Bộ NN-PTNT kêu gọi 10.000 suất quà thiết yếu tặng người nghèo ở TP.Thủ Đức
Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT đang phối hợp với Tổ công tác Bộ Quốc phòng kêu gọi và vận chuyển 10.000 suất quà gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu như: gạo, rau, trứng, sữa tặng người nghèo tại TP.Thủ Đức, TP.HCM.
Bộ NN-PTNT kêu gọi các sở NN-PTNT tham gia vận động, cung ứng nông sản tặng người nghèo, công nhân nghèo trong vùng dịch Covid-19 trên tinh thần “nhường cơm sẻ áo”. ẢNH THÚY HẰNG
Sáng nay, 2.8, Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ công tác của Bộ Quốc phòng đang triển khai chương trình vận động hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người nghèo tại TP.Thủ Đức, công nhân lao động gặp khó khăn làm việc tại các khu công nghiệp của TP.HCM trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Chương trình hướng đến hỗ trợ, động viên người có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục tạm trú, giảm bớt tình trạng người di cư từ TP.HCM về các địa phương.
Trước mắt, chương trình sẽ thực hiện tại TP.Thủ Đức, phần quà gồm các sản phẩm thiết yếu đảm bảo sức khỏe cho công nhân như: gạo, trứng, thịt, rau và một số sản phẩm khác. Các phần quà sẽ được trao cho công nhân lao động đang sống trong các khu nhà trọ gặp khó khăn ở khu vực bị lây nhiễm, không có thân nhân tại thành phố, không tiếp cận được nguồn thực phẩm thiết yếu thường xuyên trong vùng bị lây nhiễm, bị phong tỏa.
Trong kế hoạch công bố, Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức kết nối, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ủng hộ nông sản, thực phẩm với khoảng 10.000 suất quà, mỗi suất gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, thịt, rau, trứng sữa… Bộ Quốc phòng đảm bảo tổ chức xe vận chuyển và bốc xếp hàng tại nơi đi và nơi đến.
Sở NN-PTNT TP.HCM phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM bố trí các điểm tập kết và bảo quản tốt hàng nông sản, cung cấp danh sách các đối tượng công nhân gặp khó khăn cần được hỗ trợ và các địa điểm hỗ trợ, bố trí lực lượng nhân sự hỗ trợ trong giao, nhận hàng nông sản.
Các đơn vị này có trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch cho lực lượng nhân sự hỗ trợ giao nhận hàng, đảm bảo nguồn thực phẩm đến đúng đối tượng công nhân, lao động đang gặp khó khăn.
Nhường cơm sẻ áo, vượt qua hoạn nạn
Trong ngày hôm qua, 1.8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, đã có thư ngỏ gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, về việc hỗ trợ thực phẩm cho công nhân lao động gặp khó khăn trong khu phong tỏa Covid-19 tại TP.HCM.
Trong thư, ông Nam đề nghị các địa phương tham gia, vận động cung cấp lương thực, thực phẩm cho đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh, không có điều kiện tiếp cận nguồn thực phẩm thường xuyên.
“Chúng tôi xem đây là một hành động tương thân tương ái mang nặng nghĩa đồng bào trong giai đoạn cần nhường cơm sẻ áo cho nhau vượt qua hoạn nạn của ngành nông nghiệp nông thôn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam”, ông Nam nói.
Theo thống kê, tại TP.Thủ Đức hiện có khoảng 384.000 phòng trọ với trên 1 triệu người dân đang lưu trú tạm thời. Trong đó, một bộ phận rất lớn công nhân, lao động tự do, nhất là những người mất việc làm, đang rất khó khăn. Đa phần trong số này là con em ở các tỉnh khu vực Nam bộ và họ đang cần đảm bảo sinh kế tối thiểu.
Cập nhật đến sáng nay, 2.8, Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT cho biết, nhiều đơn vị, cá nhân đã ủng hộ cho chương trình này như: Tập đoàn Intimex ủng hộ 10 tấn gạo, Công ty giống gia cầm Minh Dư ủng hộ 20.000 quả trứng, HTX Hưng Thịnh Phát (TT.Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) ủng hộ 20 tấn thanh long.
Về cá nhân, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), ủng hộ 5 triệu đồng; bà Trần Thị Thu Thủy, cửa hàng nông sản Vmart tại Đồng Nai, ủng hộ 500 kg rau…
Sở Y tế TP.HCM: Kịch bản tiếp nhận, điều trị 100.000 ca Covid-19
Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng nên mô hình tháp 5 tầng (từ tầng 1 đến tầng 5) trong tiếp nhận, điều trị F0. Mô hình này đáp ứng cho kịch bản nếu TP.HCM có thể lên đến 100.000 ca F0.
Khu cách ly quận, huyện, TP.Thủ Đức sẽ nhập 50% ca F0, đây là một áp lực rất lớn.. ẢNH: DUY TÍNH
Theo kế hoạch thu dung và điều trị Covid-19 trong trình hình dịch bệnh bùng phát lan rộng trên địa bàn TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra mô hình "tháp 5 tầng" để tiếp nhận, điều trị F0. Theo phân tầng như trên, ngành y tế TP.HCM đã có kịch bản tiếp nhận đến từ 50.000, 80.000 đến 100.000 ca F0.
Theo kịch bản, thì tầng 1 ở mỗi quận, huyện, TP.Thủ Đức có các khu cách ly, ít nhất từ 1.500 - 2.000 giường, tiếp nhận 50% ca F0. Tầng 2 là 13 bệnh viện (BV) dã chiến với 32.000 giường, tiếp nhận 27% ca F0. Tầng 3 là các BV điều trị Covid-19 tiếp nhận F0 có triệu chứng, sẽ nhận khoảng 10% ca F0. Tầng này có 31 BV công và tư với 9.695 giường. Tầng 4 là các BV điều trị Covid-19 có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng 4 sẽ nhận khoảng 8% trong tổng số trường hợp F0. Tầng 4 sẽ có 18 BV cả công và tư với tổng cộng 6.631 giường. Tầng 5 là 7 BV hồi sức Covid-19, tiếp nhận 5% ca F0. Tầng này có 6 BV, quy mô có 2.000 giường.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Tầng 1 sẽ gánh trọng trách nặng
Cụ thể, theo phân tầng của Sở Y tế TP.HCM thì khi số lượng F0 là 50.000 ca thì tầng 1 sẽ tiếp nhận 25.000 ca, tầng 2 tiếp nhận 13.500 ca, tầng 3 tiếp nhận 5.000 ca và tầng 5 tiếp nhận 2.500 ca.
Khi số lượng F0 tăng lên 80.000 ca thì tầng 1 tiếp nhận 40.000 ca, tầng 2 là 21.600 ca, tầng 3 là 8.000 ca, tầng 4 là 6.400 ca và tầng 5 là 4.000 ca.
Khi số lượng F0 tăng lên 100.000 ca, thì tầng 1 sẽ tiếp nhận 50.000 ca, tầng 2 là 27.00 ca, tầng 3 là 10.000 ca, tầng 4 là 8.000 ca và tầng 5 là 5.000 ca.
Về nhân lực, căn cứ vào tình hình bệnh của F0 sẽ được phân bổ phù hợp. Theo đó, cứ 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng chăm sóc 50 - 100 ca F0 tại tầng 1; 25 ca F0 tầng 2; 20 ca F0 tầng 3; 10 ca F0 tại tầng 4 và 5 ca F0 tại tầng 5.
Trong kịch bản này, Sở Y tế TP.HCM sẽ huy động tối đa nhân vật lực của y tế tư nhân để tham gia vào tiếp nhận, điều trị F0 tăng cao. Cùng với đó là trang thiết bị y tế, nhân sự cũng được tăng cường, nhất là ở khâu hồi sức cấp cứu.
Tính đến ngày 24.7, TP.HCM đang điều trị cho 37.407 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm nhanh dương tính). Trong đó có 619 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay có 496 bệnh nhân tử vong.
Sở Y tế TP.HCM cũng đã có văn bản kêu gọi mọi thành phần thuộc ngành y tế, các hội nghề nghiệp liên quan đến y tế tình nguyên tham gia phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp.
TP.HCM: Sở Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo đủ số liệu trường hợp nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 Ngày 24.7, Sở Y tế TP.HCM có gửi văn bản khẩn đến các đơn vị về việc báo cáo số liệu liên quan các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở. Người nhiễm Covid-19 chờ nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 (TP.Thủ Đức) chiều 24.7. ẢNH: NGỌC...