Bỏ phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường – bước chuyển nhân văn

Theo dõi VGT trên

Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học không còn quy định hình thức kỷ luật học sinh bằng phê bình trước lớp, toàn trường. Nhiều nhà giáo coi đây là bước chuyển nhân văn, phù hợp với xu hướng kỷ luật tích cực.

Bỏ phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường - bước chuyển nhân văn - Hình 1

Tác dụng lớn nhất trong GD là định hướng đúng cho học sinh.

Kỷ luật sai cách sẽ phản tác dụng

“Thời tôi còn làm hiệu trưởng trường THPT công lập, một học sinh bị đưa ra phê bình nghiêm khắc trước toàn trường vì đấm bẹp một chiếc bảng từ. Hôm sau, học sinh này không đến trường nữa và vĩnh viễn bỏ học”. Câu chuyện này được ông Hà Đình Sơn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT ICOSchool ( Bắc Giang), kể khi nhớ lại giai đoạn đầu làm lãnh đạo. “Khi ấy, tôi quản lí một cách bản năng, nhiệt huyết thì đi kèm với nóng giận.

Phải thêm vài biến cố nữa, tôi mới nhận ra sai lầm trong phương pháp giáo dục của mình”, ông Sơn chia sẻ và cho biết: Việc phê bình học sinh trước lớp, trước cờ khi ấy diễn ra thường xuyên nhưng xét đến cùng, học sinh ngoan thì sợ, nhưng lại chẳng mấy khi vi phạm; học sinh cá biệt sau lưng quậy và phá phách hơn.

Từ bài học thực tế thấm thía, ông Hà Đình Sơn cho rằng: Không còn quy định hình thức kỷ luật phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường là đúng, tôn trọng quyền con người. Lý do, xét đến cùng, phê bình, nhắc nhở đích danh học sinh trước lớp, toàn trường không mang lại giá trị và hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Thay vì phê bình trực diện lỗi lầm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm, hay hiệu trưởng hãy kể một câu chuyện tượng tự và hậu quả của nó; từ đó rút ra bài học cho học sinh toàn trường. Học sinh vi phạm có thể vì sự nhân văn đó mà rút kinh nghiệm; còn học sinh cả lớp, cả trường có thêm bài học ý nghĩa.

Cũng theo ông Sơn, việc nhắc nhở trực tiếp giữa giáo viên và học sinh mà không có người thứ ba dễ đạt hiệu quả giao tiếp hơn. Nếu học sinh tiếp tục vi phạm, hoặc mắc lỗi nghiêm trọng cần phải thông báo với phụ huynh để cùng giáo dục. Với hình thức kỷ luật “tạm dừng học có thời hạn”, ông Sơn cũng đồng tình và cho rằng, học sinh có quyền sửa sai; nếu có cơ hội quay trở lại trường khi nhận ra lỗi lầm, các em sẽ trưởng thành rất nhanh.

Cùng quan điểm ủng hộ quy định mới, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng: Đó là sự thay đổi nhân văn và phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay.

“Nhiều năm trong ngành, tôi nhận ra việc phê bình học sinh trước lớp, toàn trường ảnh hưởng không tốt đến tâm lý học sinh. Đặc biệt, khi mạng xã hội phát triển như hiện nay, hình ảnh học sinh bị phê bình lan truyền sẽ mang lại hậu quả khó lường hết được”. Chia sẻ điều này, cô Nhiếp đồng thời chia sẻ: Quy định này có thể gia tăng áp lực cho giáo viên, nhưng đó cũng là cách để thầy cô bản lĩnh, thận trọng, chú ý hơn đến việc rèn kỹ năng sư phạm để tăng hiệu quả giáo dục học sinh.

Bỏ phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường - bước chuyển nhân văn - Hình 2

Mọi hình thức GD học sinh phải phù hợp với yêu cầu thực tế. Ảnh: Hữu Cường

Kỷ luật không phải phương pháp giáo dục

Ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long thừa nhận hình thức kỷ luật học sinh sau nhiều năm áp dụng đã dần bộc lộ những bất cập. Đơn cử việc khiển trách trước lớp, cảnh cáo trước toàn trường là hình thức kỷ luật không tích cực; đôi lúc mang lại hậu quả ngoài mong muốn.

Trong thời buổi bùng nổ thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội, học sinh dễ trở thành nạn nhân của cơn bão mạng. Hình ảnh học sinh mắc lỗi bị đăng trên mạng xã hội, cộng với những lời bình luận thiếu thiện chí khiến sự việc mất kiểm soát. Các em có thể gặp định kiến từ bạn bè, thậm chí bị cô lập. Nhiều em không vượt qua phải nghỉ học hoặc chọn cách phản kháng tiêu cực.

“Nhân vô thập toàn, con người ai cũng có lúc sai lầm. Ở lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới như học sinh, việc mắc sai lầm, khuyết điểm là không thể tránh khỏi. Vấn đề là sai lầm đó có được người khác (thầy cô) chỉ ra và hướng dẫn, giúp đỡ sữa sai hay không. Thực tế, có lúc, có nơi dừng lại ở việc chỉ ra lỗi của người học mà không quan tâm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm và giải pháp tốt nhất để khắc phục sai lầm đó.

Với cương vị của một nhà giáo, cán bộ quản lý ở cơ sở, tôi hoan nghênh và đồng tình với thay đổi về hình thức kỷ luật của Bộ GD&ĐT tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Đây là bước đột phá trong quan điểm, chuyển trọng tâm từ xử lý sang giáo dục” – ông Trịnh Văn Ngoãn cho hay.

Những hình thức kỷ luật mới áp dụng với học sinh trung học, theo ông Ngoãn, cho thấy sự đồng hành của giáo viên, nhà trường, các đoàn thể và gia đình với học sinh; sẵn sàng giáo dục, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để các em khắc phục khuyết điểm. Thông qua đó, giúp nhà trường, thầy cô và học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn, có biện pháp giáo dục phù hợp giúp các em sớm tiến bộ, khắc phục khuyết điểm và chăm ngoan hơn. Điều này là cần thiết vì mỗi học sinh đều có hoàn cảnh, cá tính riêng. Đặc biệt, những học sinh cá tính cần được giáo viên tìm hiểu, dẫn dắt, giáo dục theo hướng phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất.

“Từ năm học 2011 – 2012, Sở GD&ĐT Vĩnh Long tổ chức tập huấn phương pháp kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán của các trường trung học, yêu cầu các đơn vị tập huấn lại và áp dụng tại đơn vị mình. Thời gian tới sở GD&ĐT tiếp tục quán triệt và triển khai các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về khen thưởng và kỷ luật học sinh cho cơ sở giáo dục trên địa bàn, thực hiện theo nguyên tắc lấy giáo dục làm chính, xem kỷ luật là công cụ để giáo dục chứ không xem kỷ luật là phương pháp để giáo dục. Không đặt nặng vấn đề áp dụng các hình thức kỷ luật mà chú trọng áp dụng phương pháp, biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để góp phần hình thành nhân cách tốt cho người học” – ông Trịnh Văn Ngoãn thông tin.

Hạn chế học sinh vi phạm: Đề cao vai trò giáo viên chủ nhiệm

"Tôi luôn bảo với học sinh của mình, thầy không bao giờ đặt vấn đề đuổi các em bởi nếu đuổi thì rất dễ, rất nhanh. Thầy ký một chữ ký là các em ra khỏi trường. Nhưng đuổi học rồi các em sẽ đi đâu?".

Hạn chế học sinh vi phạm: Đề cao vai trò giáo viên chủ nhiệm - Hình 1


Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm.

Đó là quan điểm của Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Nguyễn Tùng Lâm, người sáng lập trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - ngôi trường có hơn 30 năm trải qua thực tiễn giáo dục HS học lực yếu, từng bị các trường khác "đuổi" hoặc được gợi ý phải chuyển trường để duy trì thành tích...

Chia sẻ góc nhìn về Dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh mà Bộ GDĐT đang lấy ý kiến, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Trong kỷ luật học đường, cần đề cao phương pháp giáo dục học sinh. Kỷ luật trong giáo dục với học sinh là để các em chủ động về hành vi của mình, để chúng ta có thời gian giáo dục, bản thân học sinh có thời gian để suy nghĩ. Tôi ủng hộ phương án tối đa đình chỉ học 2 tuần và thêm mốc thời hạn đình chỉ tối thiểu là 3 ngày để các trường không lúng túng khi đưa ra mức kỷ luật.

Trong thời gian 2 tuần đình chỉ học này, sự phối hợp giữa gia đình nhà trường như thế nào là cả một phương pháp giáo dục cụ thể đối với tính tình của từng học sinh. Chẳng hạn, với những em cá tính mạnh đòi hỏi biện pháp giáo dục khác những em cá tính yếu. Các hình thức lao động, giáo dục đi kèm là cả một nghệ thuật chứ không em nào giống em nào.

Trong Dự thảo có nói nhưng chưa kỹ. Cũng có thể Bộ sau này sẽ đưa vào hướng dẫn, nhưng theo tôi cần có hướng dẫn kỹ hơn theo một nguyên tắc chung là đối với từng cá tính, hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng biện pháp nào.

Không nên giao về địa phương quản lý

PV: Trong 2 tuần đó, nhiều gia đình không thể giáo dục được thì vai trò của nhà trường như thế nào?

NGƯT Nguyễn Tùng Lâm: Quan điểm của tôi là nhà trường phải đứng ra. Bởi có những gia đình tôi biết, bố mẹ đi làm cả ngày chẳng hạn thì đưa về gia đình quản lý kiểu gì? Có thể đưa em đó đến trường lao động, ôn tập có giáo viên quản lý riêng thay vì được học chung với các bạn. Tôi cho rằng, với các em đó cũng là một hình thức kỷ luật rồi. Ngược lại, nếu bố mẹ có thể sắp xếp ở nhà uốn nắn con em mình thì quá tốt, nhà trường chỉ đóng vai trò giám sát ở đây thôi...

Muốn làm được điều đó, mỗi trường cần có sự chuẩn bị. Để nếu có chuyện xảy ra, các thầy cô giáo có khả năng giúp các việc đó. Chẳng hạn, hiện nay Bộ GDĐT đang yêu cầu mỗi trường có tổ tâm lý giáo dục để giải quyết vấn đề tâm tư, tình cảm của học sinh và những khâu giáo dục phát sinh như chúng ta đang bàn đến. Phòng tư vấn cần phải làm những việc đó. Đơn cử như tại trường Đinh Tiên Hoàng, có 2 lực lượng quản lý học sinh trong trường hợp này là phòng Tư vấn và Giám thị.

Một lưu ý là không nên đưa HS về địa phương quản lý trong 2 tuần này. Theo tôi, nếu vi phạm nhiều lần thì mới cần thông báo. Nhiều sự việc mới đang ở mức độ trong trường với gia đình thôi mà đã đưa về địa phương gây ra những đàm tiếu không cần thiết... Chưa kể việc công khai chưa chắc đã giúp ích gì cho việc giáo dục học sinh tốt lên mà dùng các biện pháp tế nhị, hợp tình hợp lí mới giúp các em tiến bộ.

Giáo viên chủ nhiệm cần theo sát học sinh

Hiện nhiều trường chưa có tổ tư vấn tâm lý hoặc cán bộ tâm lý chuyên biệt thì giải pháp cho vấn đề này ra sao? Có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức khác trên địa bàn như Hội tâm lý giáo dục địa phương với việc cử một cán bộ tâm lý của Hội về trường trong thời gian đó không, thưa thầy?

- Tôi ủng hộ phương án này. Tuy nhiên, đó chỉ là lúc ban đầu thôi khi chuyên gia căn cứ sự việc, tính cách của học sinh đó để đưa ra lời khuyên cần làm thế này, thế kia để giáo dục các em. Còn vai trò chính vẫn là nhà trường, cụ thể là các thầy cô giáo, trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Quan điểm của tôi là cần đề cao đội ngũ giáo viên chủ nhiệm với các phương pháp giáo dục đặc thù và phải trả lương cao cho công việc này. Tôi đang kiến nghị với Bộ GDĐT về vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm phải được đào tạo chuyên nghiệp, được bồi dưỡng... bởi không ai làm thay vai trò của giáo viên chủ nhiệm được.

Bên cạnh đó, các hiệu trưởng không chỉ giữ vai trò nhà quản lý mà còn là các nhà giáo dục với chính các học sinh của mình.

Các nhà trường phải tổ chức lực lượng giáo dục để khi có sự việc xảy ra, không được buông bỏ học sinh của mình mà khoán cho gia đình bởi trên thực tế, có những gia đình không có điều kiện giáo dục con em mình. Khi đó, phải có lực lượng quản lý những HS đó.

Trân trọng cảm ơn thầy!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luậnPhát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận
17:38:17 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắcĐi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
17:00:00 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh việnNằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
18:02:42 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùaSao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
14:55:51 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?

1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?

Sao việt

20:46:01 23/02/2025
Theo đó, Hoa hậu Việt Nam xác nhận đã có định hướng mới, dù không còn hoạt động ở công ty nhưng sẵn sàng hỗ trợ những công việc và dự án sau này.
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ

Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ

Pháp luật

20:29:47 23/02/2025
Ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) đang tạm giam Đặng Quang Vinh (46 tuổi, ở H.Bình Chánh) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản
Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

Sức khỏe

20:08:25 23/02/2025
Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng flavonoid trong dâu tằm giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của ánh sáng xanh, một yếu tố gây hại cho mắt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?

Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?

Sao châu á

20:02:56 23/02/2025
Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) trong tháng này liên tục đưa tin xoay quanh sự ra đi đột ngột của Từ Hy Viên cũng như cuộc chiến tranh giành tài sản trong gia đình cố diễn viên.
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Tin nổi bật

20:01:01 23/02/2025
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết sẽ nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân, đảm bảo họ nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất; phối hợp với các tổ chức từ thiện để hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Thế giới

19:55:06 23/02/2025
Một nạn nhân được cho là công nhân tại nhà máy đã được đưa đến bệnh viện để điều trị ngạt khói và bỏng. Trong quá trình xảy ra sự cố, người dùng thiết bị di động đã nhận được cảnh báo qua tin nhắn khuyên họ tránh xa khu vực này.
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Phong cách sao

19:50:14 23/02/2025
Fashionista Châu Lê Thu Hằng, cựu tiếp viên hàng không hiện sống và làm việc tại Mỹ, gây chú ý với loạt ảnh phối đồ ấn tượng, đầy màu sắc.
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Sao âu mỹ

19:37:06 23/02/2025
Tình yêu trong giới Hollywood luôn là chủ đề nóng, nhất là khi các cặp đôi có sự chênh lệch lớn về tuổi tác. Có đôi hơn nhau tới 53 tuổi.
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Hậu trường phim

19:18:24 23/02/2025
Sở hữu hai ngôi sao hàng đầu của màn ảnh Hàn là Park Bo Young và Choi Woo Sik nhưng Melo Drama không thể lọt vào BXH toàn cầu của Netflix.
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Sao thể thao

19:12:37 23/02/2025
Tiền đạo của Barca, Lamine Yamal, đã khoe chân đẫm máu sau trận thắng Las Palmas. Anh không hiểu tại sao trọng tài Cordero Vega không phạt hành động phạm lỗi của cầu thủ đối phương.
Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Netizen

18:02:40 23/02/2025
Một cô gái có tài khoản là mybabylasko , đến từ Mỹ, chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn Reddit có chủ đề Câu chuyện kinh hoàng của bạn từ việc xét nghiệm ADN .