy và thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ trong các buổi vận động tranh cử, thứ được ông coi như “bảo bối” để lôi kéo sự ủng hộ của dân chúng về phía mình.
Về chương trình nghị sự, ông Hàn muốn xây dựng sự thịnh vượng kinh tế của Đài Loan dựa trên sự hợp tác kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với đại lục. Ông ủng hộ duy trì Bản đồng thuận năm 1992 dù không tán thành chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh. Ngoài ra, ông thường lấy những thành tựu kinh tế từng đạt được với tư cách thị trưởng Cao Hùng như cách “ghi điểm” trong mắt các cử tri của mình.
Các cử tri của ông Hàn thường thuộc thế hệ lớn tuổi, tập trung chủ yếu ở phía bắc Đài Loan. Quốc Dân Đảng cũng là lực lượng hàng đầu trong liên minh chính trị với đảng Thân Dân, Tân Đảng và Liên minh đoàn kết phi đảng phái.
Chủ tịch đảng Thân Dân Tống Sở Du
Chủ tịch đảng Thân Dân Tống Sở Du
Tống Sở Du là chủ tịch đương nhiệm của Đảng Thân Dân (PFP). Dù thuộc liên minh với Quốc dân đảng, nhưng chính đảng này lại có một số khác biệt nhất định về đường lối.
Ông Tống, năm nay 77 tuổi, sinh ra ở đại lục nhưng chuyển đến Đài Loan cùng gia đình vào năm 1949. Sau đó, ông theo học ngành ngoại giao và khoa học chính trị ở Đài Loan và Mỹ. Sự nghiệp chính trị của Tống Sở Du bắt đầu thăng tiến vào năm 1974, khi ông được bổ nhiệm làm thư ký tiếng Anh cho thủ hiến và lãnh đạo hồi đó là Tưởng Kinh Quốc. Ông tự coi sự nghiệp của mình như một “người Đài Loan kiểu mới”, và ủng hộ ông Lý Đăng Huy, nhà lãnh đạo bản địa đầu tiên của Đài Loan vào năm 1998.
Sau thất bại trong cuộc bầu cử lãnh đạo và rời khỏi Quốc Dân Đảng vào năm 2000, Tống Sở Du lập ra chính đảng của riêng mình mang tên đảng Thân Dân. Dù chỉ giành được ít hơn 3% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2012, song đảng của ông Tống đã có sự thăng tiến đáng kể vào năm 2016, khi giành được gần 13% số phiếu.
Tống Sở Du từng nhiều lần khẳng định muốn chấm dứt thế lưỡng cực giữa 2 đảng Dân Tiến và Quốc Dân Đảng, vốn đã chi phối các cuộc bầu cử tại Đài Loan trong nhiều năm qua. Chương trình nghị sự của ông là sự pha trộn các chính sách có thể được tìm thấy ở cả Quốc Dân Đảng lẫn DPP. Nhiều người ước tính bằng việc ra tranh cử lãnh đạo trong năm nay, ông Tống có thể thu hút một số lượng đáng kể cử tri của ứng cử viên Hàn Quốc Du, vì những người ủng hộ đảng của ông chủ yếu là những người ủng hộ Quốc Dân Đảng trước đây.
Theo danviet.vn
Viện dẫn Hồng Kông, lãnh đạo Đài Loan phản bác mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'
Trong một bài phát biểu đón chào năm mới 2020, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 1.1 cho biết, hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hồng Kông.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn - Ảnh: Internet
"Người dân Hồng Kông đã cho chúng ta thấy mô hình 'một quốc gia, hai chế độ' chắc chắn không khả thi", bà Thái Anh Văn nói, đề cập đến thỏa thuận chính trị từng được đặt ra trong quá khứ nhằm đảm bảo các quyền tự do nhất định cho Hồng Kông, thuộc địa cũ của Anh, sau khi trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997.
Nữ lãnh đạo Đài Loan cho rằng, dưới sự thực hiện mô hình "một quốc gia, hai chế độ", tình hình đang tiếp tục xấu đi ở Hồng Kông và niềm tin về mô hình này đã bị "vấy bẩn vì sự lạm dụng quyền của chính phủ".
Động thái của bà Thái được đưa ra sau khi Cơ quan lập pháp Đài Loan hôm 31.12 đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập mà chính quyền Đài Bắc cho là cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa đến từ Trung Quốc, ngay giữa lúc mà hòn đảo này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử lãnh đạo vào đầu năm 2020.
Đề cập đến luật chống lại ảnh hưởng chính trị mới được thông qua trong thông điệp đầu năm, bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rằng luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc đại lục.
Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11.1 tới cũng nhấn mạnh rằng để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính quyền của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh vốn không ngừng gia tăng áp lực.
Lãnh đạo Đài Loan trước đó cũng đã nhiều lần cảnh báo về mối nguy hiểm từ Trung Quốc, nơi vốn từ lâu luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất và không ngừng gây áp lực đối với đảo này, và không loại trừ phương án thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.
Kể từ khi nhậm chức lãnh đạo Đài Loan từ năm 2016, bà Thái đã phải chịu khá nhiều áp lực từ phía Bắc Kinh trong việc yêu cầu xác nhận nguyên tắc "một Trung Quốc" theo "sự đồng thuận 1992" có được trước đó với Quốc dân đảng. Tuy nhiên, bà Thái luôn bảo vệ quan điểm "giữ nguyên hiện trạng" và khẳng định "Đài Loan là xã hội dân chủ".
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo motthegioi.vn
Thăm dò trước bầu cử ở Đài Loan: Tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn bỏ xa các đối thủ Mười hai ngày trước ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan (11/1/2020), ngày 30/12/2019, Quỹ Dân ý Đài Loan (TPOF) đã công bố kết quả cuộc thăm dò cuối cùng với câu hỏi: "Nếu ngày mai bầu cử thì bạn sẽ chọn ai trong 3 ứng cử viên?". Kết quả cho thấy 52,5% số người được hỏi cho biết họ...