Bộ nên tạm dừng triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới
Lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp, giáo viên thì được đào tạo đơn môn, bây giờ dạy liên môn là điều không hề dễ dàng đối với phần lớn nhà giáo dạy các môn học này.
Theo lộ trình, năm học 2021-2022 thì ngành Giáo dục sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 2 và lớp 6 trên cả nước.
Tuy nhiên, nhìn vào sự cố sách giáo khoa lớp 1 ở năm học này nên việc triển khai thực hiện chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới vẫn còn rất nhiều những băn khoăn. Vì thế, Bộ cần phải có những kịch bản, những phương án khả thi nhất cho năm học tới đây.
Nếu cần thiết, Bộ nên chủ trương đề nghị với Chính phủ xin tạm dừng việc triển khai chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6 để hạn chế tối đa sự rủi ro và tránh gây tốn kém cho xã hội.
Sách Tiếng Việt lớp 1 (Cánh Diều) phải điều chỉnh một số nội dung – (Ảnh: sachcanhdieu.com)
Hãy nhìn từ sự cố sách Cánh Diều
Việc Bộ Giáo dục vừa yêu cầu đơn vị chủ quản sách Cánh Diều điều chỉnh nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt là một sự cố cực kỳ đáng tiếc và gây lãng phí vô cùng cho xã hội.
Bởi, năm học 2020-2021 này thì số lượng các trường học ở các địa phương sử dụng sách Cánh Diều là rất lớn (gần 40%) so với các bộ sách còn lại.
Theo nguồn trích dẫn của Báo Tiền Phong vào thời điểm tháng 5/2020 đã cho thấy sách Cánh Diều được nhiều địa phương, trường học lựa chọn. Chỉ với hơn 20 tỉnh đầu tiên, các đơn vị làm bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã phải chuẩn bị cung ứng tới 3.000.000 bản sách.
Nhiều địa phương có tỉ lệ chọn bộ sách giáo khoa Cánh Diều rất cao: 100% các trường ở tỉnh Long An chọn toàn bộ 9 quyển sách giáo khoa Cánh Diều.
Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn sách giáo khoa 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất.
Video đang HOT
Tỉnh Thái Nguyên có 100% các trường chọn sách giáo khoa 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội. Ở tỉnh Nam Định có 100% các trường chọn sách giáo khoa 2 môn: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội.
Tỉ lệ chọn sách giáo khoa Cánh Diều tính theo số học sinh ở nhiều tỉnh khác cũng rất cao: Tây Ninh số trường chọn mônTiếng Việt là 99%; Tiền Giang chọn môn Tiếng Việt là 77%; Thái Bình chọn môn Tiếng Việt là 77,4%; Tỉnh Hậu Giang chọn môn Tiếng Việt với tỉ lệ 77%…
Ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Phú Yên… tỉ lệ chọn bộ sách giáo khoa Cánh Diều cũng rất cao…”.
Như vậy, với việc Bộ yêu cầu phải điều chỉnh nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt thì 3 đơn vị làm sách Cánh Diều là Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) tới đây chắc sẽ vất vả rất nhiều.
Sự vất vả không chỉ đơn thuần là việc in ấn những nội dung điều chỉnh mà còn kéo theo sự tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức.
Việc tốn kém không chỉ đối với các nhà xuất bản mà những địa phương, trường học dạy sách Tiếng Việt (Cánh Diều) còn phải hướng dẫn cho giáo viên “thêm bớt” những đơn vị kiến thức.
Giáo viên lại hướng dẫn cho học sinh những nội dung điều chỉnh mà đối tượng là học sinh lớp 1- đây thực sự là điều không hề dễ dàng chút nào.
Rõ ràng, hậu quả của ngày hôm nay là sự tắc trách của nhiều khâu mà trong đó có sự chủ quan của Bộ, của các tác giả viết sách giáo khoa, các đơn vị xuất bản và hội đồng thẩm định sách giáo khoa.
Nên lùi lại thời gian thực hiện chương trình mới ở lớp 2, lớp 6 là cần thiết
Nếu lùi lại thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 ở năm học tới đây có lẽ nó sẽ kéo theo rất nhiều điều phức tạp khi Bộ phải xin chủ trương, giải trình…
Nhưng, dù có khó khăn trong việc này cũng sẽ còn tốt hơn nhiều vì nếu thực hiện chương trình mới đối với lớp 2, lớp 6 ở năm học tới đây cũng rất khó tránh khỏi những hạn chế như lớp 1 ở năm học này.
Bởi vì khâu thực nghiệm chương trình môn học không được nhiều, sách giáo khoa thì càng ít hơn.
Nhiều giáo viên vẫn còn rất lơ mơ đối với chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên dưới cơ sở nhiều người hiện nay vẫn chưa rõ về chương trình tổng thể, chương trình môn học bởi lâu nay họ vẫn xem sách giáo khoa là pháp lệnh…
Việc Bộ để các nhà xuất bản tự thực nghiệm, bỏ kinh phí để tập huấn cho giáo viên dù có những ưu điểm là các tác giả viết sách trực tiếp về các địa phương nhưng nó cũng có nhiều hạn chế.
Các nhà xuất bản họ phải đặt lợi nhuận lên trên hết nên khâu tập huấn chưa được nhiều, đó là chưa kể việc nhiều tác giả đến các địa phương dành nhiều thời gian quảng bá cho bộ sách của mình.
Bộ phải xắn tay vào các công việc quan trọng, đặc biệt là khâu dạy thực nghiệm, tập huấn cho giáo viên bởi nói gì thì nói, sang năm học tới đây sẽ khó khăn hơn rất nhiều ở năm học này.
Lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp, giáo viên thì được đào tạo đơn môn, bây giờ dạy liên môn là điều không hề dễ dàng đối với phần lớn nhà giáo dạy các môn học tích hợp.
Nếu chưa chuẩn bị chu đáo mà vẫn thực hiện theo lộ trình thì những hệ lụy sẽ vô cùng lớn. Hàng triệu học sinh phải học đối với một sản phẩm sách giáo khoa mới…mà (nếu như) phải điều chỉnh như sách lớp 1 năm nay thì khó khăn vô cùng.
Vì thế, dù lộ trình dạy chương trình lớp 2, lớp 6 có chậm lại 1 năm thì Bộ cũng nên dạy thực nghiệm trên diện rộng, tập huấn kĩ càng cho giáo viên rồi hãy thực hiện dạy đại trà.
Nếu không, bài học về chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm nay sẽ tiếp tục được lặp lại…
Chỉnh sửa sách giáo khoa sẽ theo hướng nào?
Liên quan đến những ý kiến về việc sách giáo khoa Tiếng Việt bộ Cánh Diều có một số nội dung cần xem lại, Bộ GD&ĐT đã có báo cáo với Chính phủ, đồng thời, các tác giả của bộ sách cũng đưa ra những hướng điều chỉnh nếu cần, trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và ngày càng hoàn thiện các bản sách hơn.
Tiếp tục hoàn thiện, có "sạn" phải "nhặt"
Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của Cty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP HCM biên soạn.
Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 số thành viên hội đồng là các giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ sách này, sau đó chuyển lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trải qua quy trình này, nhiều lỗi trong bản thảo SGK đã được yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ SGK lớp 1 theo chương trình mới rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi có những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn "sạn". Sau một thời gian thực hiện, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đánh giá, quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đã được thực hiện theo đúng quy định trong Luật Giáo dục, Nghị quyết 88/2019/QH14. Nhưng các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn nhà trường, giáo viên truyền tải đầy đủ chương trình mới. Các vấn đề sâu về chuyên môn phải được thông tin phản hồi thấu đáo, đầy đủ, cụ thể.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.
Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đang nhận nhiều ý kiến phản hồi và cho rằng cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn. Ảnh tư liệu
Sẽ chỉnh sửa ra sao?
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, theo tinh thần mở của chương trình và của SGK, ở những bài nhất định, thầy cô, phụ huynh có thể tham khảo, sử dụng ngữ liệu của SGK khác, miễn là bảo đảm phù hợp với các chữ, các vần mà học sinh đang học. Như vậy, giáo viên cần linh hoạt và chủ động lựa chọn những gì thầy cô cho là phù hợp hơn để dạy cho học sinh, không nhất thiết đã chọn sách nào thì phải tuân thủ y nguyên sách đó. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, trước ý kiến phản ánh, nhóm tác giả biên soạn sẽ có tiếp thu và điều chỉnh.
Thực tế là việc sách giáo khoa thỉnh thoảng vẫn phải có điều chỉnh không phải chỉ có ở bộ sách mới. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, các bộ sách lớp 1 mới (trong đó có bộ sách Cánh Diều) đều đã được Hội đồng thẩm định do Bộ GD&ĐT thành lập tiếp thu, nghiên cứu. Bây giờ khi phát hiện ra sai sót chỗ này, chỗ kia thì vấn đề quan trọng là cách xử lý. Hiện nay, nhiều người dùng đánh giá là tốt, có người cho rằng có "hạt sạn" thì ta nhấc "hạt sạn" đó ra chứ không nên có quan điểm "con sâu làm rầu nồi canh". Đối với giáo dục, cái gì chưa được thì có thể khắc phục bằng cách là có văn bản và sửa đổi những chỗ sai đó.
Có nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng với những bộ sách mới, quá trình dạy thí điểm nên được làm trước, để tránh những điểm bất cập nếu có. Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên cuốn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách giáo khoa Cánh Diều cho rằng, cả 5 bộ sách mới đều đã qua dạy thực nghiệm, trình hồ sơ thực nghiệm ra Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Trước đó, có thực nghiệm để đánh giá tác động bằng nhiều hình thức: Biên soạn, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến giáo viên và chuyên gia, lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước và nhân dân. Riêng bộ Cánh Diều, khi đưa sách đi dạy thực nghiệm hai năm liền, từ bài 1 đến bài cuối cùng, nhóm tác giả nhận nhiều góp ý của các giáo viên đứng lớp.
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học trong họp báo trước thời điểm năm học mới diễn ra cũng cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó có chương trình các môn học lớp 1 đã qua nhiều công đoạn với quy trình chặt chẽ trước khi ban hành; trong đó có thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý rộng rãi, được Hội đồng quốc gia công bố.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Không chỉ cần sách tốt Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đưa vào dạy học hơn một tháng qua. Đa số giáo viên đánh giá cao những ưu điểm của SGK mới như thiết kế, trình bày hấp dẫn, nội dung có sự tích hợp và phân hóa, dẫn dắt học sinh khám phá. Ảnh minh họa Bên cạnh...